Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Honda Việt Nam tự đánh mất mình

Tôi viết bài này bởi không chịu được cung cách "phú quý giật lùi" của Công ty Honda Việt Nam, nói rộng ra là cả công ty mẹ của nó là Honda Nhật Bản. Ông bà lãnh đạo Honda nào lắng nghe để sửa mình thì có lợi cho công ty, còn không thì ráng chịu, đừng để đến lúc mất sạch sành sanh rồi mới hối, chẳng kịp đâu.

Đối với người tiêu dùng Việt Nam, Honda là thương hiệu quen thuộc, một thời gian dài được quý mến, trọng vọng. Sản phẩm xe máy Honda vào Việt Nam từ những năm 60 ở miền Nam, sau 1975 trên cả nước. Mặc dù có thời gian không được nhập khẩu theo đường chính ngạch nhưng qua những chuyến tàu viễn dương, xe Honda secondhand, xe bãi rác vẫn được thủy thủ đưa về ùn ùn, tên tuổi Honda ngày càng bám chắc trong thị hiếu khách hàng. Chiếc xe máy Honda, dù xe cũ, là cả một tài sản quý giá, thể hiện đẳng cấp người sử dụng. Người ta chuộng Honda đến mức suốt nhiều năm lấy tên Honda để gọi chung cho nhóm các loại xe máy. Đi trên đường phố những đô thị lớn hay bất cứ vùng thôn quê nào, biển hiệu tiệm sửa xe đều nắn nót kẻ chữ rất to "Sửa Honda"... Vài năm trước, dân Việt càng dành cho Honda sự trân trọng khi họ đề ra câu slogan nổi tiếng "Tôi yêu Việt Nam". Chính bản thân tôi cũng từng tấm tắc cái cậu nào làm quảng cáo giỏi thế, câu slogan đó đáng trả bạc triệu, bạc tỉ. Nhà tôi 4 người xài 4 chiếc xe (góp phần ùn tắc giao thông) nhưng tỷ lệ Honda đã chiếm 3/4, v.v..

Ấy, nhắc lại như thế để thấy Honda có thời hoàng kim tại xứ này. Nay thì hết rồi, thời ấy đã lùi vào dĩ vãng. Một phần do sự phát triển của những thương hiệu khác, một phần sự chi phối của quy luật kinh tế thị trường ngày càng quyết liệt, thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng... nhưng theo tôi, phần rất quan trọng là Honda Việt Nam tự đánh mất mình, nhất là trong sự đối xử với khách hàng.

Hồi nhà máy của Honda Việt Nam chính thức tung sản phẩm trên thị trường Việt Nam, mặc dù giá xe rất cao nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận bởi họ hoàn toàn yên tâm ở hệ thống phân phối của Honda, được gọi bằng cái tên Head Honda, nôm na là các đại lý. Mua xe ở đó không cần phải băn khoăn về giá cả, hậu mãi chu đáo, hàng chính gốc, không sợ bị lừa. Các đại lý ăn hoa hồng phần trăm của nhà sản xuất nên giá do Honda công bố thế nào cứ bán đúng y xì thế, một đồng không tăng, một xu không bớt. Bán được nhiều hưởng hoa hồng nhiều, công sức bỏ ra được bù lại thỏa đáng. Khách hàng tin tưởng Honda đến mức những hồi xe khan hiếm họ vẫn chấp nhận đăng ký trước, sẵn sàng chờ vài ba tháng, có khi đến nửa năm để mua được chiếc xe mình yêu thích, đúng giá, hiệu Honda.

Tưởng công cuộc làm ăn cứ thế trôi chảy, cả Công ty Honda Việt Nam lẫn người tiêu dùng và các đại lý đều có lợi thì đùng một cái, Honda Việt Nam giở chứng. Ra cái điều bây giờ tao mạnh rồi, không cần chúng bay nữa. Chúng bay phải lụy tao. Tao muốn gì chúng bay cũng phải chịu. Tiếng nhạc réo rắt "Tôi yêu Việt Nam" nhạt dần, ngày càng khó nghe. Mới hồi nào giá sản phẩm khi đã được công bố là chắc như đinh đóng cột thì nay uốn éo bằng cái thuật ngữ "giá đề xuất". Họ thả rông đại lý, bỏ mặc đại lý tự do thao túng giá cả, làm giá với khách hàng. Ế thì ế nhưng chiếc xe nào cũng bị đội giá từ vài ba trăm ngàn đến hàng triệu đồng, thậm chí gần chục triệu đồng nếu hàng đang hiếm, đang hút. Có những người cắn răng chịu sự bóc lột bởi họ đang có nhu cầu, bởi họ còn ngây thơ tin ở thương hiệu Honda. Nhưng hầu hết đã không chịu nổi thói kênh kiệu, mục hạ vô nhân đó, và quay lưng. Chả Honda thì đừng. Gầm trời này chỉ có mỗi Honda hay sao mà phải lụy.

Tôi cứ tưởng người Nhật Bản làm ăn cư xử khéo lắm, hiểu khách hàng lắm. Xưa nay tôi nghĩ thế. Qua cung cách "phú quý giật lùi" của Honda, tôi buồn vì mình đã cố tin khi lòng tin đổ vỡ. Thôi thì đành đổ cho quy luật kinh tế thị trường. Honda đã nhạt dần, nhạt dần trong tôi và biết bao người một thời yêu mến nó.

Điều may mắn cho Honda là tôi viết bài này chỉ như dạng nhật ký, đưa lên blog cá nhân của mình. Tôi chắc nhiều tờ báo sẵn sàng đăng tải, nhất là những tờ không chịu hệ lụy quảng cáo sộp của Honda. Nhưng tôi muốn trả nghĩa Honda với những tình mến yêu còn sót lại. Chỉ mong những nhà lãnh đạo Honda cố gắng đừng để rơi vào bi kịch "chữ trinh còn một chút này/chẳng cầm cho vững lại giày cho tan".

(Ghi chú: tôi chịu trách niệm về những điều mình viết nên công khai chi tiết riêng của mình)
12.7.2012
Nguyễn Thông
(0903.663407)

12 nhận xét:

  1. Thương hiệu HON ĐA nổi tiếng khắp thế giới bởi chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lí !
    Nay HON ĐA việt nam đã nội hóa khá nhều chi tiết nên chất lượng không được như nguyên mẫu sản xuất tại Nhật, giá cả lại cao thì đương nhiên uy tín sẽ tỉ lệ nghịch.
    Xây dựng thương hiệu nổi tiếng là rất khó! bảo vệ được thương hiệu còn khó hơn nhiều!
    Hi vọng HON ĐA VN không tự đánh mất mình .

    Trả lờiXóa
  2. Do thủy thổ mà bác Thông ! Ở cái nơi mà người ta quen làm ăn chụp giật và trách nhiệm thì nhẹ như lông hồng nên mọi cái đều có thể xảy ra!

    Trả lờiXóa
  3. Tiêu chí "Nhật" nay đã bị phôi pha nhiều trên mác Hon Da. Thật vậy!

    Trả lờiXóa
  4. Công ty tôi là HEAD hon da tôi biết chắc chắn một điều:Xuống cấp trong quản lý và chất lượng hàng hóa là do bộ máy nhân sự người Việt tại đấy,người Nhật chỉ có cấp trưởng.Cửa hàng muốn có loại xe tiêu thụ nhanh , lãi xuất cao.nếu không có phí cho trợ lý, cấp phó người việt, quên khẩn trương.Cưa hàng muốn nâng cấp , chuyển đổi địa điểm phải có phong bì cho quản lý người việt.Muốn được dồng ý mở thêm điểm bán hàng, thời điểm này ngoại thành Hà nội 150.000 dola.Chấm điểm đại lý các ông trợ lý việt hạch hỏi còn hơn Nhật.Tôi cũng nghe nói tỷ lệ ăn chia Nhật Việt là 40-60.Sơ qua thế thôi nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác. Tôi mong mỏi những góp ý của bác sẽ thấu tai mấy ông người Nhật.

      Xóa
    2. Đó là những người Việt miền Bắc ấy mà !!!

      Xóa
  5. Khiếp, cái dân Việt dưới chế độ XHCN này gớm thật, nó có sức "tha hóa" khủng khiếp, Honda lừng lẫy tiếng tăm vật mà nó vật cho ra bã.

    Kiểu này chỉ cần xuất cỡ vài trăm thằng Việt sang các mấy nước cường quốc tư bản làm lãnh đạo là chúng phá tan hoang cái thành trì tư bản đó ngay.

    Cha tổ, về khoản phá phải tự hào dân ta là vô địch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ơi nhầm to rồi ,có xuất khẩu tên nào như vậy sang Tư bản là bị vô hiệu hóa ngay .Vì ý thức của một người làm công rất cao ,nếu đó là chủ (lãnh đạo ),họ sẽ phản ảnh lên lãnh đạo ,nếu không nghe họ thâu thập chứng cứ thưa ra tòa .Và luật bảo vệ người lao động ,bảo vệ người tiêu dùng luôn luôn khuyến khích họ làm điều đó ,và bảo vệ cho họ .Xứ giẫy chết nhưng thực sự tự do và hành xử vì lợi ích của người tiêu dùng .

      Xóa
    2. Bác có vẻ bênh tư bản nhỉ?Ở Đức năm 92-93 thập kỷ trước người Việt mình buôn thuốc lá lậu đầu tiên chỉ đút tiền được cho cảnh sát phía Đông, nhưng sau cảnh sát phía Tây cũng nhận hết.Nhất là Đong-Tây Berlin.Làm vouche, xin viza, làm thẻ định cư, trốn bảo hiểm cho người làm, thông đồng với hải quan trốn thuế nhập khẩu...người việt tự làm được hay có sự tiếp tay nhân viên công lực các nước sở tại?Các soái Đức , Nga , Bỉ ,Mỹ... tự nhiên giàu lên à?Bác ạ,ở đâu thì cũng có người xấu người tốt tùy theo mức độ thôi.Tại anh , tại ả , tại cả đôi bên.

      Xóa
    3. Đó là những người Việt miền Bắc chủ yếu thôi nha.

      Xóa
    4. Ha ha....bác ơi ,tôi đang nói đến "xuất khẩu " mấy ông CCCP sang tư bản sớm muộn gì cũng bị thải hoặc giác ngộ thôi bác .Còn chuyện đút lót...nhân viên sở tại ...không đâu bác ơi ,mà mình còn cảm thấy xấu hổ nữa kìa ,ví dụ hàng xóm câu cá mang sang cho mình ,mình trả tiền ,họ không lấy còn giải thích cho mình là "câu lạc bộ câu cá đã có học nội quy ,cá to dài ngần nào thì được câu ,cá nhỏ phải thả lại ,và chỉ ăn hay cho không được phép kinh doanh ...." xấu hổ ấy chứ ,nhưng bác hãy chờ ngày lễ mang chai riệu sang biếu lại thì được.

      Xóa
  6. Tất nhiên về làm ăn những phi vụ ấy ở nước ngoài thì người việt miền Nam không thể bằng được người việt miền Bắc đặc biệt so với người Việt miền trung.Nhưng ăn chơi, nhậu nhet, cờ bạc , vay chằng, ăn quịt thì người việt miền nam đứng đầu sổ.Nói thế để cho chúng ta biết cái tồn tại của người Việt xấu xí, để thấy cái sự hoàn thiện của dân việt ta lên tiêu chuẩn văn ming còn xa xôi lắm.

    Trả lờiXóa