Anh đã về với mẹ
13/01/2013 4:00Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh - chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc đã trở về an nghỉ tại quê hương Thanh Hóa.
Cùng những cựu binh của Trung đoàn 12, hay còn gọi là “đoàn Thanh Xuyên” năm xưa và người thân của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) vào lúc 3 giờ sáng 5.1 trong cái lạnh tê tái dưới 3 độ C của miền quan ải. Một đống lửa to được đốt lên xua đi hơi sương buốt giá để những người thân chuẩn bị các nghi lễ theo phong tục, cất bốc di cốt của anh hùng Lê Đình Chinh về quê hương bản quán. Rồi chúng tôi chia nhau thắp hương lên những mộ phần còn lại trong nghĩa trang, những đồng đội đã yên nghỉ cùng anh suốt 35 năm nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Ngày mai anh sẽ rời xứ Lạng để trở về quê nhà trong vòng tay của người mẹ già đã cạn khô nước mắt vì chờ con.Tâm nguyện của mẹ
Còn nhớ vào tháng 2.2011, Báo Thanh Niên đăng bài viết nói về tâm nguyện của bà Khương Thị Chu (mẹ anh hùng Lê Đình Chinh) mong mỏi được đưa hài cốt con trai về an táng tại quê nhà. Sau khi báo đăng, nhiều đồng đội cũ của Lê Đình Chinh đã liên lạc, xin địa chỉ để hỏi thăm động viên mẹ Chu. Đồng thời, những thủ trưởng cũ, đồng đội cũ của anh, đặc biệt là những thành viên trong Ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên, đã bắt tay vào việc vận động để đưa hài cốt Lê Đình Chinh về quê.
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà rất nhiều bạn đọc trong cả nước đều có chung một thắc mắc là tại sao sau 35 năm di cốt của Lê Đình Chinh mới được đưa về quê nhà, mặc dù gia đình đã có nguyện vọng từ rất lâu. Chỉ khi tham gia đoàn cất bốc di cốt của anh, tôi mới phần nào lý giải được sự chậm trễ này. Khi biết chúng tôi lên đưa hài cốt Lê Đình Chinh về quê, nhiều người dân ở TP.Lạng Sơn và H.Cao Lộc tỏ ra hết sức lưu luyến, bởi từ lâu Lê Đình Chinh đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và ý chí bất khuất trước kẻ thù của người dân xứ Lạng. Từ chị bán tạp hóa, anh xe ôm, đến những vị lãnh đạo nơi đây đều tự hào khi nhắc đến tên anh. Có lẽ những tình cảm của chính quyền và người dân xứ Lạng dành cho anh hùng Lê Đình Chinh đã khiến nhiều thế hệ lãnh đạo của địa phương và các cơ quan hữu trách bối rối và chần chừ chưa dám quyết để gia đình mang anh về quê cũ.
Ngay cả người quản trang ở Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc cũng vậy. Ông rất nhiệt tình giúp gia đình tiến hành các thủ tục, nhưng cũng rất buồn khi người anh hùng sẽ không còn nằm lại nơi này nữa. Theo thông lệ ở đây, khi hài cốt của các liệt sĩ được người thân đưa về bản quán thì tấm bia mộ cũng được gỡ ra để giao lại cho gia đình gắn lên mộ mới như một chút tình của người xứ Lạng gửi đến hương hồn các liệt sĩ. Nhưng với anh Chinh thì khác. Ông quản trang mà tôi chưa kịp hỏi tên đã ngậm ngùi xin giữ lại tấm bia tại nghĩa trang để làm kỷ vật. Và sau khi hài cốt được bốc xong, ông lặng lẽ đặt chiếc tiểu sành vào vị trí cũ, hoàn lại ngôi mộ như nguyên trạng ban đầu. Ông bảo phải giữ lại “nhà”, nhỡ khi anh Chinh lên “thăm” xứ Lạng còn có chỗ để nghỉ ngơi… Nghe ông thổ lộ, mọi người trong đoàn đều không cầm được nước mắt và ai cũng cảm thấy ấm lòng, bất chấp cái lạnh tê tái của đêm đông vùng ải bắc.
Thắp xong nén hương lên mộ phần của người thuộc cấp năm xưa, đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 vào thời điểm anh Lê Đình Chinh hy sinh, hiện là Trưởng ban liên lạc của đoàn Thanh Xuyên, lẳng lặng lần theo những hàng bia mộ trong ánh sáng vàng vọt của bóng đèn cao áp. Hình như ông đang cố tìm xem, liệu ở nghĩa trang này có còn ai là đồng đội, là thuộc cấp của mình. Và những diễn biến bi hùng về sự hy sinh của Lê Đình Chinh đã được người lính già kể lại với một ký ức vẹn nguyên như mới xảy ra hôm qua vậy…
Lễ an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh tổ chức trang trọng vào ngày 6.1 tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa |
Lê Đình Chinh trở về trong vòng tay của mẹ |
Đại tá Nguyễn Đức Hiệu và những đồng đội cũ đã góp phần giúp bà Chu hoàn thành tâm nguyện lúc cuối đời - Ảnh: Ngọc Minh |
Vào thời điểm năm 1978, tình hình biên giới Việt - Trung, đặc biệt là ở khu vực các cửa khẩu cực kỳ căng thẳng khi dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều. Ngày 12.7.1978, phía Trung Quốc bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới, dẫn đến việc hàng ngàn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu Hữu Nghị. Họ dựng lều bạt ngay trong khu vực cấm, sinh hoạt làm náo loạn cả một vùng biên giới, gây rất nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh và trật tự xã hội ở vùng biên.
Trước tình hình trên, tỉnh Cao Lạng (gồm Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay) đã huy động lực lượng liên ngành tiến hành vận động, giải tỏa số người Hoa đang ùn ứ tại cửa khẩu. Ngày 25.8.1978, đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng, với nòng cốt là Hội Phụ nữ tỉnh, đã đến đồi Pù Tèo Hào ở khu vực giáp biên động viên những người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống. Để bảo đảm an toàn cho đoàn cán bộ liên ngành, ta huy động 25 cán bộ, chiến sĩ đồn Hữu Nghị và 20 cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang nhân dân thuộc Trung đoàn 12 tăng cường tại Km số 0. Tuy vậy, khi đoàn cán bộ liên ngành lên đồi Pù Tèo Hào đã bị một toán người Trung Quốc dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá hành hung. Trước tình huống trên, lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị vừa tay không chống đỡ vừa mở đường cho các cán bộ trong đoàn công tác xuống chân đồi. Thế nhưng, lúc này hàng chục công an biên phòng Trung Quốc mặc thường phục lập tức từ bên kia biên giới kéo sang tấn công ta. Một cuộc chiến không cân sức giữa những chiến sĩ biên phòng tay không chống lại kẻ thù hung hãn với gậy gộc, dao quắm trong tay đã diễn ra ác liệt trên sườn đồi Pù Tèo Hào.
Trước tình thế hiểm nghèo trên, anh Lê Đình Chinh - Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 khi đó ở dưới chân đồi đã cùng đồng đội xông lên giải vây. Chỉ bằng tay không, anh và đồng đội đánh gục hàng chục tên địch hung hãn, cứu được một cán bộ phụ nữ tên Thuận đang nằm ngất xỉu trên đồi. Vừa đưa chị Thuận xuống phía dưới, Lê Đình Chinh lại nghe tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước. Anh liền quay lại, xông vào cứu Tước thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Mặc dù bị ném đá vào đầu, máu chảy lênh láng, nhưng Lê Đình Chinh vẫn xông lên bắt được một tên và truy kích địch chạy về sát đường biên. Trên đường truy kích, anh bị kẻ địch phục kích sau lán trại dùng gậy vụt ngang ống chân khiến anh ngã sấp xuống đất. Ngay lập tức, 4 công an biên phòng Trung Quốc từ bên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém tới tấp xuống đầu, cổ anh. Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh lúc 10 giờ 30 phút trên đồi Pù Tèo Hào, gần sát Km số 0 như thế.
Cái chết của Lê Đình Chinh lúc ấy như một tiếng sấm giữa trời quang, khiến hơn 4.000 người Hoa hoảng loạn, sợ hãi cực độ. Họ xông về phía cửa khẩu, phá cổng biên giới, vượt qua sự trấn áp, ngăn chặn của Công an biên phòng Trung Quốc. Đến 8 giờ tối, trên khu vực biên giới thuộc lãnh thổ Việt Nam không còn một người Hoa nào…
Anh hùng
Ngay sau khi Lê Đình Chinh hy sinh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã yêu cầu Đồn trưởng Trương Văn Tự của Đồn biên phòng Nam Quan bên Trung Quốc sang làm việc. “Cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và họ diễn ra hết sức căng thẳng, kéo dài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều 25.8.1978. Cuối cùng, phía Công an biên phòng Trung Quốc đã phải ký vào biên bản, thừa nhận việc Công an biên phòng Trung Quốc vượt biên giới sang sát hại Lê Đình Chinh ngay trên đất Việt Nam. Biên bản này sau đó được chuyển đến cấp trên để chúng ta tiếp tục đấu tranh với họ ở tầm mức cao hơn”, đại tá Hiệu nói. Cũng theo ông Hiệu, nếu không có sự thừa nhận này, chắc chắn tình hình biên giới còn diễn biến hết sức nguy hiểm, bởi phía Trung Quốc đã tận dụng triệt để sự kiện được gọi là “nạn kiều” để gây áp lực lên phía ta.
Thi hài Lê Đình Chinh sau đó được an táng tại khu vực hang Muối, xã Hồng Phong, H.Văn Lãng, gần với đồi Pù Tèo Hào nơi anh hy sinh. Đến năm 1979, anh được đồng đội quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc. Ông Cao Việt Bắc, Phó ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên, nguyên Trưởng ban chính sách Trung đoàn 12 vào những năm 1978 -1979, nhớ lại: “Ngay sau khi Chinh hy sinh, tôi và một đồng chí nữa được đơn vị cử về gia đình ở tận Nông trường Sông Âm, H.Ngọc Lặc (Thanh Hóa) để báo tin, đồng thời đón người thân của anh ra Hà Nội tham dự Lễ tuyên dương công trạng do T.Ư Đoàn tổ chức và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước truy tặng. Đó là buổi lễ vinh danh một cá nhân hoành tráng và xúc động nhất mà tôi được tham dự. Người dân các tỉnh đã cắm cờ đỏ rực dọc hai bên QL1A từ Hà Nội lên đến tận cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để đón đoàn xe của đơn vị. Bấy giờ cả nước đều hướng lên biên giới phía bắc, thanh niên cả nước đều học tập tấm gương anh dũng của Lê Đình Chinh”.
Ghi chép của Ngọc Minh
(theo Thanh Niên ngày 13.1.2013)
Chỉ lũ bán nước
Trả lờiXóaChỉ phường Việt gian
Thì mới tin Tàu
"Bạn vàng","Bốn tốt"
Còn với dân Việt
Lời đức Vua Trần
'Cái họa muôn đời
Là giặc phương Bắc
Kẻ nào dâng đất
Đáng tội tru di
Lời ta căn dặn
Các ngươi giữ lấy"
Khắc mãi trong tâm
Truyền cho con cháu
Phải luôn cảnh giác
Trước lũ giặc Tàu.
Chỉ lũ bán nước!
Chỉ phường Việt gian!
Lo thân, giữ ghế!
Thì mới tin Tàu!
"Bạn vàng","Bốn tốt".
Mong rằng giữ chỗ?
Anh Tổng Trọng có nhìn thấy mái đầu bạc và bóng mẹ khóc trước di hài của con được phủ lên bởi lá cờ Tổ quốc ko nhỉ???
Trả lờiXóaNhững bàn chân trần tím ngắt của các em bé trong giá rét vùng cao Lào Cai đứng vỗ tay đón ông ta còn chẳng tạo được mảy may chút xao lòng nào trong trái tim "biện chứng" xơ cứng vẫn gọi "cụ Mao" một cách kính cẩn. Hỏi làm gì cho phí lời.
XóaBác ơi .Nhưng khi anh Tổng nhìn bức hình đó ảnh lại tủm tỉm cười phán một câu xanh rờn "Chân cắm dưới bùn mắt nhìn sao sa ". Thế chứ lị .Ảnh cũng phán "Các cậu chả hiểu thâm ý của tớ gì cả ; "cụ Mao " là nói lái của "Mạo cu " nghĩa là con cu(Con C...ấy)gỉa mạo .Con cu mà phải giả thì sức mạnh quân sự của lũ Tàu cũng giả tuốt "
XóaNhục nhã quá, bị chưỡi quá nên phải cho viết một vài lời thôi. Sự kiện Anh hùng Liệt sỹ LDC đã hơn một tuần trôi qua, đến 13/1/2013 báo Thanh niên đăng, mình không cho đó là hay. Bài này hay, nhưng nên đăng ở các Blog, nó sẽ có giá trị hơn là đăng ở tờ báo Thanh Niên.
Trả lờiXóaHùng Anh
Đọc đi rồi hãy phán bác Nặc dang ạ.
Xóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20130106/dua-hai-cot-anh-hung-liet-si-le-dinh-chinh-ve-que-nha.aspx
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130106/xuc-dong-le-an-tang-hai-cot-anh-hung-liet-si-le-dinh-chinh.aspx
Thưa bác giấu tên, đây là lần thứ 3 Thanh Niên thông tin về anh Lê Đình Chinh trong vòng 1 tuần, nội dung cụ thể, nhất quán, không có gì giấu diếm, chỉ rõ thủ phạm giết hại anh Chinh là bọn Trung cộng xâm lược.
XóaThanh niên đang lấy lại hào khí khi xưa. Xin cảm ơn.
Xóa+Qua Thanh Niên,rõ thêm về trường hợp hy sinh cụ thể của
Trả lờiXóaAnh hùng Lê Đình Chinh.Kiên trung.Dũng liệt.Tận tụy.Căm thù giặc sâu sắc.Hết lòng vì tổ quốc,nhân dân.
+Tham,tàn,độc đoán,nhu nhược ở lãnh đạo CSVN thì quá rõ.
Nói CSVN bán đảo,bán biển cho Tàu thì chưa thuyết phục.
Mình rất khó tin điều đó,kể cả sau khi thằng đại tá hèn đốn và dốt nát Trần Đăng Thanh diễu oai trước các Hiệu Trưởng Đại Học toàn quốc.
+Hãy minh bạch hóa lập trường,chính sách đối với bọn
xâm lược Trung Quốc trước nhân dân.Đã quá muộn!
Thằng Trần Đăng Thanh nó đã trả lời câu hỏi của bác rồi đấy thôi. Chả lẽ bác cho rằng đấy chỉ là ý kiến riêng của thằng Thanh? Vía bố nó cũng chẳng dám nếu không được bật đèn xanh làm một phép thử dư luận (sau cái vụ mập mờ "đưa tiếng Hoa vào dạy trong trường phổ thông"). Bây giờ thì một mình thằng Thanh lĩnh đủ, nhưng cái được là đã nhồi cho dân một liều thuốc độc. Lâu lâu lại cho một liều thuốc độc, dần dần dân sẽ quen, không phản ứng gì nữa, chặc lưỡi: "Thây kệ, muốn làm gì thì làm!". Và đó chính là cái họ muốn.
XóaCám ơn Bạn chỉ cho mình thấy.Nhưng cũng là đoán định,suy diễn,dù nghe cũng có lý, có tình.Bất cứ
Xóamột thế lực chính trị nào,dù được bảo vệ bằng nhà tù,súng đạn,quân đội,công an,nếu đã bán nước cho giặc mà nhân dân đã rõ,thì không quá một tuần,thế
lực chính trị ấy sẽ đổ nhào trước một nhân dân
giàu lòng yêu nước,dù trong tay không một tấc sắt!
Sao lớp người Lê Đình Chinh "chết đi" để lại những "bậc" ný nuận T.Đ.Thanh & ...?!
Trả lờiXóaXin cám ơn anh Thông đã đăng trên trang báo của mình về bài của báo thanh niên đã đưa tin về Liệt sĩ Lê Đình Chinh!
Trả lờiXóaXin trân trọng cám ơn báo thanh niên đã có bài báo tường thuật rõ về sự hi sinh anh hùng của LS Lê Đình Chinh!
Sắp đến ngày 17/2 là ngày đầu quân dân chúng ta đã anh dũng chống lại cuộc xâm lược của Trung quốc năm 1979.
Kính xin các các báo, đài phát thanh, truyền hình cả nước có hành động thiết thực để kỉ niệm, tưởng nhớ, ghi ơn các anh hùng đã anh dũng bảo vệ biên cương phía Bắc của tổ quốc chống quân xâm lược Trung quốc.
Đây là cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc ta chống quân xâm lược Trung quốc.
Đừng lấy lí do " nhạy cảm " mà im lặng như mấy chục năm qua thì các gia đình chúng tôi có người thân đã hi sinh sẽ lên tiếng! không thể để vong linh các anh em đã hi sinh tủi nhục như vậy được!
Trước mắt, tôi đề nghị Đảng, chính phủ cho tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ cho khang trang.
Đến ngày 17/2 cần tổ chức lễ kỉ niệm cho đàng hoàng.
Sau nữa thì cần có lịch sử rõ ràng minh bạch: ai là kẻ xâm lược ! Ai là người bảo vệ đất nước!
Đừng có tuyên truyền 4 tốt với 16 chữ vàng với chúng tôi nữa !
Lại là Báo Thanh Niên. Xin ghi tạc tấm lòng của Các đồng chí. Đúng là khí phách Thanh Niên đã được Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Công Khế truyền lửa. Chúng tôi luôn bên các anh
Trả lờiXóaÔi ! Liệt sĩ Anh hùng ngả mình trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc !
Trả lờiXóa==========================
Kính tặng tất cả Liệt sĩ ngả mình trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 đẩy lùi bao cuộc tấn công biển người đẫm máu của giặc truyền kiếp bành trướng Tàu ...
Ôi ! Đồng bào biên giới Bắc Nước tôi !
Xin hát tiếp Tiến Quân Ca
Mặc xe tăng đại pháo giặc xâm lăng
Tàn phá Lạng Sơn thói quen truyền kiếp
Đây trong đời Người là Ngày Quang vinh nhất
Vì Ngọn Tổ Quốc bay cao không ngừng phất
Chiến sĩ Việt Nam quyết sinh tử bảo vệ biên cương
Đường ra trận nhạc quân hành đến thẳng chiến trường
Chiến sĩ biên phòng bên cạnh dân quân
Quyết tử trong chiến hào đẩy biển người bao lần
Chiến đấu đến hơi thở cuối không hề trở lại
Ngọn cờ Tổ Quốc tung cao sống mãi
Bên bao lơn Biển Đông lộng gió Tương lai
Ôi ! Đồng bào biên giới Bắc Nước tôi !
Thi ca vỡ lệ trên ngàn đôi mắt Mẹ
Mẹ Việt Nam thương những đàn con liệt sĩ
Hiến dâng trọn cả xuân thì
Khi dãy Hoàng Liên Sơn bị tấn công trọng thương
Khi Độc lập Quê Hương bị đe dọa
Ôi ! Đồng bào biên giới Bắc Nước tôi !
Chiến sĩ biên phòng bên cạnh dân quân
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì Quê Mẹ
Ngã xuống trên cột đường biên giới
Đầu các chị anh còn gác bên lưỡi lê nòng súng
Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sống anh hùng
Linh Hồn ngủ yên bất tử vĩnh hằng
Như Mặt trời mọc biên giới sau đêm trăng
Bất cứ Ai hy sinh bảo vệ biên giới
Người lính Việt Nam đổ máu cho núi đôi Lạng Sơn
Là máu đỏ da vàng của Mẹ Việt Nam
Ôi ! Đồng bào ruột thịt Quê Mẹ !
Ôi ! Liệt sĩ tử sĩ vì Tổ Quốc quên mình !
Giặc xâm lăng truyền kiếp gây mãi chiến chinh
Thể phách anh nằm xuống ướt máu đào
Sau khi nhắm thẳng quân thù mà bắn
Mỗi viên đạn diệt hàng chục tên giặc
Chúng nhào lên như ruồi nhặng biển người
Chiến sĩ biên phòng biến chúng thành ma trơi
Thể phách anh nằm xuống ướt máu đào
Phút cuối còn nhớ Mẹ Việt Nam ơi thầm gọi
Tinh anh chị anh còn mãi mãi bay cao
Hồn thanh thản của Người con dân yêu Đất Nước
Lấy đời sống mình cản đòan quân xâm lược
Giờ đăng trình miên viễn kiếp sau
Tổ Quốc ghi ơn mãi mãi ngàn sau
Cho Chiến thắng nở bừng trên Đất Việt
Cho Khải hòan ca ngân vang tha thiết
Chiến thắng về ta ! Khải hòan ca về ta !
Giờ phút thiêng liêng xin tri ân Người chiến sĩ
Dũng cảm hy sinh không về sau ra đi
*
Ôi ! Đồng bào ruột thịt Quê Mẹ !
Thơ ơi xin thầm khóc thương Liệt sĩ ngả mình
Xin nhớ mãi Anh hùng hy sinh
Khi dãy Hòang Liên Sơn núi Lạng Sơn
Tự Do tòan Dân bị giặc truyền kiếp đe dọa
Máu Tử sĩ hòa lãn Đất Mẹ không phai nhòa
Xin nhớ mãi ơn lòng hy sinh vĩ đại
Liệt sĩ Việt Nam ngả mình trên đường biên giới
Sau khi nâng mũi súng nhắm mặt kẻ thù
Mỗi liệt sĩ Việt Nam tiêu diệt hàng chục giặc vũ phu
Lao nhao tiến lên biển người trong nòng súng đầu ruồi
Chúng ngã xuống như đàn giòi đàn nhặng
Liệt sĩ thanh thản ra đi yên lòng
Đàn cò trắng cánh Chim Câu lại bay bầu trời trong
Thơ ca không bao giờ quên Hồn tử sĩ miên trường
Thơ tôi xin kể lại chuyện cao thượng
Tinh anh Liệt sĩ còn mãi với Quê Hương
TRIỆU DÂN LÀNH
Thú thật với anh Thông là mỗi khi mở phần còm mà thấy tên ông Triệu Lương Dân (Triệu Dân Lành,...) là tôi vắt chân lên cổ chạy biến vì còm của ông ấy bao giờ cũng dài hơn cán thuổng.
Trả lờiXóaTâm đầu ,ý hợp.ok
XóaThế này thì có ông gọi là bị bọn côn đồ sát hại cũng đúng nhẩy các cụ !
Trả lờiXóa+Mình cũng có nhận xét như Phú Hòa.Tuy nhiên,gần đây,TLD có thay đổi nhiều.
Trả lờiXóa+Xa quê,lòng hướng về cố quốc là điều đáng trân quí ở TLD.
Có điều,thông tin TLD trích dẫn,hầu hết rất méo mó,thiếu trung thực.Trong nước,hằng ngày,chúng tôi,đồng bào chúng ta,có thừa thông tin chính xác.Nghĩ,chúng tôi như"ếch ngồi đáy giếng" thì TLD nhầm to đấy.
+TLD thôi làm "thơ"là tốt nhất.Ý TLD thì có nhưng lĩnh vực này là sở đoản của Bạn.Nên tránh.
+Chúng tôi,đồng bào chúng ta,trong nước,trong cuộc, đang
từng ngày phẫn nộ với những sai trái,bất công xã hội.
Nhưng đã có cách nói,cách làm không giống Bạn và cũng không như Bạn nghĩ đâu.Bà con đều va đập nhiều trong
cuộc sống.Tróc đầu,trầy da cả.Không dễ gì để ai dẫn dắt
theo hướng này hướng khác đâu.TLD thấy đó,đến CSVN ,cả một rừng tuyên truyền,có rót vào tai ai được lời nào đâu.
+Thông cảm với Bạn và chào Bạn.
Mình gõ luôn.Đọc lại,thấy"đâu" nhiều quá.Bà con thứ cho.Hu hu.
XóaEm đồng cảm với anh TMĐ. Hai anh Tỷ và Triệu (Lương Dân) và anh Triệu (Dân Lành) cũng quá bức xúc cho nên phản hồi có phần nào quá đà. Ngôn từ, khẩu khí những con dân Việt xa quê có phần khác con dân trong nước chút xíu thôi. Anh TLD đã dịu rồi. Mong 3 anh điều chỉnh chút xíu văn phong cho bà con đỡ ì xèo, điều không nên, không đáng có trên bàn nghị luận. Cực đoan quá thì sợ rằng gây khó cho chủ blog và lại tranh cãi với nhau vô ích mà thôi. Ta cứ từ từ mà tranh luận các bác ạ, ý nhà em thế các bác nhá, kẻo lại mất hòa khí.
Trả lờiXóaTỷ (Triệu Lương Dân) hoặc Triệu Dân Lành là một đó thai nguyendinh à. Nếu tôi không nhầm thì đó chính là bác Nguyễn Khắc Viện, Việt kiều ở Pháp mà đã có lúc Basam đã phải la làng rồi.
XóaTôi cũng đã rõ rồi, thưa bác Phú Hòa, ta góp ý bác Viện không nghe thì đành chịu thôi. Chỉ có cách là di chuột qua chứ làm sao bây giờ. Chủ nhà là bác Thông kia mà, bác ấy vốn hiếu khách nên ai chẳng vào chơi được. Mình có vào nhà bác Thông mà gặp bác Viện thì dù có đang mặn mà chuyện với chủ nhà nhưng gặp đại ca Viện thì đành cáo từ vậy vì tự nhủ rằng mình đâu có xứng tầm để ngồi lại tiếp. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy, bác Phú Hòa ơi.
XóaCái anh "HẾT HÈN EM CHỬI" cũng là TLD ?
XóaNhìn thấy hai danh xưng này là em nhắm mắt vọt nhanh qua.
Hết hèn! Em chửi!
Trả lờiXóaMẹ cha lũ chó
Ngoác miệng loa rằng
Ân nghĩa thằng Tàu?
Với Ta nặng lắm?
Nên dù mất nước?
Cũng cố giữ gìn
"Bạn vàng", "Bốn tốt"
Cương lĩnh đảng ta?
Phải chăng là thế?
Đúng rồi nặng lắm?
Nên ký công hàm?
Một chín năm tám(1958)
Đền ơn cho nó?
Chỉ có "Đồng chí"?
Lại là "Bạn vàng"?
Mới dám xua quân
Mấy chục sư đoàn
Tràn qua biên giới
Cướp sạch, đốt sạch
Giết vạn quân dân
Sáu tỉnh nước bạn
Mùa xuân bảy chín(2/1979)
Chỉ có "Bạn tốt"
Mới không chớp mắt
Thảm sát quân ta
Tay không tấc sắt
Tại bãi Gạc-Ma
Vào năm tám tám(14/3/1988)
Phá hoại kinh tế
Cắt cáp Bình Minh
Do Khựa gây ra
Ai vào đây nữa?
Lưỡi bò nó liếm
Đến tận Cà Mau
Ôm trọn biển Đông
Tam Sa nó lập
Một mình độc chiếm...
"Bạn vàng, Bốn tốt"
Thực hư thế nào?
Hỏi dân Lý Sơn
Người đi đánh cá
Không thấy trở về
Là do ai giết?
Hỏi rằng Tàu tốt?
Là tốt với ai?
Chỉ với chúng mày!
Lũ ăn và phá!
Tư cách hèn hạ!
Bán nước theo Tàu!
Cúi đầu làm Chó!
Mẹ cha lũ chó!
Chớ có sủa càn
Hòng bịp! Lừa dân!
Thuận đường bán nước?
Nhân dân đã rõ!
Bộ mặt chúng mày!
Lịch sử công minh
Chờ ngày phán xét!
Sát Hán Tặc -Lời cha ông để lại
Trả lờiXóaGiết giặc Hán-Tiếng liệt sĩ còn đây
Đất Việt này chỉ có tao không mày
Lũ cẩu Hán đừng có hòng tưởng bở
* * *
Lê dình Chinh 40 năm anh nhỉ,
Hồn thiêng anh canh giữ mảnh biên thùy
Mẹ đón anh, xin anh về với Mẹ
Anh linh này ám trợ thiếu niên quân
* * *
Không chủ nghĩa nào, tôn giáo nào,
Bằng tình yêu đất Mẹ.
Tình yêu đó thức dậy sự căm thù
Nguyện lấy máu tanh hôi bọn cẩu Hán
Dám đụng vào núi , biển Mẹ Việt nam
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaĐó là, sau khi bị bỏ rơi đàng sau những nước nghèo như Phi Luật Tân, Nam Dương, và thậm chí Lào và Campuchia... Việt Nam, dưới ánh sáng thần kỳ của định hướng XHCN, đang thiết lập một kỷ lục mới là chấp nhận thua cả Miến Điện hàng chục năm, chỉ để bảo vệ chế độ.
Trả lờiXóaĐó là, giới lãnh đạo Ích Tắc/Chiêu Thống hiện tại chấp nhận các nỗi nhục ngất trời đó để giành ngôi/ giữ ngai, chứ còn nhân dân Việt Nam thì không. Hãy nhìn thần thái của 14 anh hùng anh thư trong phiên tòa vừa rồi ở Vinh thì rõ: Cái cần được bảo vệ là đất nước này chứ không phải chế độ.
http://dinhtanluc.blogspot.com/2013/01/het-long-chung-thuy-voi-thoi-qua.html
Những đặc vụ an ninh của CA,các vị chức sắc trong Bộ Chính Trị hãy lắng nghe tiếng lòng của nhân dân qua những cái còm đầy trách nhiệm.Chúng tôi chống các vị đến cùng khi nào các vị vẫn chủ quan coi nhân dân như loài bị trị,khi nào các vị vẫn lập lờ giữa bạn thù trong quan hệ với bọn ăn thịt người TQ,khi nào các vị vẫn lợi dụng đặc quyền để vơ vét đặc lợi cho cá nhân và nhóm đồng sự của các vị,khi nào các vị vẫn còn tự xưng các vị được độc quyền yêu nước,khi nào các vị vẫn còn xem thường xương máu của bao lớp người đã ngã xuống hết sức trong sáng cho độc lập,tự do,hạnh phúc của nhân dân.Việc chống đối đến cùng của chúng tôi xuất phát từ con tim,khối óc
Trả lờiXóatình cảm trong sáng hết sức tự nhiên của người dân.Chúng tôi không tự diễn biến hòa bình.Chúng tôi càng không phải thế lực thù địch.Thậm chí,nếu cân đong đo đếm được,
lòng yên tổ quốc của chúng tôi còn nặng,to,chất lượng gấp bội phần cái"lòng yêu nước"của các vị!
Cam on anh Thong .Bao Thanh nien van giu duoc niem tin cua doc gia cho du cung con lam khi hat dong ca nhung bai ca ma nhieu doc gia muon "tu biet" qui bao .
Trả lờiXóaRat thich doc blog cua anh!
Nếu bác Nguyễn Thông chỉ ra cho tôi biêt những sai lầm trong lập luận của tôi, thì không phải chỉ mình tôi, rất đông, rất đông những bạn Việt cùng chí hướng sẽ tâm phục, khẩu phục.Chẳng lẽ bác không cho rằng các tà đạo chủ thuyết ngoại lai từ đạo Gia tô đến chủ nghĩa Marx-Lê đã tàn phá xã hội Việt Nam?Chả lẽ bác cho rằng dòng máu cao quí những người con kiêu hùng của dân tộc như liệt sĩ Lê đình Chinh lại tiếp tục đổ bởi những ma thuyết tương tự như tương thông giai cấp?
Trả lờiXóaBác xóa còm của tôi không một lời giải thích dù tôi không phạm chút nào blog qui của bác, những vấn đề, nhân vật mà bác tôn trọng.Tôi sử dụng ngôn từ vô văn hóa?Vấn đề đau đáu trong tâm nhiều người việt(bác đọc tranh luận của bác Huỳnh ngọc Chênh với bác hiển việt,bác phạm viết Đào với bác song nam}đối với bác là quá dung tục tầm thường?Hay bác sợ?hay bác xanh vỏ đỏ lòng?hay tôi muốn hiểu thế nào cũng được?
Quý bác, trân trọng tấm lòng của bác, mạo muội viết vài câu , bác đừng chấp.
Lê Đình Chinh anh mãi là tấm gương cho thế hệ trẻ học hỏi và noi theo. ý chí kiên cường bất khuất đó vẫn luôn sống mãi trong thế hệ trẻ hôm nay
Trả lờiXóa