Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Câu hò trên bến Hiền Lương

Nghe tin nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang chống chọi với cơn thập tử nhất sinh trong bệnh viện, tôi chỉ cầu mong cho ông vượt qua được cái ngưỡng tai quái của tạo hóa lần này, để sống thêm nữa mà thụ hưởng ơn đời. Với một người có quá nhiều đóng góp cho cuộc sống như ông, điều mong mỏi đó là hợp lẽ, đạo lý.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, sinh năm 1931 quê tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Điều khá thú vị là tôi khá rành rẽ vùng này bởi xã quê vợ tôi cũng cùng huyện Chợ Mới, chỉ cách xã Mỹ Hiệp quê ông vài cây số. Mỗi lần về đó tôi đều được nghe những chuyện bộc lộ niềm tự hào của người xứ Chợ Mới về những nhân vật nổi tiếng đã sinh ra từ đây, trong đó nhiều nhất là phát ở lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Hoàng Hiệp tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đi tập kết ra Bắc. Ông nổi danh ngay từ sáng tác có thể nói là đầu tiên, ca khúc Câu hò trên bến Hiền Lương, viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao. Điều lạ là sau này hình như người ta chỉ nhắc đến Hoàng Hiệp mà ít khi nêu tên vị nhạc sĩ viết cùng ông. Tôi có nghe kể chính Hoàng Hiệp có lần phải lên tiếng đề nghị đừng để ông đứng tên một mình, như thế không phải đạo. Và điều lạ nữa là cái tên ban đầu của bài hát Câu hò trên bến Hiền Lương do hai ông đặt đã bị người ta, chả biết từ bao giờ, rất tùy tiện vô lý, đổi thành Câu hò bên bến Hiền Lương hoặc Câu hò bên bờ Hiền Lương. Có lẽ biết thân biết phận không thể làm gì được bộ máy tuyên truyền nên hai tác giả đành ngậm ngùi chấp nhận.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp là một trong số ít sáng tác cực khỏe trong thời chống Mỹ cũng như hòa bình sau này. Nếu có gọi ông là đô lực nhạc sĩ hoặc cây đại thụ âm nhạc kháng chiến và cách mạng cũng không có gì quá đáng. Trong đội ngũ nhạc sĩ cùng thời, chẳng mấy ai viết được nhiều bài hay, được công chúng nghe nhạc mến mộ nồng nhiệt như ông. Ông là tay phổ nhạc số 1, khó ai bì kịp. Nhiều bài thơ nhờ nhạc Hoàng Hiệp mà có sức sống, lan tỏa, lâu bền. Dù thuộc dòng nhạc chính thống cách mạng nhưng bài hát của ông không lên gân gào thét mà trái lại rất trữ tình, sâu lắng. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu như: Câu hò trên bến Hiền Lương, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây, Nhớ về Hà Nội, Viếng lăng Bác, Khúc thơ tình người lính biển, Trở về dòng sông tuổi thơ, Mùa chim én bay, Lá đỏ, Đất quê ta mênh mông, Cô gái vót chông, Con đường có lá me bay... Một gia tài thật đồ sộ, quý giá. Tôi chợt nghĩ sao thành phố Long Xuyên không phá cách đặt ngay cho một con đường nào đó mang tên ông như sự trân trọng, ghi nhận người con tài hoa của mảnh đất này.

Người hát bài Câu hò trên bến Hiền Lương cùng thuộc diện hay nhất là hai ca sĩ nổi tiếng Tân Nhân và Thanh Huyền. Nhưng tôi thích Tân Nhân hơn vì theo tôi, bà đã chuyển tải được gần như tuyệt đối nỗi lòng mà các tác giả gửi gắm trong từng lời, từng giai điệu. Còn bởi lẽ Tân Nhân cũng là người trong cuộc "ngày Bắc đêm Nam", một phần đời mình đang cách núi cách sông. "Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền/ Nhắn ai xin nhớ câu nguyền/ Qua cơn bão tố vững bền lòng son". Và tôi cứ nghĩ hay là Hoàng Hiệp-Đằng Giao viết Câu hò trên bến Hiền Lương chính từ những tiếng lòng giằng xé, tha thiết yêu thương sâu thẳm trong tâm hồn người nữ ca sĩ ấy.

Chỉ tiếc là audio clip bài này do Tân Nhân thể hiện chưa có bản định dạng phù hợp cho phép tải lên blog nên chúng ta hãy cùng nghe bản của ca sĩ Thanh Huyền, cũng rất hay. Chừng nào có bản do ca sĩ Tân Nhân hát, tôi sẽ bổ sung để các bạn thưởng thức.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Quốc Việt (QV75).

Chúc ngày chủ nhật dịu dàng đầu tiên của năm mới đến với tất cả mọi người.

5.1.2013
Nguyễn Thông


1.
Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê
Xa xa đoàn thuyền Nam, buồm căng theo gió xuôi dòng
Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò
Hò ơ… ơ…
Thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Nhắn ai xin giữ câu nguyền
Qua cơn bão tố (ơ ơ) vững bền lòng son
Ơi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai
Hay là em bên ấy trong phút giây nhớ nhung trào sôi
Gửi lời tin trong gió qua mấy câu thiết tha hò ơ…

2
Trông qua rặng Trường Sơn, miền quê xa khuất chân trời
Mây lặng lờ trôi mây đen lặng lờ trôi
Xa xa một đàn chim, sổ mây dang cánh lưng trời
Hỡi chim hãy dừng cho ta gửi tới phương xa vời.
Hò ơ… ơ…
Dù cho, dù cho bến cách sông ngăn
Dễ gì chặn được duyên anh với nàng
Xé mây cho ánh trăng vàng
Khai sông nối bến cho nàng về anh
Ơi câu hò chiều nay, sao mang nặng tình ai
Nơi miền quê xa ấy em có thấu cho chăng lòng anh
Tình này ta xây đắp nên thủy chung quyết không hề phai.

17 nhận xét:

  1. Xin xem nhân chứng về việc Mỹ cấu kết với Tàu khửa bán đứng Hoàng Sa của VN. Tủi hờn và thấm thía!

    http://www.youtube.com/watch?v=qtgdUdjGUgA

    Trả lờiXóa
  2. Dù biết sắc thái của mỗi ca sĩ đều rất hay... tôi thích Thanh Huyền trình bày ca khúc này; bài mà tôi hằng ao ước được nghe lại, đúng giọng, đúng tình cảnh của thời âm thanh điện tử chưa xen lẫn; sao mà thực tiếng, thực cái giai điệu thực, xen lẫn những âm trầm giữ nhịp của contre-bass, và những tiếng rải xen kẽ, hối thúc... có một nhận xét rằng ca từ và giai điệu bài này hơi mang "chất xẩm" - có lẽ đó là lời nhận xét về sức truyền tải và thu phục lòng người trong những giai đoạn... trông về bến bờ tương lai mờ mịt, mà vẫn giữ được lửa lòng tin trong sâu thẳm mỗi con người từng trải qua thời kỳ ấy.
    Câu hò trên bến Hiền Lương... sao mà như "ảo vọng" của bây giờ?!
    Tôi cũng nhớ là bài này mang tên hai tác giả trước đây (Hoàng Hiệp - Đằng Giao).
    Rất cảm ơn N.T và mong được nghe bài này do Ca sĩ Tân Nhân trình bày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Thêm nữa, mong Anh Nguyễn Thông cho xin đường link tải xuống được, thật sự tôi "thèm quá". Xin cám ơn Anh nhiều.

      Xóa
  3. Tôi đã dứng trên cầu Hiền Lương và ước lượng sông Bến Hải rộng chừng 200 mét. Để nối được 2 bờ sông chỉ riêng phe ta đã có 1,1 triệu bộ đội nằm xuống. Tức là mỗi mét sông hơn 5000 mạng người. Còn phía bên kia theo con số chính thức là 25 vạn. Nếu kể cả dân thường thì cỡ 3 triệu mạng người Việt, tức là 15 nghìn mạng người cho mỗi mét bề rộng con sông. Liệu có đáng không? Chả lẽ không có cách nào khác ư?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả lẽ không có cách nào khác ư ?

      ĐÂY LÀ do bọn TÀU KHỰA MAO XẾNH XÁNG dùng hàng triệu xương máu của MẸ VIỆT NAM ...nếu không có ket siêu tội đồ Dân tộc thi hành chính sách TÀU KHỰA MAO XẾNH XÁNG như hắn từng làm tại CAM BỐT diệt chủng NỬA DÂN SỐ xứ này ...


      Xóa
  4. Bốn mươi năm trước, nghe bài này, tôi khóc. Bây giờ nghe lại, tôi lắc đầu. "Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn" (Xuân Diệu). Lỗi tại tôi chăng?

    Trả lờiXóa
  5. 1954,rất nhiều cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc.Họ được tuyên truyền,chỉ 2 năm xa cách,1956,đất nước thống nhất,
    sẽ đoàn tụ.Người tuyên truyền thì thừa biết,ngày về vô định.Những người ra đi,một lòng tin vào Đảng,ngày
    về cố định.Nhiều trường hợp,nam nữ vừa đính hôn.Đa số,vợ
    chồng trong thời mặn nồng hương lửa.Cái gì đã xảy ra đối với những thiếu phụ miền Nam thì mọi người đã rõ...
    Bài hát lột tả trụi trần tình cảm của anh cán bộ miền
    Nam,trên bến Hiền Lương bờ Bắc,hướng về Nam,nơi xa xăm
    tít mù,có người vợ thân yêu đang ngóng trông chồng,cả
    hai,mơ ngày thống nhất.
    Cùng suy nghĩ như bạn nặc danh 01.18,nhưng mình cảm hiểu,số phận một quốc gia nhược tiểu,không dễ gì tự
    định đoạt.Mong sao,tương lai,đất nước đừng bao giờ lặp lại những cảnh tình đau đớn cho bao gia đình như thế này.Tiểu thì không thay đổi được.Nhưng nhược thì có thể.
    Mong thay!
    Nghe bài hát nửa chừng thì mình tắt ngay.Không đủ sức để trở về một dĩ vãng đầy đau thương của Thầy Mẹ mình.
    Cám ơn Bác Thông.Cám ơn Hoàng Hiệp,Đằng Giao.

    Trả lờiXóa
  6. http://nhandancomvn.blogspot.com/search?updated-max=2012-12-03T02%3A26%3A00-08%3A00&max-results=1#PageNo=6

    Thư đề xuất
    Về việc tập hợp sức mạnh của các trang tin, blog lề trái để thực hiện việc trưng cầu dân ý.

    Kính gửi: Các Blogger, các phóng viên tự do báo lề trái cùng quý độc giả.
    ……..

    Trả lờiXóa
  7. Cũng là thứ nhạc tâm lý chiến thôi! Nó xêm xêm với Chuyến đò vĩ tuyến, Chiều mưa biên giới...thời Diệm tụi tui hát mõi miệng!Đừng dụ khị thanh niên đi chém giết nhau nữa, đủ rồi!

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Sao Blog của Nguyễn Thông có cái thằng thần kinh không bình thường là Triệu Lương dân thế này nhỉ? hình như hắn thuộc loại thất nghiệp cứ đứng vẩn vơ ở cửa nhà người, vớ được điều gì thì lấy đó làm cớ tru lên như hóa dại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viếng lăng Bác,
      Cô gái vót chông

      Viếng lăng Bác,
      Cô gái vót chông

      Viếng lăng Bác,
      Cô gái vót chông

      Viếng lăng Bác,

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Sao không có bài Câu hò trên thác Bản giốc nhỉ?

    Trả lờiXóa
  12. Bài hát do ca sỹ Tân Nhân trình bày:

    http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/cau-ho-ben-bo-hien-luong-3

    Trả lờiXóa

  13. Tiếng súng Hoa Cải vừa tròn Năm tuổi !
    =======



    Tiếng súng Hoa Cải đánh thức Lương tri

    Xã hội đất đai bừng tỉnh Tuổi dậy thì

    Mùa Xuân Việt Nam lại đang Sống lại

    Tri ân một Con Người bước vào Sử Thi

    Anh hùng vẫn trong tù chưa xét xử

    Súng nổ chấn động Cơ chế sân si

    Tiên Lãng thành trung tâm địa chấn

    Đoàn Văn Vươn dáng bất khuất lưu ghi


    TRIỆU DÂN LÀNH
    PARIS - THỨ BẢY, NGÀY 05 THÁNG MỘT NĂM 2013

    Trả lờiXóa