Ngày 22.3.2011, Công ty cổ phần Diana (bên A) có ký với Công ty bảo hiểm SHB-Vinacomin Sài Gòn (bên B) thuộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB-Viancomin (SVIC) bản hợp đồng bảo hiểm về mọi rủi ro tài sản. Tài sản bảo hiểm gồm lô hàng giấy ăn E’mos-Facial Tissue trữ tại kho Vĩnh Phúc- 50 Quốc lộ 1A, Q.Bình Tân, TP.HCM. Theo điều 1 của bản hợp đồng, bên B đồng ý nhận bảo hiểm cho tài sản theo danh mục kê khai theo “Đơn bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản” của SVIC bao gồm hỏa hoạn, nổ, động đất, đất lở, đất sụt, bão lụt, thiệt hại do nước (khác bão), tự bốc cháy… Thời hạn bảo hiểm 12 tháng, đến hết tháng 3.2012. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Diana đã thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu của bên B.
Ngày
14.7.2011 xảy ra sự cố: máng xối kho hàng bị thủng gây ướt nhiều hàng hóa trong
kho, nặng nhất là làm hư hỏng lô hàng gồm 2.000 hộp giấy loại giấy ăn hiệu
E’mos hộp cứng. Sau khi xảy ra vụ việc, Công ty Diana đã thông báo với Công ty
bảo hiểm SHB-Vinacomin yêu cầu giám định và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ký
kết. Tuy nhiên, công ty SHB-Vinacomin đã né tránh không thực hiện.
Điều
đáng nói là mặc dù hai bên đã thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng như thế, nhưng
đến ngày 3.11.2011 văn bản do Giám đốc Lê Như Trường ký trả lời Công ty Diana
rằng tổn thất của lô hàng nói trên không thuộc phạm vi bảo hiểm, đổ lỗi cho nhà
kho không đảm bảo an toàn.
Nhận
thấy câu trả lời chưa thỏa đáng, khách
hàng Diana phải đưa vụ việc ra tòa. Ngày 26.7.2012, TAND Q.1 (TP.HCM) đã ra
quyết định số 26/2012/QĐST-KDTM công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, cụ
thể công nhận những thỏa thuận giữa hai công ty (bên A và bên B) được ghi trong
biên bản hòa giải thành (ngày 18.7.2912), khẳng định: “Công ty cổ phần bảo hiểm
SHB-Vinacomin Sài Gòn chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty cổ phần Diana số
tiền bảo hiểm là 16.520.000 đồng ngay sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật.
Kể từ ngày Công ty Diana có đơn yêu cầu thi hành án, nếu SHB-Vianacomin Sài Gòn
không trả đủ số tiền như trên thì hằng tháng phải trả thêm một khoản tiền lãi
trên số tiền còn phải thi hành…”. Điều 3 của bản quyết định cũng ghi rõ “quyết
định này có hiệu lực pháp luật ngay”.
Tuy
nhiên, cho đến thời điểm này, Công ty bảo hiểm SHB-Viancomin vẫn cố tình phớt
lờ quyết định của tòa án, không chịu thi hành án, không chịu thực hiện những
thỏa thuận mà chính mình đã cam kết trước pháp luật. Số tiền bảo hiểm "quịt" được không lớn, nhưng mất mát thì vô kể. Tham bát bỏ mâm đâu phải lối cư xử khôn ngoan. Dường như chữ tín đối với SHB-Vianacomin chả là gì cả.
16.1.2013
Nguyễn Thông
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaSự bội tín của SHB-Vinacomin là một phần rất nhỏ sự bội tín tổng quát của "một bộ phận không nhỏ".
Trả lờiXóaHạ hồi phân giải.Trước nhất,trách Diana.Vì sao,ở Việt Nam này,thấy Vina,dù nó là tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ,mà không cảnh giác.
Trả lờiXóaBản chất lừa đảo,bất chánh đã tiềm ẩn trong ấy rồi!
Hơi đúng, bác ạ. Có nhẽ chỉ trừ công ty Vinamuco (mũ cối Việt Nam) là chuẩn thôi, còn lại dính lừa tất.
XóaCông ty Diana ký gửi bảo hiểm nhầm địa chỉ ngay từ đầu ,anh ta chuyên ngành là khai thác khoáng sản và than đá nên mưa ướt nhầm nhò chi dể ngoài trời hằng bao nhiêu năm củng chẳng hề gì ,,nên giấy của mấy cô Diana hỏng là do không tốt như than phải không vinacomin/đúng là thêm 1 cotylua nửa ,bà con nhớ né shb và vinacomin tiền mất mà chẳng ai trả bảo hiểm ,đúng là lý sự cùn ,khi nhận bảo hiểm anh có trách nhiệm đánh giá mức độ rủi ro về kho tàng ,về nhà cửa ,điện ,nước .mọi tác nhân gây hư hỏng ,từ đó anh mới định giá bảo hiểm và anh có trách nhiệm nhắc nhở hoặc phải bỏ chi phí gia cố cho bên bảo hiểm tránh được các rủi ro hư hỏng hàng hóa mà anh chịu trách nhiệm bảo hiểm ,đúng là thua lổ nhiều quá nên làm liều ,không đáng để bị chê bai
Trả lờiXóaNhà nước XHCN nó khác với Tư bản giẫy chết là ở chổ đó, Nếu là Tư bản là nó đền săc gạch giãy chết thiệt rồi.
Trả lờiXóa