Nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Thị Băng Thanh (trên báo Tiền Phong hôm nay) cứ dứt khoát không được đặt tên đường bằng tên các vua triều Mạc (Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh). Bà viện dẫn Minh sử (của nhà Minh bên Tàu) và Việt sử thông giám cương mục (bên ta) để bảo rằng hai vị vua Mạc hèn nhát, có tội với đất nước, không xứng đáng đặt tên đường.
Tôi nghĩ lẩn thẩn, viện vào đâu chả viện, lại lấy sách của nhà Minh bên Tàu khi ấy tìm mọi cách hạ nhục Đại Việt để làm căn cứ thì quả uổng công nghiên cứu. Rồi cả Việt sử thông giám cương mục nữa, mà sao bà Thanh không tiện trích luôn Việt Nam sử lược của nhà nho Trần Trọng Kim, đều viết dưới góc nhìn của nhà nho chính thống, coi việc họ Mạc lật đổ (điều mà giới cầm quyền phong kiến rất sợ) một triều đại là bất trung, là ngụy, là giặc, liệu có chính xác không.
Đánh giá kiểu bà Thanh, cũng chẳng khác gì lấy sử miền Bắc trước kia và sử "chính thống" bây giờ để nhận xét về Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, xấu đến mức chỉ có đào đất đổ đi thôi.
Mà tôi cũng nghĩ, giả dụ Mạc Đăng Dung có tự trói mình nhất thời thì cũng đừng tự cho đó là hèn nhát, vô sỉ. Việt vương Câu Tiễn bên Tàu ngày xưa từng nếm phân của vua Ngô Phù Sai để mưu việc lớn quốc gia, sao chỉ thấy khen mà chả ai chê.
Tôi sợ rằng, ngay cả một số tên đường bây giờ, như Lê Đức Thọ, Lê Duẩn chẳng hạn, cũng sẽ có ngày bị bóc ra, nếu nhìn theo kiểu bà Thanh.
Nguyễn Thông
Bài của bác Thông cũng đã BÓC TÁCH sơ bộ rồi .Mai kia lịch sử sẽ bóc tách tiếp và lúc đó lại phải làm hàng ngàn tên phố trên cõi Việt này....Khà khà
Trả lờiXóaTôi đồng tình với anh Thông. Trên một trang mạng khác, tôi đã viết cặn kẽ nhưng chủ trang có vẻ ủng hộ bà Băng Thanh nên không cho hiển thị.
Trả lờiXóaCách đây 20 năm, trong một bài viết về nhân vật Nguyễn Kính, người từng chống Mạc Đăng Dung quyết liệt nhưng sau lại làm Tây Đạo tướng quân cho Mạc, tước Tây Kỳ vương và con trai ông là Mạc (Nguyễn) Ngọc Liễn, người đã trung thành với triều Mạc đến phút
chót, tôi đã đòi phải nhìn nhận lại về nhà Mạc và được nhiều người, kể cả một số giáo sư, ủng hộ. Ý kiến của tôi về Mạc Đăng Dung thế này:
- Hành vi đầu hàng nhà Minh của Mạc Đăng Dung thực chất là một sách lược khôn ngoan trong thời điểm đó để tránh cảnh " lưỡng đầu thụ địch" ( nhà Minh phía Bắc, nhà Lê trung hưng vừa khởi lên ở Thanh Hóa, phía Nam). Thực tế là nhà Mạc vẫn giữ được chủ quyền và cũng không hề mất đi tấc đất nào, như nhiều nhà sử học đã chứng minh là " của nó trả nó" thôi.
- Hành vi buộc dây vào cổ, cới áo trần vai lên Nam Quan xin hàng đúng là " hèn" theo cách nhìn bây giờ nhưng tôi nghĩ, nó chưa hèn bằng Câu Tiễn nếm phân cho Phù Sai và chưa chắc hèn hơn Lê Lợi khi phải cống người vàng để đền mạng Liễu Thăng mặc dù vừa chiến thắng. Đến như cụ Hồ mà năm 1946 phải mang vàng quyên góp của dân cống cho Tiêu Văn, Lư Hán, đưa gái, thuốc phiện cho chúng rồi ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946, Tạm ước 14/9/1946 và sau này phải cắn răng làm Cải cách ruộng đất, Chỉnh đốn tổ chức theo cố vấn Tàu...Những việc đó được các sử gia XHCN gọi là sách lược khôn ngoan nhưng thử hỏi có khác Mạc Đăng Dung không?
- Mạc Đăng Doanh thì không phải bàn rồi. Thời ông làm vua , đất nước thịnh trị đến mức các sử gia nhà Lê- kẻ thù không đội trời chung cũng phải ca ngợi.
Xét thế đủ thấy cha con Mạc Đăng Dung xứng đáng đặt tên hơn vô số kể đang có tên trên đường phố Hà Nội bây giờ. Đáng buồn là một số " nhà sử học" ta bây giờ lúc nào cũng xưng xưng là theo chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác mà không hề có quan điểm lịch đại, đồng đại, tư duy vẫn y như mấy vị sử gia thời Lê Trung hưng và thời nhà Nguyễn. Thế mà vẫn xưng xưng là GS, PGS này nọ...
Người Phủ Quốc.
Nhà em nhất trí hoàn toàn với bác Phủ Quốc Nhân. Ký tên: Thông
XóaEm hay gọi tên cũ của các đường cho nó lành! ví dụ Đường Nam bộ..
Trả lờiXóaVà tên đẹp, ngắn gọn, ý nghĩa như Sài gòn..
Trả lờiXóaTầm 1960-1961, trên tạp chí Mã Thượng, xuất bản ở miền Nam, có đăng bài' Một thế kỷ- mấy vần thơ' của nhà thơ Truy Phong. Tôi thuộc nằm lòng câu này:
Trả lờiXóa'Phan Thanh Giản nuốt hờn pha thuốc độc,
Bởi xâm lăng bắt nhượng nước non này'.
Sau tháng 4/1975, đường PTG bị xóa tên, thay vào đó tên đường gì tôi không rõ. Tiếc quá!
Lịch sử dân tộc là sự kế thừa và tiếp nối. Vội vàng, non nớt, cứ lấy cái pin Mác-Lê ra để săm soi, đánh giá những hạn chế của danh nhân vĩ đại đất nước bằng cái nhìn của người Việt Cộng đương đại,
chẳng những phản cảm mà tạo nên nỗi buồn chua xót trong lòng một số công dân tử tế.
Ông Đồng, ông Duẩn, ông Thọ, thậm chí ông Hồ, so với ông Lý Thường Kiệt, ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Trãi, ông Nguyễn Huệ
chỉ là cái đinh gỉ. Thế mà, đường mang tên các ông Việt Cộng ấy vừa to, vừa dài, nằm ở vị trí đắc địa. Còn tiền nhân kỳ vĩ, liệt oanh của dân tộc bị xóa tên hoặc giữ lại cho lấy có thì cũng chọn đoạn đường ngắn, hẹp, ít vãng lai để đặt tên.
Muốn làm gì thì làm. Chẳng cần nghe ai cả. Buồn!
Ta có đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Nguyễn Văn Linh, đường Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ cho Trung Quốc", thậm chí có cả đường Hồ Chí Minh . Với bao nhiêu tên đường như vậy, vua nhà Mạc chứ vua nhà Hồ hay Lê Chiêu Thống đặt thành tên đường cũng chả sao .
Trả lờiXóaNhưng dẹp
Nhưng nên dẹp những đường như Lê Lợi, Quang Trung, Hai Bà Trưng đi cho tư duy nó thống nhất .
Xóa