Là nhà báo chuyên nghiệp, thường ngày tôi đọc nhiều báo, dĩ nhiên có Báo Thanh Niên.
Có ai đó sẽ bảo rằng vì thường xuyên đọc tờ báo nào
đó, nên dễ coi tờ báo ấy là có uy tín nhất. Nói như thế có thể gây tranh cãi,
thậm chí không ai chịu ai.
Người thường xuyên được cấp (không phải mua)
báo Nhân dân, họ sẽ cho rằng không tờ
báo nào bằng báo Nhân dân.
Một người, như tôi chẳng hạn, hằng ngày đọc Thanh Niên, bởi trong thâm tâm đã mặc định
đó là tờ báo mình ưa thích và có uy tín hàng đầu.
Tôi khẳng định với các bạn như vậy không phải theo cảm
tính, mà “nói có sách, mách có chứng”, bằng chứng hùng hồn, khó ai bác bỏ.
GS-TS Trần Văn Khê là nhà văn hóa lớn đương đại của
nước ta, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt ở những nghiên cứu sâu rộng và
sự truyền bá âm nhạc dân tộc ra thế giới. Tài sản văn hóa ông để lại cho thế hệ
sau cực kỳ đồ sộ, giá trị sâu sắc. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế
giới đều biết danh tiếng GS-TS Trần Văn Khê.
Điều tôi muốn nói, trước khi về với cõi thiên thu,
GS Trần Văn Khê có để lại bản Di nguyện. Và bản Di nguyện này, theo tâm nguyện
của ông, đã được trao cho Báo Thanh Niên.
Chọn mặt gửi vàng. Lựa chọn Báo Thanh Niên để trao bản Di nguyện, điều đó chứng tỏ tờ báo này có uy
tín rất lớn với GS-TS Trần Văn Khê. Uy tín ấy đã được thẩm định bằng sự uyên
bác của một nhà văn hóa rất có uy tín trên thế giới.
Về cấp độ cơ quan chủ quản, Báo Thanh Niên bằng sao được một số tờ báo chính thống, cơ quan truyền
thông lớn của nhà nước.
Thuộc tốp dưới theo phân hạng của nhà nước nhưng rõ
ràng trên thực tế Báo Thanh Niên là
điển hình của sự thu hút bạn đọc, trở thành đối tượng không thể thiếu trong cuộc
sống hằng ngày.
Báo Thanh Niên
đã thực hiện xuất sắc nguyên lý của nghề báo: Cung cấp thông tin bạn đọc cần chứ
không phải đưa ra thứ thông tin mình có.
Cơ quan chủ quản hoặc nhãn mác tờ báo không có nghĩa
là đồng nhất với chỗ đứng của nó trong lòng bạn đọc. Khi mua báo cũng như khi
đánh giá uy tín, người ta không nhầm lẫn nhãn mác với sức sống của tờ báo trong
lòng xã hội.
Sự lựa chọn và đánh giá của đông đảo bạn đọc là chuẩn
xác nhất, đáng tin cậy hơn cả.
Có những tờ báo, trước hết là Tổng biên tập, luôn nắm
tóc tự nhấc mình lên chứ không phải dựa vào sự tin cậy của bạn đọc, mà số đông
bạn đọc thì không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nó có đáp ứng được yêu cầu của mình
không.
Ở nước ta, hàng mấy trăm tờ báo đang lưu hành trên
thị trường mỗi ngày. Có vô số sự lựa chọn, nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã chọn Báo
Thanh Niên để trao bản Di nguyện. Điều
đó nói lên tất cả.
Đó là vinh dự to lớn dành cho Báo Thanh Niên.
Là một bạn đọc, tôi thành thật chúc mừng Báo Thanh Niên.
Bá Tân
Báo Thanh Niên đã sống cùng thời cuộc.
Bá Tân (phải) trò chuyện cùng nhà thơ Nguyễn Văn Hiếu, tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa (ảnh Xuân Ba chụp)
Chán phèo nhất trong các báo là báo Nhân dân,có lẽ vì thế nên các số báo ra cách nửa năm vẫn mới tinh không nhăn một nếp gấp
Trả lờiXóaCâu này xem chưa ổn, bác Tân ạ: "luôn nắm tóc tự nhấc mình lên ". Nếu hiểu theo nghĩa đen thì không phải câu khen. Theo em có thể nói " luôn làm cây thông vv."
Trả lờiXóa"nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã chọn Báo Thanh Niên để trao bản Di nguyện. Điều đó nói lên tất cả"
Trả lờiXóaĐiều này không nói lên gì hết . Ông Bá Tân nên đi làm nghề quảng cáo chuyên về celebrities. Có thể ô TVK cuối đời tâm trí không minh mẫn, hoặc nghịch ngợm "eenie, meenie, minie, moe", hoặc cả tỷ lý do khác không liên quan gì đến chất lượng tờ báo .
Tờ báo chỉ có mỗi ô TVK là bằng chứng thì hơi bị ẹ!
Nên chăng đem "tàu lạ" ra làm tiêu chuẩn báo láo ? Báo nào đã từng đăng chữ "tàu lạ" hoặc không dám đăng, báo đó xứng đáng in trên giấy đi cầu .
Một vợ thì người vợ đẹp nhất hay người xấu nhất thế gian, làm sao mà so sánh cho tường tận kỷ lưỡng. Vậy thì sao ? phải nhiều vợ để đầy đủ kinh nghiệm ở đời mà phê với phán. Nhưng hiện nay, việc này không được chấp nhận, nên hay dở, xấu đẹp chỉ do mình. Còn báo chí, mỗi tờ mỗi việc bênh vực cho tiêu chỉ của mình thêm tí rau cải, ngò thơm cho màu mè lạ lạ cũng thế mà thôi.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa