Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thành ngữ mới: BƠ THỪA SỮA CẶN


Mở mục mới.
Kể từ bữa ni, nhà cháu sẽ mở mục mới, tạm gọi là "thành ngữ mới", chuyên nêu ra và giải nghĩa những thành ngữ, cụm từ quen thuộc mà từ hồi bé đến giờ nhà cháu đã được nghe ra rả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Cũng có thể những thành ngữ ấy không hẳn do cộng sản chế ra nhưng nó được họ dùng nhiều đến mức người ta nghĩ không phải họ là tác giả thì còn ai vào đây.

Kiến thức hạn hẹp, có khi chỉ trình bày nông cạn, mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý. Xin đa tạ.

Sau đây là thành ngữ mở hàng: BƠ THỪA SỮA CẶN

Nhớ hồi những năm 60 - 70 ở miền Bắc, khoai còn chả đủ ăn, lấy đâu ra bơ sữa. Tôi sinh năm 1955, một năm sau khi miền Bắc được gải phóng khỏi người Pháp, thú thực,  mãi đến hơn 20 năm sau mới biết mặt mũi của miếng bơ. Còn sữa, cũng chỉ nghe nói thì nhiều chứ chả mấy khi được uống. Với nông dân đặc sệt như tôi, bơ sữa là cái gì đó rất cao sang, mà cũng chả mơ được ăn uống nó bởi vì hiểu phận mình chỉ có khoai sắn làm bạn.

Nhưng đài báo nhà nước thì cho dân “ăn” bơ sữa thường xuyên, nhất là khi lên tiếng tố cáo chính quyền “ngụy” Sài Gòn. Họ gọi đó là bọn tay sai của đế quốc Mỹ, cam phận “bơ thừa sữa cặn” để áp bức bóc lột đồng bào miền Nam, gây chiến tranh chia cắt đất nước. Theo cán bộ hồi đó giải thích, cũng như đọc báo Nhân Dân, ăn “bơ thừa sữa cặn” là ăn thứ người ta đổ đi, ăn hèn ăn nhục, bám đít đứa khác, chả khác gì con chó ăn cứt. Thà đói khổ mà làm người cách mạng còn hơn sống kiếp “bơ thừa sữa cặn”. Nghe giải thích vậy, tự dưng thấy không thèm bơ sữa nữa.

Với sữa, tôi có chút kỷ niệm. Năm 1977 tôi được phân công nhiệm sở ở miền Nam. Năm 1979 nghỉ phép ra Bắc. Trước khi lên tàu ga Hàng Cỏ trở vào Nam, anh Bùi Trọng Cường đồng môn, công tác ở nhà xuất bản Văn hóa dắt ra chợ giời mua giùm cho 3 chục hộp sữa, tinh sữa Thống nhất do nhà máy ở miền Nam sản xuất, mậu dịch thương nghiệp phân phối ra miền Bắc bán tiêu chuẩn cho cán bộ, cán bộ bán ra chợ giời, tôi lại làm nhiệm vụ hoàn lương cho nó đưa trở vào Nam. Mua 2,2 đồng/hộp, vào bán được 2,7 đồng, mỗi hộp lời 5 hào. Đến ga Bình Triệu, thuế quan phát hiện được mặc dù tôi giấu rất kỹ. Họ định tịch thu bởi hàng lậu không giấy tờ. Tôi lấy cái giấy đi phép của giáo viên ra năn nỉ, cuối cùng phải cúng cho hai ông mỗi ông 1 hộp thì họ tha. Lúc ấy gần 10 giờ đêm, kêu xích lô chở về Q.5 hết 5 đồng, gã xích lô bảo để cái ba lô lên trên cho cân xe. Dọc đường nó moi móc thế nào mà mình không biết, về nhà giở ra thấy mất 4 hộp, hèn chi khi trả tiền xe, nó chả thèm đếm, bảo khuya rồi, phóng đi như bay. Vị chi mất 6 hộp, mất 13 đồng 2 hào, hòa vốn. Mà suốt hành trình Bắc – Nam căng thẳng từng phút, lúc nào cũng lơ láo chỉ sợ bị phát hiện, tịch thu. Tính ra thì lỗ to. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

12 nhận xét:

  1. Ah, hóa ra bác này cũng không phải là người Cộng Sản chân chính, cũng chân phụ hoặc chân trong chân ngoài như mọi người .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi ấy, khó làm người lương thiện hoàn toàn lắm, bác ạ.

      Xóa
    2. Tớ có nói bác không là người lương thiện đâu, chỉ nói bác không phải là người Cộng Sản chân chính, thế thôi .

      Lương thiện hoàn toàn khác với Cộng Sản, xin bác nhớ cho điều ấy .

      Xóa
  2. Ao may o ,ca kho .mi chinh canh ...bac Thong viet cho vui.

    Trả lờiXóa
  3. Bơ thừa. Sữa cặn. Vẻn vẹn 4 từ. Câu 1, chủ vị đều âm bằng. Câu 2, chủ vị đều âm trắc. Vần 'ưa' của ' sữa' được nhấn nhá trong'thừa'. Vị ngữ 1, 'thừa'. Vị ngữ 2, 'cặn'. Một thành ngữ hoàn chỉnh. Tuyệt! Thành ngữ ra đời khoảng đầu thế kỷ XX. Của dân gian đấy. Không phải sản phẩm của VC. Dùng trong thời Pháp. Rộ lên trong thời Mỹ ở miền Nam. Mười năm đầu, sau tháng 4/1975, thành ngữ bị lạm dụng, dùng như khẩu hiệu. Sau đó thưa dần. Nay thi thoảng mới nghe. Có lẽ, không vì bản chất ngôn ngữ mà vì hiện tượng gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đường niệu, đường huyết trong cán bộ VC, ông nào cũng...bị. Chống 'Bơ thừa. Sữa cặn' nhưng lại ham 'Bơ thừa. Sữa cặn' nên nó phải thế.
    Thật sự thì bơ (beurre) và sữa không là cao lương mỹ vị gì. Cả hai đều là thứ phẩm và thành phẩm khi chế biến sữa bò. Nhưng với người Việt mình thì nó lạ. Lạ thì suy ra là quí. Mà đóng trong hộp, trong lon nữa, nên mới gom hết các hộp thừa, lon cặn mà vét, mà mút đến hạt cuối cùng, đến giọt cuối cùng. Cả cái hộp của nó, cái lon của nó cũng mang về làm của quí để đong đo. Miền Bắc thì bơ gạo. Miền Nam thì lon mè. Tạm dừng. Đề tài này, mở ra, ngàn lẻ một đêm cũng không dứt chuyện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em mà nghĩ được như bác, thêm vào cho bài thì hay biết mấy.

      Xóa
  4. Nhiên rồi,anh à.Thành ngữ nầy chỉ lạt phai khi những chiến binh đói mạt của rừng rậm thỉnh mùi.Như anh em mình đâu biết vị thơm mì nước,bánh bao,quẩy...xứ Hà thành xa xăm.Nay như bảo vật bất kỳ kẻ nhục quyền nào....Định luật bảo toàn năng lượng định rõ sự chuyển hóa, đỉnh cao trí tệ nào chê(lLiếm không sót điếm nhục...).Tư bản đỏ nhảy bàn độc từ nây.Đây là căn nguyên chính hình thành giới đại gia mạt(Bơ thừa..còn là thông tin,tiền bạc,nhà lầu,xe khủng,chân ngắn tịt...).Bọn nô bộc thi nhao cướp phá hòng kiếm bộn vàng nầy,bất kể chúng sinh đói khổ tàn tạ,chấp cả lưới Trời.Không thể nầu,cõi "Mộng" đương chờ chúng-Ngay và luôn.Viết xong Tui cảm nhơ giọt sương long lanh trên Tây hồ.Kính,cảm!.

    Trả lờiXóa
  5. Ái chà chà, ngày ấy mà bác Thông đã biết "buôn lậu" rồi, "khiếp thật" !

    Trả lờiXóa
  6. "Nghe giải thích vậy, tự dưng thấy không thèm bơ sữa nữa."Câu này hay quá !

    Trả lờiXóa
  7. Lớn lên mình chẳng biết đến " bơ thừa, sữa cặn" mãi đến năm " Trung úy - đại đội trưởng" được chia một cân "Bơ" Nhưng rồi buồn vì "hôi quá" cả nhà không ăn được! còn "sữa" thì đận mổ ruột thừa, Viện quân y cho ăn thay bằng sữa, nhưng khổ lắm các bác ạ, ăn sữa vào là ôm quần chạy té re!

    Trả lờiXóa
  8. Bây giờ cũng có nhiều người ,có danh vị hẳn hoi,tiền chẳng thiếu ,vậy mà chính quyền cho tí bơ thừa sữa cặn để làm công cụ tuyên huấn cho họ,vẫn cảm thấy tự cao,tự hào...

    Trả lờiXóa