Mình cứ nghĩ ông trời rõ khéo lẩn thẩn.
Cái con ruồi chả chịu làm gì,
chỉ vo ve nhưng cứ bọn người làm được thứ nào ngon là chúng tới xơi
trước, cũng giả bộ hai chân xoa xoa lễ phép trước khi ăn nhưng ăn không
chừa món chi. Vậy mà bọn người phải chịu nó. Còn khen nó "tự nhiên như ruồi".
Còn con ong cả đời vất vả,
cày cuốc vườn hoa khắp xứ hút mật ngọt đem về nuôi con, nhưng cứ được
lít nào là đám người lấy luôn lít ấy, ong chả biết kêu ai.
Hóa ra, với đứa đểu như ruồi thì người sợ, với kẻ làm lụng như ong thì người coi không bằng nô lệ.
Tuy nhiên, con ong hơn con ruồi và con người ở chỗ nó không bao giờ đậu vào... cứt. Đó là sự công bằng trong sắp đặt của trời.
Nguyễn Thông
Anh Thông viết bài nầy" độc" thiệt!
Trả lờiXóaCon ruồi được phép đậu trên mép nhà quan mà chẳng ai dám động còn con ong mà lảng vảng trước mặt quan là bị đuổi ngay
Trả lờiXóaNhà bác góp thêm một ý quá hay mà mình không nhớ ra. Xin đa tạ đã mở mắt cho tại hạ.
XóaĐọc xong bài BácThông, tôi chưa vội gõ còm và mail hỏi ông Trời. Email ông ấy trả lời thế nào, tôi xin chép lại thế ấy:"Mình không sanh tạo ra loài ruồi. Trước đây, trong kháng Pháp, thời Việt Minh, mình tạo ra giống ong nhỏ, cần cù, hiền lành, trung thực, có ngoại dáng như loài ruồi bây giờ, mình đặt tên cho nó là ong ruồi. Sau 1954, một ít trong bọn chúng tách đàn, lười làm, thích ăn, mà ăn phàm, ăn bẩn. Người đời rỉ tai nhau, bỏ chữ ong, gọi chúng là ruồi. Sau tháng 4/1975 chúng tách đàn khá nhiều, ăn bẩn, ăn dữ, người đời công khai chính danh: Ruồi". Nguồn gốc, sự tìnhlà thế. Đừng so sánh ong với ruồi mà đau lòng ong.
Trả lờiXóaĐúng, anh ạ, ruồi ở xã hội ta ngày càng nhiều là do người, càng ngày càng nhiều.
XóaBọn chó chết thì có gì mà nó không ăn, kể cả... cứt !
Trả lờiXóaCàng đọc bác Thông càng thấy hay. Cảm ơn bác nhiều !
Trả lờiXóaCha Thông thật tuyệt !
Trả lờiXóaOng vẫn và sẽ mang mật ngọt cho đời, còn lũ ruồi thật ghê tởm nhưng sao chúng sinh sôi nhanh quá bác ạ.