Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Thế mà mình cứ tưởng chỉ xảy ra ở đại hội nhà văn

Báo nước ngoài bàn về 'sự cố tắt micro' trong Hội nghị ASEAN

Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung. Theo các nhà phân tích thì đây là dấu hiện rạn nứt của khối và sẽ bị nước ngoài lợi dụng. Ngoài ra thất bại này cũng khiến Bộ qui tắc ứng xử trên biển COC khó lòng đạt được như dự kiến.

Campuchia `chơi xấu` đẩy nguy cơ xung đột biển Đông lên cao
Hôm 13/7, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, Hội nghị ASEAN kết thúc mà không có tuyên bố chung.
Tại một trong các cuộc họp ở Hội nghị ASEAN tuần trước, khi Ngoại trưởng Philippines bắt đầu lên tiếng đề cập đến vấn đề Biển Đông thì micro của ông bị tắt.
Chủ nhà Campuchia tuyên bố đó là do trục trặc kỹ thuật.

Nhưng một số nhà ngoại giao nói bóng gió rằng có thể “trục trặc” này có nguyên nhân tệ hơn, đó là nỗ lực của Campuchia, nhằm đẩy chủ đề “nóng” ra khỏi chương trình nghị sự.
Hãng tin Reuters bình luận rằng, sự cố trên cùng nhiều vụ việc khác cho thấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã bị chia rẽ do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này ngày càng gia tăng.
Là khối gồm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và dự định thành lập khối kinh tế theo kiểu EU vào năm 2015, ASEAN vẫn khẳng định sự đoàn kết bất chấp thực tế là lần đầu tiên sau 45 năm, Hội nghị ASEAN không thể đưa ra thông cáo chung.
Tuy nhiên, các bài trả lời phỏng vấn xung quanh Hội nghị này cho thấy sự bất đồng sâu sắc cũng như những lời lẽ tranh luận gay gắt, khác hẳn với một ASEAN nổi tiếng về sự lịch sự và ôn hòa trong tranh luận.
“Đó là một trong những cuộc họp nảy lửa trong lịch sử của ASEAN”, một nhà ngoại giao nói.
Do khối ASEAN chưa thể thống nhất bản thảo của “Bộ quy tắc ứng xử” dành cho khối và Trung Quốc trong năm nay, nên nguy cơ đối đầu trên vùng biển giàu dầu khí sẽ gia tăng và có thể phát triển thành một cuộc xung đột.
Sự thất bại này cũng cho thấy thách thức lớn lao mà Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt khi nước này tập trung nguồn lực quân sự và kinh tế vào châu Á để kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.
Đến nay, biển Đông đã trở thành điểm nóng quân sự lớn nhất châu Á do Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines trên vùng biển này.
Theo giáo sư Carlyle Thayer của Đại học New South Wales thuộc Học viện quốc phòng Úc, việc ASEAN thiếu thống nhất sẽ là cơ hội để cho các cường quốc bên ngoài lợi dụng.
“Sự kiện này cho thấy vết rạn lớn trong vành đai tự chủ của khối. Lúc này, Trung Quốc đã xâm nhập vào tận sâu bên trong khối ASEAN và gây chia rẽ nội bộ khối”.
Trong khi đó, Thủ tướng Campuchia giận dữ bác bỏ các ý kiến rằng Trung Quốc đã “mua” sự ủng hộ của nước này về vấn đề biển Đông.
Năm 2011, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia đạt mức 1,2 tỷ đô la, cao gấp khoảng 10 lần so với Hoa Kỳ.
Các nhà ngoại giao cho biết Campuchia đã gạt bỏ các nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển trong cuộc họp ASEAN cũng như tại diễn đàn khu vực ASEAN với sự tham gia của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Một số nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã bị Bộ trưởng ngoại giao Campuchia ngắt lời khi ông tìm cách đề cập đến vấn đề này.
Sự cố micro của Ngoại trưởng Del Rosario bị tắt xảy ra vào buổi sáng thứ Năm tuần trước khi ông định đề cập đến vấn đề tranh chấp chủ quyền bất kể trước đó Campuchia khăng khăng rằng không nên thảo luận chủ đề này. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Campuchia phát biểu rằng thật là “điên rồ” nếu cho rằng nước này đã chủ ý tắt micro của ông Del Rosario.
Hôm thứ Sáu, ngày cuối cùng của Hội nghị, các nhà ngoại giao đã cố gắng tránh bị bẽ mặt và thống nhất đưa ra một tuyên bố chung vào những giờ cuối cùng.
Indonesia, người khổng lồ của khối, tỏ ra hăng hái nhất khi Ngoại trưởng, Marty Natalegawa thậm chí còn gọi người đồng nhiệm Singapore đang ở sân bay quay trở lại để giúp thảo ra một bản thông cáo chung.
Ông Natalegawa đã thảo ra 18 bản tuyên bố chung khác nhau để điều hòa giữa Campuchia và hai quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Thậm chí nhân viên của ông Natalegawa đã phải đi một quãng đường dài trong Cung Hòa Bình ở Phnom Penh để in ra các bản thảo tuyên bố chung.
Nhưng những nỗ lực đó cuối cùng đã trở thành vô ích do Campuchia không chấp nhận đề cập đến bãi cạn Scarborough - nơi diễn ra cuộc đối đầu hải quân giữa Trung Quốc và Philippines - dưới bất kỳ hình thức nào ngay cả khi Manila chấp thuận đề xuất của Indonesia gọi bãi cạn là “bãi cạn bị ảnh hưởng”.
“Đáng lẽ chủ nhà đã có thể thể hiện vai trò của mình tốt hơn, nhưng họ đã không làm như thế”, một nhà ngoại giao ASEAN nói.
Và sau đó, giông tố bắt đầu nổi lên.
Philippines tuyên bố nước này lấy làm tiếc về kết quả của hội nghị ASEAN và ông Del Rosario đã tổ chức một cuộc họp báo tại Manila để lên án “sự quyết liệt ngày càng tăng” tại các vùng biển tranh chấp của một quốc gia mà ông không nêu rõ danh tính và cảnh báo quốc gia đó đang đẩy cao nguy cơ xung đột.
Đó là những lời lẽ thẳng thừng đến kinh ngạc dành cho ASEAN, một khối mà từ lâu vẫn bác bỏ chỉ trích của dư luận đối với những phát biểu quá ôn hòa và thiếu các chính sách chung mạnh mẽ của khối và đề cao “phương cách đồng thuận ASEAN” – biện pháp hợp tác không xung đột của khối.
Trong cuộc tranh chấp lãnh hải, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích của Biển Đông bằng đường 9 điểm và bác bỏ bất kỳ ý định “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp.
ASEAN và Trung Quốc dự định tiến hành các cuộc thương lượng chính thức về Bộ quy tắc ứng xử giúp giải quyết tranh chấp vào tháng 9 tới và sẽ kí kết thỏa thuận vào Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của ASEAN diễn ra vào tháng 11. Thất bại của Hội nghị ASEAN tuần trước cùng căng thẳng hải quân leo thang khiến dư luận nghi ngờ về kế hoạch này.
Làm sao mà ASEAN có thể đóng vai trò trung tâm nếu khối không có lập trường chung? Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa phát biểu hôm thứ Hai và tuyên bố trong tuần này ông sẽ đến từng quốc gia ASEAN để tìm cách cứu vãn thỏa thuận chung của khối. “
Việc các bên ngày càng có lập trường cứng rắn cộng với tinh thần dân tộc dâng cao của các quốc gia tranh chấp đang làm giảm cơ hội ký kết một Bộ ứng xử có hiệu quả và gia tăng nguy cơ đụng độ trên biển.
Do chưa có bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc đối với các bên, châu Á không có cơ chế duy trì an ninh giúp căng thẳng trên biển không leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện.
“NATO và Liên Xô đã từng có các cơ chế như vậy. Nếu có chuyện gì xảy ra, sẽ có các luật chơi ràng buộc hai phía”, Ian Storey, chuyên gia tại Học viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, bình luận.
“Nhưng ở đây (châu Á) chưa hề có các luật chơi đó”, ông nhận xét.
Lê Dung
(Nguồn: Infonet, Bộ Thông tin - Truyền thông)

13 nhận xét:

  1. tôi nói thật nhé ,vì lợi ích của dảng csvn nên ông nguyễn phú trọng bất đồng quan điểm với nhân dân về vấn đề biên đảo ,băng chứng là cuối năm 2011,khi nhiều đbqh yêu cầu có báo cáo tình hình biển đông trước quốc hội ,thì ông trọng đã gạt đi và nói tình hình biển đông không có gì mới /cho nên vì lợi ích kinh tế của cam pu chia ,hun sen xử sự như trên tai hội nghị asean cũng chẳng có gì lạ ,càng cho thấy rõ bụng dạ nhau ,để mà đấu tranh đi tới mục tiêu chung /

    Trả lờiXóa
  2. xin đính chính ,cuối năm 2010

    Trả lờiXóa
  3. Campuchia từ xưa tới nay luôn có thói giở mặt, phản phúc. Ta dẽ bị nó đâm dao sau lưng lắm!

    Trả lờiXóa
  4. Sâu chuỗi nhiều sự kiện từ việc Trung Quốc đầu tư khùng vào căm phu chia, rồi ông Hun-sen đánh đu với Trung Quốc "ngậm miệng ăn tiền" cho đến việc micro của ngoại trưởng phi lip pin bị tắt trong hội nghị tại căm phu chia thì nói thẳng ra là căm pu chia đã ôm chân Trung Quốc rồi ! Quốc gia nào cũng vậy thôi không có lòng tự trọng, tự chủ chỉ biết xu thời, theo đuôi nước khác thì sớm muộn cũng phải lãnh hậu quả thôi!

    Trả lờiXóa
  5. hehehe... anh Campuchia nay Toa An tai Viet Nam roi !

    Trả lờiXóa
  6. Ông Hĩu Thỉnh đâu? Đi mà đòi bản quyền...sáng tạo.

    Trả lờiXóa
  7. Sáng tạo này của Tòa Án và bộ An Ninh nhà ta, các bác nhà văn đừng chôm bản quyền nhá, há há!

    Trả lờiXóa
  8. Hu Hu ...nỗi NHỤC Quốc thể ,xin trích trong blog của bác PVĐ:
    "Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu khi đến Phnom Penh thì gặp phải một nghi thức ngoại giao đón tiếp khá trớ trêu; Vì đoàn Việt Nam đến sau đoàn Trung Quốc do ông Hồ Cầm Đào dẫn đầu nên khi Đoàn Việt Nam xuống sân bay, tất cả các khẩu hiệu, băng jon, cờ đều mang nội dung đón đoàn Hồ Cẩm Đào; không một câu chữ nào giành cho đoàn Việt Nam...
    Dọc đường đi và khi về khách sạn, mọi trang trí, chào mừng cũng chỉ giành cho việc chào đón đoàn Trung Quốc, chào đón ông Hồ Cẩm Đào mà không cõ câu chữ nào chào đón đoàn Viêt Nam, chào ông Nguyễn Tấn Dũng; Đoàn Việt Nam được bố trí ở cùng một khách sạn với Đoàn Trung Quốc...
    Ông Hun Sen đã vô tình hay cố ý gộp Đoàn Việt Nam vào đoàn Trung Quốc để đón một mẻ cho đỡ tốn công, tốn tiền trang trí.."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vì họ biết vn đã bị bắc thuộc rồi,nào cờ 6 sao,đèn lông trung quốc,đánh đập dã man những người biểu tình chống trung quốc, bắt bỏ tù những người nói Hoàng Sa,Trường sa là của VN.

      Xóa
  9. in đô xứng bậc đàn anh
    đứng ra giàn xếp hòa bình biển đông .
    cấp cao ta cứ như không
    có hay dân nước trong lòng bất yên .
    phải chăng phép lạ thần tiên
    ấy là quý vị đi đêm với tàu /

    Trả lờiXóa
  10. Nhất trí với bác Bùi Công Tự, không chỉ trong vấn đề Biển Đông mà trong nhiều vấn đề khác, "người ta" đang đặt lợi ích của ĐCSVN lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  11. Đây là kỹ thuật do trò (An ninh Cambodia) học thầy (An ninh Việt)tai HVAN đấy chứ, đúng là gậy ông lại đập lưng ông...buồn quá...

    Trả lờiXóa
  12. Nói theo người Huế là Trung Quốc xem các nước trong khối Asian là một Rứa ! Việt Nam luôn hô hào là có công giúp xây dựng nên chế độ nhà nước Campuchia hiện nay nhưng cuối cùng khi có bàn tay phù phép của Trung Quốc thì chính quyền Hunsen có thái độ với VN tức thời bằng "nể trước mặt đấm cặt sau lưng"

    Trả lờiXóa