Trước tiên, xin hương hồn cụ trưởng lão Ama Kông tha thứ cho kẻ tiện dân này khi mạo muội nhắc đến điều liên quan đến cụ.
Tuần
rồi, nhiều báo đưa tin về sự ra đi của cụ Ama Kông thọ 103 tuổi. Một
nhân vật hiếm có của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ, có lẽ chỉ sau Nơ Trang
Lơn và Đinh Núp (anh hùng Núp). Cụ nổi tiếng về nhiều mặt, nhất là săn
voi. Theo thống kê của gia đình cụ, trong cả cuộc đời lừng lẫy, cụ đã
săn bắt được 298 con, nếu không gặp lệnh cấm của chính phủ năm 1982 thì
con số tròn 300 chả có gì khó khăn. Nói cho ngay, cụ bắt voi để thuần
dưỡng, sau đó bán cho người khác, họ sẽ sử dụng voi vào công việc, sinh
hoạt hằng ngày. Lúc ấy voi cũng như con trâu con bò vậy.
Tuy
nhiên, voi là động vật hoang dã, cần để chúng sống tự nhiên nhằm mục
đích duy trì, bảo tồn. Trên thế giới cũng như ở nước ta, đàn voi ngày
càng ít đi do sự săn bắt của con người. Trong đó có "công" của cụ Ama
Kông. Có thể cách đây vài chục năm, chúng ta coi chuyện bắt voi là bình
thường, ca ngợi người bắt voi là bình thường, chả vi phạm, lấn cấn gì
cả. Nhưng nay thì khác, khi cả nhân loại đang cùng nhau từng giây từng
phút bảo vệ môi trường, gìn giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ động vật
hoang dã, mà thực chất là bảo vệ cho chính mình, thì sự đề cao hành vi
hủy hoại thiên nhiên sẽ rất khó nghe. Vì vậy, trước sự ra đi của một
người nổi tiếng như cụ Ama Kông, thương mến cụ, phục cụ là một nhẽ,
nhưng việc ca ngợi cụ cũng nên chừng mực cho phải đạo, đừng như một số
tờ báo kể lể công lao thành tích, khâm phục tài săn bắt voi của cụ, xem
đó như điều tuyệt vời mà không mấy ai làm được. Thậm chí có nhà báo còn
bình luận kỷ lục bắt voi của cụ đến nay vẫn chưa có ai phá được.
Có
những giá trị tưởng rằng nhất thành bất biến, tuy nhiên nó chịu sự chi
phối của cuộc sống, thay đổi theo những vận động của đời sống, hướng tới
giá trị toàn cầu, cộng đồng nhân loại. Ngày nào, miền Bắc vừa ra khỏi
cuộc chiến tranh, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, nhạc sĩ Phạm Tuyên
hồ hởi "Rừng ơi, ta đã về đây" để kêu gọi mọi người cùng nhau phá rừng
(được gọi bằng mỹ từ "khai thác"), thậm chí vui không thể tả "cây đổ rộn
vang như tiếng pháo, tiếng hò nhịp theo trâu kéo gỗ". Xét ra cảnh núi
hoang đồi trọc hôm nay có một phần đóng góp của nhạc sĩ Phạm Tuyên nhưng
không ai trách móc gì ông. Thời bấy giờ nó thế.
Bất
chợt liên hệ đến phong trào ngăn sông làm thủy điện, từ trung ương đến
địa phương, đã và đang gây biết bao nhiêu hệ lụy; san bằng hàng vạn
hecta bờ xôi ruộng mật làm sân golf, làm nhà cao tầng khiến dân rơi vào
cảnh khốn cùng... Liệu có phải là tư duy "ăn xổi ở thì", tầm nhìn không
qua ngọn cỏ?
Chỉ có điều, giá mà con người đừng tàn
phá thiên nhiên, đừng phá rừng, săn bắt thú rừng; văn nghệ báo chí đừng
tung hô ca ngợi quá đáng; để cuối cùng phải tự gánh chịu hậu quả vác đá
ghè chân mình thì tốt biết bao nhiêu.
10.11.2012
Nguyễn Thông
Minh rat thich quan diem cua Nguyen Thong-nhung bai nay thi minh that vong vi noi den 2 vi Ama Kong va Pham Tuyen,boi vi 2 vi nay vao thoi diem do ho la nhung nguoi noi tieng-vi khi do no la nhu the-con bay gio che trach nguoi ta la kieu vuot duoi ,noi leo-vi 1 ong gia o noi rung ru cach day ca the ki lam sao y thuc duoc bao ve moi truong ,dong vat hoang da-minh nghi nhung tu nay khi NT ngoi o truong DH van chua xuat hien!
Trả lờiXóaBác nhầm. Nhà cháu không chê trách hai cụ ấy, thậm chí nhà cháu còn tôn kính họ. Nhà cháu chỉ nói rằng lúc này báo chí truyền thông cần cẩn trọng, đừng ca ngợi quá đà không hợp với cuộc sống hiện thời. Toàn bài chỉ nhằm vào điều ấy.
XóaMay cho bác Thông nhé! Bác ND 02.27 không phải lãnh đạo đấy.Dạo năm 1960 anh em chúng tôi còn phá rừng để ...trồng sắn cơ bác ạ...Không phải bây giờ mới ấu trĩ đâu, ngày ấy các bác văn nghệ sĩ và nhiều vị đã can rồi nhưng kết quả các bác ấy phải đi thực tế để hoc tâp nhân dân...
XóaMí lại chẳng có đề tài thì lắp kín trang cũng là thành tích bác Thông nhỉ?
May quá, bác Thông không phải là lịch sử . Bác mà là lịch sử trong cụm từ "Để lịch sử xử" thì mấy tay gian hùng bán nước lên bàn thờ tổ ngồi hết .
XóaBác làm cho báo, chắc bác phụ trách mục "Người tốt việc xấu". Những ai được bác kính nể tôn trọng thì dù việc làm của họ có tồi bại tới cỡ nào, gây hậu quả cho đất nước, dân tộc thê thảm tới cỡ nào, bác cũng một mực tin họ rất đáng kính trọng .
Vì vậy, trước sự ra đi của một người nổi tiếng như cụ Ama Kông, thương mến cụ, phục cụ là một nhẽ, nhưng việc ca ngợi cụ cũng nên chừng mực cho phải đạo, đừng như một số tờ báo kể lể công lao thành tích, khâm phục tài săn bắt voi của cụ, xem đó như điều tuyệt vời mà không mấy ai làm được. Thậm chí có nhà báo còn bình luận kỷ lục bắt voi của cụ đến nay vẫn chưa có ai phá được.
Trả lờiXóaNặc danh 02.27 không đọc cái nầy à?
Khi báo được định hướng thì phải vậy thôi,không lẽ lại đưa tin bà con biểu tình ở Hà nội vì bị cướp đất!
Trả lờiXóaHôm qua là CÔNG, hôm nay là TỘI.
Trả lờiXóaChuẩn nào cho bài toán PHÁT TRIỂN ???
Hiện tại, tình hình mọi mặt "rất tình hình"; vậy AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI?????
(Yêu mến Blog thongcao55).
Tới lúc đó thì "Nhà cháu không chê trách" ai cả .
XóaKhông phải vì Amakong mà voi hết cũng không phải vì bài hát của Phạm Tuyên mà hết rừng.
Trả lờiXóaỞ VN mọi người dân đều có quyền phá bất cứ cái gì mà họ muốn.
Hề...hề...
XóaTrước buổi chất vấn Xăng giảm 500 đồng một lít...Đề nghị vỗ tay...
Anh Thông bỏ FB sang đây uổng quá, nhiều người ko đọc được bài của anh:)
Trả lờiXóaAma Kong qua đời,những người bước sang tuổi"sau đi đái
Trả lờiXóathì ướt quần"như chúng tôi chỉ luyến,chỉ tiếc một điều
duy nhất:thất truyền thương hiệu rượu AMA KONG,một khang
dược khá hiệu nghiệm.Thứ rượu quí rừng núi bí truyền ấy, đã giúp tôi, những vài chục lần đạt đỉnh!Ôi!Ama Kong,
Cụ đã cho tôi cái bản lĩnh đàn ông.Cụ mất rồi,bản lĩnh
này cũng đành theo Cụ.Hu hu...