Bà cụ kiếm sống trên phố. Ảnh Na Sơn
BÙI MINH QUỐC
Các anh - những người Tháng Tám
Các anh đâu rồi? Thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
“Thế sự du du…” thật giả nhập nhằng!
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
“Thế sự du du…” thật giả nhập nhằng!
Có lẽ nào? Có lẽ nào? Lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỷ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Lại như con thò lò trong ván bài quỷ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi
Những người Tháng Tám?
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
“Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than…”
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng Tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Ðối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Ðang thét đòi món nợ: Tự Do!
19.8.1994
Bùi Minh Quốc
Lời nói thêm: Nhà thơ Bùi Minh Quốc (còn có bút danh Dương Hương Ly: Dương là họ vợ, Hương Ly là tên con gái), một nhân vật tiêu biểu cho thế hệ làm thơ thời chống Mỹ. Từ hồi sinh viên, ông đã được nhiều người biết đến với bài thơ nổi tiếng Lên miền Tây, trong đó có câu "Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường". Ông cùng vợ là Dương Thị Xuân Quý năm 1966 vào Nam chiến đấu trên chiến trường ác liệt khu 5, viết nhiều tác phẩm vang danh một thời như Bài thơ về hạnh phúc, Đất quê ta mênh mông... Vợ ông hy sinh năm 1968, mãi gần đây mới tìm được hài cốt. Hai ông bà có con gái duy nhất Bùi Dương Hương Ly. Hồi năm 1996- 1998 Ly là phóng viên cùng cơ quan với tôi, rất nhanh nhẹn, sắc sảo, có lần sau đợt đi tìm hài cốt mẹ về không thành công, Ly bảo tôi: thế nào em cũng phải tìm bằng được, anh ạ. Tôi rất quý Ly, dù thời gian gặp nhau không nhiều.
Bùi Minh Quốc là nhà thơ tài hoa, nhưng trước hết ông đại diện cho số ít thi nhân biết trọng nhân phẩm của người cầm bút, có nhân cách cứng cỏi, không chịu khuất phục trước cái xấu cái ác. Lẽ ra với những đóng góp của ông trong chiến tranh, Bùi Minh Quốc thừa tiêu chuẩn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giải thưởng Nhà nước, nhưng... Tuy nhiên, giải thưởng cao quý nhất là ông được những người cầm bút có tự trọng và nhân phẩm hết sức quý mến, được nhân dân kính phục, tin yêu. Điều này không phải người làm văn nghệ nào cũng có được.
Bài thơ nói trên ông viết cách nay đã gần hai chục năm, khi cả "lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ giấc mơ con đè nát cuộc đời con" thì ông đã cứng cỏi thét lên "quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/ cả một thời đểu cáng đã lên ngôi", dự báo nhiều điều ghê gớm sẽ xé nát xã hội. Thời gian đã chứng minh những điều ông nhận định, tiên cảm khá chính xác. Xã hội lúc này còn tệ hơn gấp trăm lần khi nhà thơ dự báo.
18.11.2012
Nguyễn Thông
Bức ảnh đen trắng "Bà còng đi chợ trời mưa" này mới thấy xuất hiện, nhưng tầm vóc của nó ngang với tấm hình Bà Cụ ngồi bán rau bên vệ con đường khu đô thị mới!
Trả lờiXóangút tận mây xanh lòng dân ca thán
Trả lờiXóacảnh sống bây giờ dân đã chán gê
tổ quốc đây ,đất nước đây đi về đâu nữa
rồi cũng quen lối ba bữa thường ngày
nói thì nói rất hay nhưng làm chán như mèo mửa
Tâm sự Hoài Thăng Long trên Hà Nội vào Khoảnh khắc Lê Chiêu Thống hôm nay
Trả lờiXóa==========
BẤM VÀO XEM VIDEO Ca sĩ Lộc Vàng hát ca khúc TÂM SỰ của Nhạc sĩ ĐOÀN CHUẨN .. ..
Thân tặng Ca sĩ Lộc Vàng Nguyễn Văn Lộc trả giá cho Tình yêu Dòng Nhạc Tiền chiến với 10 năm tù cộng với 4 năm bị quản thúc và mất quyền công dân cũng chỉ vì Tình yêu ấy...
Mùa Thu đã 67 lần trở lại !
Ít Thiên tai mà lại lắm Nhân tai
Chỉ có một Mùa Thu Kháng chiến
Còn lại Phù Dung phù du lạc Tương lai
Bướm trắng xé đoạn trường mộng điệp
Giấc mơ Tự do tưởng chừng nơi Thiên thai
Trăn trở nuối tiếc Mùa Thu năm ấy
Hàng chục triệu Vong Hồn mất hình hài
Em Hà Nội ngậm ngùi thầm khóc ân hận !
Anh biết nói gì hơn với Mùa Thu mắt nai ?
*
Một giây nhỡ yêu lầm « thằng bán Nước »
Ngàn Năm ân hận mất Kháng chiến Mùa Thu !
67 Thu qua Vận Nước quá mịt mù
Cú sét Ái tình trong Khoảnh khắc
Ngàn Thu ngậm ngùi mất Kháng chiến Mùa Thu !
Một phút yêu cuồng Hà Nội mất
Ngàn năm ăn năn lưu vong lãng du
Đại mộng xin gởi vào Chí lớn Nguyễn Trãi
Chi Lăng bêu đầu Liễu Thăng ải biên khu .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Trả lờiXóaThu Paris tưởng nhớ Thu Hà Nội ...
===========
Thu Paris tưởng nhớ Thu Hà Nội
Mẹ kể mùa Thu năm ấy tựa lá rơi
Mây trắng lững lờ lạnh hơi Thu Hà Nội
Lá vàng không xao xuyến rơi lác đác
Lá vàng rơi không xôn xao không xào xạc
Lành lạnh hiu hắt gió heo may
Phấp phới tà áo bay hoa nắng vàng óng ả
Quanh Hồ Gươm trầm trầm dạ khúc ca
Góc phố Cổ Ngư khung trời mây trắng bay
Mùa thu Hà Nội sóng đôi đi cùng lá
Mùa thu Hà Nội hẹn hò ra biển cả
Theo dòng nước ấm mênh mông mênh mang
Chỉ còn tiếng vọng tiếng dội âm vang
Mùa thu Hà Nội qua lời Mẹ kể
Lá vàng rơi lá vàng rơi Hà Nội chớm tàn thu
Phải chăng lá về rừng về nguồn về cội
Chỉ còn dư âm tiếng vọng tiếng dội nhẹ vang
Mùa thu Hà Nội qua lời Mẹ kể
Qua phương ngữ Người Hà Nội
Mùa thu Hà Nội qua lời Mẹ kể
Qua ngữ điệu Gái Tràng An
Vẫn cứ thế trôi vào tiềm thức của con
Vẫn cứ thế trôi vào vô thức của con
Nắng thu Hà Nội vẫn nhạt và lá vàng vẫn rơi
Mùa thu Hà Nội quyện vào Mùa thu Paris
Tưởng chừng nắng nhạt gió thoảng hắt hiu
Mùa Thu năm ấy lãng mạng cách mạng ngậm ngùi
Lại vịn Quê Hương đứng dậy ngóng tin vui .. ..
Nguyễn Hữu Viện