Kể ra, nói thì bảo xét nét, nhưng không nói cứ lăn tăn thế nào ấy. Vậy thì nói chút chút, vừa phải, nhè nhẹ, dễ nghe.
Trong phiên chất vấn tại hội trường chính kỳ họp quốc hội ngày hôm qua cũng như bữa nay, có một từ được nhắc đến khá nhiều lần, là từ "đồng chí".
Danh từ này thể hiện đặc điểm giao tiếp của các nước theo chủ nghĩa cộng sản, dùng để gọi những người cùng chí hướng, lý tưởng, cùng đứng trong đoàn thể (đảng CS), hàm nghĩa cao đẹp. Có một giai đoạn dài ở các nước XHCN ai được gọi là đồng chí rất hãnh diện; phấn đấu từ người thường trở thành đồng chí là mục đích của rất nhiều người. Nói chung, phải là thành viên của tổ chức chính trị (đảng) mới đủ tư cách đồng chí. Trong sinh hoạt đảng, dù người đứng đầu hay đảng viên quèn đều là đồng chí của nhau, không có từ xưng hô nào khác thay thế cho cách gọi ấy.
Nhưng quốc hội không phải tổ chức chính trị-xã hội, không phải đảng phái, đoàn thể nào đó. Quốc hội là cơ quan đại biểu - quyền lực cao nhất, đại diện cho tất cả nhân dân, cùng và không cùng lý tưởng. Các đại biểu quốc hội được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và cử tri cả nước. Thông qua đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất
nước... Như thế, đại biểu quốc hội có thể là đồng chí, cũng có thể không. Tuy nhiên, dù là ai thì trên nghị trường, tư cách đại biểu vẫn là quan trọng nhất, không gì thay thế được.
Chính vì vậy, một số vị đã dùng từ đồng chí không đúng lúc, đúng chỗ. Đáng nhẽ trao đổi với nhau trên nghị trường, khi 499 vị được dân bầu phải gọi nhau là đại biểu (tức là đang ở tư cách đại diện cho nhân dân), ít ra cũng gọi trân trọng là ông- bà, thì các vị ấy cứ quen gọi nhau đồng chí. Đây là diễn đàn bàn việc dân việc nước của gần 90 triệu dân chứ có phải hội họp, sinh hoạt đảng- đoàn đâu mà xưng hô, gọi nhau như thế. Vô hình trung, cách gọi ấy đã thu hẹp vấn đề vận mệnh toàn dân vào phạm vi đoàn thể, khiến mất đi tính dân chủ, đại chúng. Không chỉ những đại biểu thường mà ngay cả những đại biểu đang giữ chức vụ cao của đảng, nhà nước, quốc hội cũng cứ quen miệng "đồng chí". Hôm nay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất nhiều lần dùng từ "đồng chí" "các đồng chí" để chỉ đại biểu quốc hội; hôm qua chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thế, thậm chí còn thiếu nghiêm khi "đồng chí Trịnh Đình Dũng ơi", "đồng chí thống đốc Nguyễn Văn Bình ơi", giống như sinh hoạt chi bộ hoặc họp tổ dân phố chứ không phải họp quốc hội. Có thể ai đó bảo vệ cho bác Sinh Hùng, nói người ta xuề xòa gần gũi thế mà cũng bày đặt bắt bẻ, cứ khó khăn thế ai mà chiều được... Không ạ, cái nào nên ra cái ấy, nhất là trên nghị trường bàn chuyện quốc kế dân sinh.
Tối qua, ngồi nói chuyện với tôi, nhà báo Đỗ Hùng (Mr.Do) cũng bảo cần phải rành mạch vậy, đừng nhập nhèm, lẫn lộn thế; đó là chưa nói đến khía cạnh không phải đại biểu quốc hội nào cũng "đồng chí" dù tất cả cùng chăm lo việc dân việc nước. Cái đó lớn hơn, cao cả, đẹp đẽ hơn đồng chí (cùng ý chí) nhiều lắm. Tôi nhất trí.
14.11.2012
Nguyễn Thông
Ngày xưa, Chính Hữu - Đồng Chí là vì "Áo anh rách vai; Quần tôi cũng hai miếng vá". Ngày nay, họ "âu yếm" hai từ "đồng chí" - giời ạ! chả bù những lúc nọ, kia; cho dù cố mấy chăng nữa cũng không thể san phẳng cái "thế giới" ngăn cách quá xa giữa này - với nọ!
Trả lờiXóaViệt Phương có câu thơ rất lạ:
Trả lờiXóa"Bao nhiêu năm đồng chí với người
Con gọi người-đồng chí
Là khi con vĩnh biệt người
Đồng chí Bác Hồ ơi..."
Thời bao cấp có câu nhại thơ Tố Hữu:
..."Rồi hai đứa chửi nhau
Gọi nhau bằng đồng chí"...
Tui mạo muội,xin được chỉ giáo:
Về mặt khoa học thì phải công nhận người phát minh ra từ "đồng chí" là rất tài.Nếu trong đảng mà dùng đại từ nhân xưng tiếng Việt thì rất không ổn. Từ "đồng chí"cho phép các đảng viên xưng hô bình đẳng,không phân biệt cấp bậc tuổi tác,quan hệ họ tộc (ví dụ cha con trong một chi bộ khi sinh hoạt gọi nhau là tôi và đồng chí).
Ví dụ cách sử dụng "đồng chí":
-danh từ: Đồng chí=ông (tiếng Anh: Mr.)
(Đồng chí X = Mr Dung)
-đại từ nhân xưng ngôi 2:
đồng chí=mày,ông,anh,chị,em,con,cháu,bà...(tiếng Anh:You)
(gọi nhau bằng đồng chí).
-đại từ nhân xưng ngôi 3:
đồng chí ấy = chị ấy,ông ấy...(Tiếng anh: she,he...)
Vậy nếu bỏ qua ý nghĩa trong lịch sử ra đời của "đồng chí" để dùng nó trong tiếng Việt thì sẽ giải quyết được cách xưng hô phức tạp của tiếng Việt hiện nay.
Cho nên mấy ông đảng viên trẻ họp chi bộ gọi cụ lão thành là đồng chí xưng tôi cụ mới quát:đồng , đồng tao đồng với thằng bố mày .Không đồng với mày.Hỗn ,ai chi mày xưng "tôi", tao nói cho mày biết:cục cứt còn có đầu có đuôi nữa là chi bộ.Chấm hết.
XóaQuen dồi, lói náo thành quen khó sửa lắm !
Trả lờiXóaLàm việc gọi là chú; bóp vú gọi là anh; đấu tranh gọi là đồng chí; du hý gọi là đồng rận, chịu trận gọi là đồng bào; qươ cào gọi là đồng đảng...
Trả lờiXóaHAY.
XóaTừ đồng chí,comrade(Anh),camarade(Pháp),là sản phẩm ngôn
Trả lờiXóangữ chung của nhân loại tiến bộ.Đồng chí có khi không
nhất thiết phải là đảng viên,chỉ cần cùng một hướng(Đồng
chí,thơ Chính Hữu);không phải độc quyền sử dụng của CSVN
(Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài).
Ngôn ngữ có đời sống riêng của nó,chịu qui luật phát triển và lụi tàn.Trong chiến tranh ác liệt,khi gọi nhau đồng chí,sức biểu đạt tình cảm hết sức ý nghĩa.Cùng rét.Cùng đói.Cùng gian khổ.Cùng chết chóc.Cùng chiến đấu
chống kẻ thù.Bây giờ,gọi nhau đồng chí,rất nhạt nhẽo,
buồn cười.Có chí đâu mà đồng.Còn cái lý tưởng huyển ảo
Mác-Lê thì làm sao gọi là chí,là hướng,khi sức thuyết phục của nó không còn.Đến ông Cộng Sản gộc còn sót lại
của thế giới đã bắt đầu nói ngọng để giả từ:Xây dựng
xã hội khá giả mang màu sắc Trung Quốc.Mao,Mác,Lê biến
hết!
Các vị đại biểu quốc hội khi sinh hoạt trong nghị trường,nên gọi nhau bằng Ông X,Bà Y,thì đúng hơn,tình cảm hơn(dù thực chất nó là tổ chức dân cử trá hình)và
cũng tập quen dần,khỏi bỡ ngỡ,ngượng ngùng khi cái lý
tưởng của các vị không còn cái gì lý tưởng.
Thuyền nan giúp chúng ta qua sông,lên bờ,tiến ra đại lộ thênh thang,tiến bộ.Ra đại lộ mà vẫn đội thuyền trên
đầu,phố phường họ cười cho:vừa vướng,vừa chậm chân,vừa
kỳ cục,vừa xấu hổ,thậm chí vừa không bình thường.Chân thực hết lòng.Không xuyên tạc.Không diễn biến.Cố lên.
Mạnh dạn lên.Nhân dân trông mong vào quí vị!
Theo choa Anh tôi. Mi tau...còn may
Trả lờiXóaGọi nhau đồng chí...mệt rồi đấy!
Em như cục cứt trôi sông
XóaĐồng chí như chó ngồi trông trên bờ.
gặp nhau gọi đồng chí .nhặt ví nhau hết mừng
Trả lờiXóaHá há, quốc hội, dân bầu, hí hí, cơ quan đại biểu, hé hé, quyền lực cao nhất, ha ha, trách nhiệm với cử tri, hê hê, Đây là diễn đàn bàn việc dân việc nước của gần 90 triệu dân chứ có phải hội họp, sinh hoạt đảng- đoàn đâu, hố hố ...
Trả lờiXóaCon xin bác, bác tấu hài vui quá làm bò lăn bò càng ra cười .
OK, nghiêm túc lại . Đôi khi cách xưng hô chỉ ra bản chất thật của quốc hội nhà ta đấy bác Thông ạ .
Nhất trí với đồng chí Nguyễn Thông. Nhất trí! Nhất trí!
Trả lờiXóaLãnh đạo ta từ trong rừng ra có biết phân biệt lúc nào nên dùng từ đồng chí còn lúc nào thì không đâu?
Trả lờiXóaTừ đồng chí là từ Hán-Việt .Nó được phát âm thoại:tongzhi bắt nguồn từ từ:tongxinglian là những người tình dục đồng giới.nó cũng tởm tởm như thằng phủi Đàm vĩnh hưng khóa môi sư thầy.Ở trung quốc bay giờ gọi nhau là đồng chí(tongzhi) là người ta chạy mất dạng.Hay, hay là ông chủ tịch quốc hội , ông thủ tướng cũng tongzhi .Ọe.
Trả lờiXóaKhổ cho dân nước nam
Trả lờiXóaCòng lưng nuôi một lũ
Mang cái tên rất kêu
Tư bản mác cộng sản.
Lũ chúng mà khôn ngoan
Nước nam là của chúng
Uy quyền trùm một cõi
Bốn biển sẽ vang danh.
Nhưng bản chất ngu tham
Cái gì cũng đớp tất
Từ tài nguyên-ruộng đất
Đến quần áo thiện quyên
Từ dự án trung ương
Đến ngôi nhà tình nghĩa
Từ nghĩa trang liệt sĩ
Đến xương cốt, thây khô
Từ tượng đài danh tướng
Đến nắm đất dân oan.
Từ đồng lương chiến sĩ
Đến hạt gạo dân cày...
Cái gì cũng đớp tất
Như một bầy lợn tham
Không những ăn còn phá
Tan hoang đất nước này
Bao vạn tỷ trôi sông
Đất thu hồi hoang phế.
Nhưng chúng còn tinh tướng
Đạo đức giả dạy đời
Cái gì cũng của dân
Do dân, vì dân cả.
Ai vạch mặt chỉ tên
Chúng bỏ tù, bắt tội.
Bên trong thì tinh tướng
Ra ngoài lại sợ Tàu
Nhường nó cả biển đảo
Hèn hạ bán nước Nam.
Khổ cho dân nước nam
Còng lưng nuôi một lũ
Đã gian lại còn tham
Dán nhãn là cộng sản.
Ai đấy đã nói rằng: Khi gọi nhau bằng đồng chí là lúc người ta sắp ... cạn tàu ráo máng với nhau đấy! Tôi nghĩ ý kiến ấy chỉ đúng một phần, cho "một bộ phận không nhỏ" trong cộng đồng người Việt (không cứ là đảng viên)mình thôi...
Trả lờiXóaHầy dà ...
Trả lờiXóaCái lày dan ngu khu den lói lúng hà. Bi giờ lước ngọ không có lồng chí với ai lâu , qua rồi lồng chí nhé, gọi lồng chí bi giờ là xỏ lá lấy, gọi 4 tốt là không có tốt lớ, gọi chứ vàng là vàng lởm đó...
có tranh chấp là lước ngộ gọi là :Bọn Vịt lam chớ không có lồng chí đâu! Hề...hề...
Bác Thông thắc mắc từ "đồng chí"xử dụng ở họp quốc hội.Có gì lạ đâu?Quốc hội này không do dân bầu một cách thật sự.Đó là một lũ người được Đảng CS chỉ định nhằm chứng tỏ một cách hình thức dân chủ giả tạo nhằm lòe bịp.Đề nghị bác Thông chỉ ra một đại biểu quốc hội không phải là đảng viên, hay đảng viên trá hình?
Trả lờiXóaNói như lão y tá -thủ tướng là đúng đấy:các ông bà nghị viên cũng do Đảng giao phó trách nhiệm cả.Trách gì NÓ.
Ông Dương Trung Quốc không phải là đảng viên.
XóaÔng Dương trung quốc cũng như nhà sư thích gì đấy cũng hưởng bổng lộc của Đảng cả.Đảng viên trá hình.
XóaBao giờ cũng cần phải có một đội ngũ quân xanh.
Xóađồng hương, đồng chí. đồng tiền
Trả lờiXóatrong ba đồng ấy đồng tiền vẫn hơn