Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Ngắn thôi, không phải về Nishimura

Anh Nishimura Masanari mất rồi, nhẽ ra tôi không nói, để anh yên nghỉ. Nhưng điều tôi đề cập đây là với người còn sống. Người Việt chứ không phải người Nhật.

Sau khi người bạn Nhật khảo cổ ấy qua đời, qua báo chí, cộng đồng dân Việt mới hay anh ấy đã gắn bó với VN gần hai chục năm, tận tụy với VN, bỏ cả vinh hoa phú quý (nước Nhật) để lăn vào nơi vất vả, có rất nhiều cống hiến cho nền khảo cổ nước mình. Ngoài sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp, không hề thấy có vị lãnh đạo nào của nhà nước lên tiếng, cũng không thấy nói Nishimura đã được nhà nước khen thưởng cái gì (huân chương chẳng hạn) xứng đáng với cống hiến đóng góp của anh. Rõ ràng hệ thống thi đua-khen thưởng xứ ta có vấn đề, từ dưới lên trên rất thụ động, kẻ không đáng thì được, người xứng đáng thì không. Từ chuyện nghệ sĩ Văn Hiệp, nay tới tiến sĩ Nishimura, thấy thật buồn cho những người cầm cân nảy mực xứ mình.

Bao giờ dẹp được cái nạn "truy tặng" trong thi đua-khen thưởng (trừ trường hợp đặc biệt) thì mới mong có sự đánh giá công bằng.

15.6.2013
Nguyễn Thông

23 nhận xét:

  1. Buồn. Chẳng biết nói gì hôm nay

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất chia sẻ với tác giả, buồn! cái nước mình nó thế, những chuyện long trời lở đất, những chuyện buồn vui đáng xuất hiện để an dân, khích lệ ..các bác lãnh đạo tối cao ít khi xuất hiện, thế mới biết "học và làm theo" là rất khó, yêu cầu cấp dưới thực hiện thì cũng chỉ là "thủ thuật cai trị". Chỉ có thể thông cảm rằng họ đang trong tình hình nước sôi lửa bỏng, không có ai thư thái để làm cái việc không liên quan gì nhiều đến...tiền và quyền.

    Trả lờiXóa
  3. Lãnh đạo mà óc "Quả Nho" thì... làm sao biết cái giá trị đích thực là gì? chỉ cốt cái lợi ích bản thân, lợi ích phe nhóm trên hết thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Ông Nhật này không CƯỚP - GIẾT - HIẾP nên chẳng ai biết là phải rồi.
    Báo của NN chỉ có C-G-H thôi, còn chuyện khoa học hay khảo cổ gì đấy chẳng có ý nghĩa gì đâu.
    Khảo cổ chẳng có phong bì lót tay thì 20 năm chứ 40 năm cũng như không mà thôi.


    Trả lờiXóa
  5. Ngày ông xã tôi còn sống, chỉ làm chức vụ nho nhỏ: Chủ nhiệm khoa, một hôm có cuộc điện thoại: "Em là ... ở Viện Thi đua - Khen thưởng TW, hôm Khoa anh nhận Huân chương, vì bận em không xuống được, sắp tới Viện có in một cuốn kỷ yếu về những tấm gương điển hình, Khoa Anh là Anh hùng Lao động, lại mới nhận tiếp Huân chương Độc lập, nên có bài viết trong đó. Các anh em phải tập hợp tư liệu, thông tin nên khá vất vả, nên mỗi bài viết các anh nên bồi dưỡng cho chúng em một số tiền khoảng từ 5 - 10 triệu..."
    Ông xã tôi quát: "Cô gọi nhầm người rồi! Nếu vất vả vậy tôi sẽ cho người mang cái Huân chương đó lên cái cổng đỏ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng trả lại ngay...". Giọng nói ngọt ngào trong điện thoại lập tức thay đổi thái độ: "Tôi không phải là..."
    Thế đấy, có Huân chương rồi và trước nữa là Anh hùng lao động rồi mà còn bị cán bộ Viện gọi xuống để là ... hậu danh hiệu nữa. Huống hồ... Ngành Sử nói chung và Khảo cổ nói riêng nghèo lắm. Họ sẽ chẳng chịu chung chi để mua lấy những danh hiệu đó đâu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới rồi nghe ông anh làm về thi đua tỉnh Q kể chuyện lo lót ở TW để nhận danh hiệu. Vì vậy, Tui và rất nhiều nguời(cán bộ thi đua nhà nác) tin chuyện ni.

      Xóa
    2. Bác có bịa không đấy??? Em thì em đếch tin có chuyện tởm lợm như vậy!!!

      Xóa
    3. công chức về hưulúc 08:38 16 tháng 6, 2013

      Tôi cũng nghĩ đây là chuyện bịa.Một câu chuyện ăn theo, nói leo.hoặc là dây cà ra dây muống, dông dài.

      Xóa
  6. Vào trang Nguyễn Vĩnh phía bên phải có cảnh báo:

    Danger: Malware ahead !
    và kèm hộp thoại ...truongduy nhat...

    Trả lờiXóa
  7. Bác Thông quá lý tưởng :
    Các LĐ cũa chúng ta đang 'bở hơi tai' vì chuyện QUỐC SỰ , làm sao mà biết ông NISHIMURA là ai . . . ! Còn công chức nghành khảo cổ (KC) thì tất bật lo toan cuộc sống bản thân , GĐ trong lúc vật giá gia tăng từng ngày (bằng đồng lương ít ỏi cũa cái nghành 'đào giếng cho kẻ khác uống' (1) , v.v...) thì làm sao mà còn tinh thần đễ trình cấp trên để khen thưỡng ông .
    (1) Khi các ông KC phát hiện một di tích lịch sử thì người hưởng lợi lại là CQ địa phương (đấu thầu cho thuê hàng quán , bải giử xe , v.v...) và nghành Du Lịch , chứ ko ai nhắc nhở đến công lao cũa KC . Đã từng ĐAM MÊ với KC , tôi rất hiểu tâm trạng cũa ông Nishimura, vợ và các đồng nghiệp VN ; đến nổi , vợ ông đã để thân xác ông ở lại làng KIM LAN , để lúc sống cũng như lúc chết , ông có thể ngày đêm gần gũi những gì mà ông yêu mến nhứt ; dù phong tục về tang lể cũa người Nhật cũng gần như VN .
    Theo Tễu's blog thì "Ông Hải , Phó TTK Hội Khảo cổ học VN đọc QĐ của CT Viện Hàn Lâm KHXH VN truy tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp KHXH' cho TS. Nishimura Masanari." . . .
    Cũng theo blog , 'Chúng tôi không thấy lãnh đạo Tp Hà Nội - kể cả lãnh đạo Sở VH - TT & DL đến viếng hoặc gửi vòng hoa viếng, điện chia buồn', . . .
    Trong khi " tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình...đã cử CB đến bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đóng góp của TS. Nishimura đối với quê hương mình. Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế , BQL Di sản thế giới thành nhà Hồ - Thanh Hóa và nhiều bảo tàng các tỉnh, đã gửi hoa và điện chia buồn . "
    NHẬN XÉT : Đúng như tôi đã nhận định , nghề KC là 'đào giếng cho người khác uống' : một cặp vợ chồng người Nhật và các đồng nghiệp VN , đã sống tại VN 12 NĂM để nghiên cứu về gốm sứ trong địa phương mình (sẽ tạo phúc lợi về lâu về dài cho ĐP cũng như DL) mà các QUAN TO ở HN , kễ cã Sở VHTTDL ko ai hay cử ai đến phúng viếng ông . Các QUAN chĩ xuất hiện đúng lúc và đúng chổ để được quay phim , chụp hình như cắt băng khánh thành khu du lịch , v.v...bên các người đẹp 'thơm như múi mít' mà thôi !
    Đúng là thứ vô ơn bạc nghĩa (ngay cã đối với đ/c cũa họ) : chĩ biết có đô-la mà thôi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước này lạ thật : cứ thường xuyên xãy ra những chuyện TRÁI TAI GAI MẮT như tòa án nhếch nhác . . .tiệc cưới tổ chức tại trụ sở . . . rồi nay đến vụ các QUAN cũa HN ko ai đến phúng điếu một người đã đóng góp nhiều cho ĐP cũa mình ! Họ có vấn đề về thị lực và thính lực chăng ?
      Trong khi nhiều tỉnh , thành trong cã nước thì gửi điện và hoa phân ưu ; Bắc Ninh và Ninh Bình cử đại diện đến chia buồn : vì NGHĨA TỮ LÀ NGHĨA TẬN !
      Không biết chừng nào những cãnh này mới chấm dứt ?

      Xóa
  8. Có lẽ bác Thông và nhiều còm sĩ bấy giờ mới biết đến những người con, người bạn nước ngoài như Nishimura Masanari.Cũng như Andre Meras(Hồ cương quyết} mẹ Việt nam có biết bao những người con không cùng dòng máu nhưng yêu Mẹ vô cùng mãnh liệt.Họ yêu Việt Nam với tình yêu đích thực xin đừng vì những bả phù du vướng bụi trần lên những linh hồn cao khiết đã thanh thản về trời.Cùng công việc như Nishimura Masanari các bạn đã bao giờ nghe đến Kiến trúc sư Ba lan Kazik Kwiatowski chưa?Hiền nhân Kazik đấy là tên gọi đầy kính trọng của người Việt nam dành cho ông.

    Trả lờiXóa
  9. Cách đây 5 năm, nhà kiến trúc người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (tên thân mật là Kazik) đã trút hơi thở cuối cùng bên bản vẽ, sau 16 năm miệt mài phục chế các di tích cổ ở Hội An. Ông là người có công lớn trong việc quảng bá hình ảnh của thành phố cảng này ra thế giới. Để ghi nhận đóng góp của Kazik, chính quyền Hội An quyết định dựng tượng ông.

    Bức tượng sẽ được thể hiện dưới dạng bán thân, dựa trên tấm ảnh chân dung cuối cùng của ông chụp tại Hội An. Dự kiến tượng sẽ được khởi công trong tháng 10. Khi hoàn thành có thể đặt tượng tại nhà cổ 138 Trần Phú hoặc công viên đường Nguyễn Thái Học (Quảng Nam).

    Đương thời, bạn bè thường gọi Kazik là Hiền Nhân, bởi ông có dáng vóc to lớn, râu tóc um tùm, đôi mắt xanh rất hiền và tính tình giản dị, khiêm nhường, hết lòng với công việc. Từ chối những dự án có thu nhập cao ở các nước phát triển, Kazik đã lặn lội sang Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  10. Năm 1981, khi Kazik lần đầu đặt chân tới Hội An thì thị xã nhỏ bé từng "vang bóng một thời" ấy còn đang thiếp ngủ, hầu như chưa có một khách sạn nào, người dân còn quá lạ lẫm với hai chữ "du lịch". Với cái nhìn của một chuyên gia từng tham gia bảo tồn các đô thị cổ nổi tiếng trên thế giới, Kazik lập tức bị mê hoặc bởi nơi này. Thế là ông tìm cách tiếp xúc với lãnh đạo thị xã, thể hiện quan điểm phải gấp rút bảo vệ và trùng tu đô thị cổ mà theo ông là "kho vàng trong kiến trúc nghệ thuật cổ gần như còn nguyên vẹn". Bên cạnh đó, Kazik cũng viết báo cáo gửi UNESCO và các tổ chức quốc tế bảo tồn các đô thị cổ, đăng nhiều bài báo chuyên ngành giới thiệu vẻ đẹp Hội An ra thế giới. Suốt nhiều năm sau đó, Kazik cùng các đồng nghiệp Việt Nam say sưa nghiên cứu khảo sát và đạc họa khu nhà cổ.

    Cứ thế, Kazik lặng lẽ phục sinh các đền tháp cổ, giữa bom mìn và cả chất độc hoá học chiến tranh sót lại trong cỏ cây, sông suối và cũng lặng lẽ tuân thủ trường phái "trùng tu khảo cổ học" (giữ gìn nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và làm giả di tích; chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đưa vào để gia cường) mà không ít các chuyên gia thời bấy giờ phản đối. Thế nhưng cũng nhờ phương pháp trùng tu này mà đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

    Năm 1997, Kazik trút hơi thở cuối cùng bên bản vẽ Thế Miếu, Tả Vu khi đang tham gia trùng tu đại nội Huế. Ông rời Việt Nam trở về quê hương Chopin trong chiếc quan tài bằng kẽm.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng là: "Lúc sống thì chẳng cho ăn, Đến khi chết mới làm văn . . . tế ruồi!!!"

    Trả lờiXóa
  12. Tư liệu về hiền nhân Kazik được đăng tư liệu của Việt báo,Kwiatkowski.vesela.pl và nhiểu tư liệu khác.

    Trả lờiXóa
  13. Tác giả đã viết về giải thưởng, người xứng đáng thì không trqo, trao người không xứng đáng, thế thì còn cần gì thứ giải thưởng đó.
    Lãnh đạo Hà Nội không đến dự đám tang, ttrong khi nhiều tỉnh thành khác có đến, có như vậy thì Hà Nội mó tụt hạng chỉ số cạnh tranh, và ngày càng tụt hạng cho đến khi đứng thứ 63 cho xứng đáng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chia sẻ ý kiến của bạn. Thật đáng chê trách những người ăn lương từ tiền thuế của dân mà không xứng đáng với dân, quan chức, công quyền chỗ nào cũng đầy tệ nạn!

      Xóa
  14. Cách đây mấy hôm, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Cụ Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, bà phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngồi trên VTV1 leo lẻo nói về quy trình này, quy trình nọ xét thi đua mà theo bà là rất chi chặt chẽ nên rất chính xác, không có gì khuất tất, tù mù...Tuy nhiên, bà ta lại lảng rất khéo câu hỏi của phóng viên về việc người được tặng danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng này nọ toàn là lãnh đạo chứ không có dân thường. Tôi nghe mà điên cả ruột, chỉ muốn chửi.
    Thưa anh Thông và các vị! Tôi có mấy chục năm làm cái việc thi đua- khen thưởng này, có lúc kiêm nhiệm, có lúc gần chuyên trách nên tôi quá rõ nó là cái trò mèo. Là người tự nhận có chút liêm sỉ, tôi luôn cố gắng để làm sao việc khen và thưởng cho đúng người, đúng kiểu nhưng rút lại chỉ được một phần rất nhỏ, còn lại bị các vị lãnh đạo thao túng hết, nhất là những danh hiệu lớn và hình thức khen thưởng cao có dính đến tiêu chuẩn thăng cấp, lên lương, đề bạt. Mà, muốn được nhận danh hiệu cao ( từ tỉnh trở lên) thì phải " chạy", không chịu chi ra thì hồ sơ nằm đấy nhá. Có ở trong cuộc mới thấy cái đau, cái nhục, sự bất lực của những người còn có chút liêm sỉ. Chính vì thế, tôi đã phải dứt áo " quy khứ lai từ" trước khi đủ tuổi, anh Thông à.
    Bạn đồng tuế, đồng môn, suýt đồng khóa của anh.

    Trả lờiXóa
  15. Bây giờ mà nghe"Thi đua và Khen thưởng" trong XH Việt là ớn tận cổ, chỉ có mấy tay nói láo không ngượng mồm mới ra mặt Thi, thưởng thôi. Nói tóm lại, trong XH không còn cái gì tốt đẹp mà không biến thành cái đồ xú uế, vì nó đi kèm theo tiền, lên lương lên chức...bố thằng nào ngu nhường cho thằng khác, không những chụp, giựt...mà còn trưng ra BÁN! (tầm Giám đốc đơn vị, bán liên tục vì có quyền ký Giấy khen và CSTĐ), làm mấy thằng không xèn, vô tư cống hiến cứ théc méc..hiểu ra thì chửi thề. Vậy mà năm nào cũng hô hào Thi đua, nhưng cái đoạn "yêu nước" thì ngậm tăm vì dù chai mặt nhưng cũng biết là nó quá đại bậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nd18:32 nói đúng trong các công ty nhà nước thôi.Doanh nghiệp tư nhân bọn tôi khác bác ạ.Khen thưởng bao giờ cũng phải từ hiệu quả và kèm theo hiện vật.Nhưng bác có dám rời công ty nhà nước chấp nhận làm ở công ty cổ phần hay tư nhân không?Xim ý kiến bác phát biểu thực tâm bác nhé.

      Xóa
    2. Chổ DN Việt thì mình thực tâm thôi, mình cũng sắp rời..vì gần 60, dự định kiếm Cty TN làm chỉ sợ tuổi này khó ai nhận, trừ phi mang cho họ cái điều mà họ thật cần. Trước đây thì dễ vì nhiều anh TN, CP cần cái "quan hệ" hơn là công việc thực sự nào đấy. Nay có thể thay thế bằng tiền tươi thóc thật, nhanh mà đỡ rách việc, không phải nhờ đến mấy anh hưu già. XH mình nó thế. Trở lại vấn đề TĐKT, anh ạ, sức phá hoại nó rất là ghê ngay ở hạ tầng cấu trúc của NN, nó tạo nhóm lợi ích, vô hiệu hóa các nguyên tắc của mọi tổ chức, Công đoàn? Đoàn TN? Ban TTND? Vứt hết, ngay cả tinh thần tìm hiểu, học hỏi, cống hiến..trở thành trò hề với nhau, bạn cứ nhìn cái loại như "bài tham gia tìm hiểu" là biết, chỉ tổ tốn giấy photo, thanh niên bây giờ rất tinh, họ vận dụng 5 chữ W rất hiệu quả, vì thế cho nên từ 1 việc bé để đủ biết rằng VN cần 20-50 năm để bằng bọn Mã, Sing hiện nay, và CCHC là một cuộc chiến dài..dài. Quá nhiều nên không thể thực tâm giải bày hết, cám ơn bạn đã hỏi.

      Xóa
    3. người lao độnglúc 08:11 17 tháng 6, 2013

      Thưa 2 bác, chung ta vẫn phải thành thực với nhau rằng:Vào được biên chế là giấc mơ cao nhất của người lao động.Chạy một xuất cô giáo mẫu giáo lương 2 triệu ở xã cũng trên 100 triệu, một xuất hộ lý lương 3 triệu rưỡi cũng tròm trèm gần 300 triệu.Các bác tư nhân lương có cao thật nhưng các bác cũng quá sức tận dụng người lao động mà rất dễ người lao động ra đường.Vì vậy dù có bất cập KTTD hay gì gì đi nữa NLD chúng em vẫn mơ vào biên chế nhà nước ạ.

      Xóa