Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Thời sự cuối ngày

NGUYỄN KHOA ĐIỀM


5 giờ chiều. Từ trên cầu Tràng Tiền
Một cô gái nhảy xuống sông tự tử
Ngay lập tức có hai chàng trai
Từ cầu lao xuống nước
Vớt cô lên
Cả ba ra về. Không một lời để lại.

Tôi chỉ muốn nói to :
Tôi mừng cho sông Hương
Trong sạch
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm.

3.6.2013
Nguyễn Khoa Điềm

41 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. NGHE MẪU TIN CUỐI NGÀY
    Giờ tan ca chiều.Trên cầu Tràng Tiền
    Một cô gái buồn đời nhảy sông tự vẫn.
    Hai chàng trai qua đường lao ngay xuống cứu.
    Cô kịp được vớt lên.
    Cả ba cùng về.Không một lời để lại.
    Tôi chỉ muốn hét to:
    Mừng cho Sông Hương
    Trong sạch.
    Mừng cho đất nước
    Còn Thạch Sanh.
    Trong quá nhiều những Lý Thông đĩ bợm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác TMĐ ,
      Đây là chuyện riêng tư, nhưng vì bác đã hỏi "tôi có đi học ở Đà lạt không . . ." nên tôi xin trả lời và cũng 'khoe' với bác : Suýt nửa tôi có thể là bạn học cũa CTN ? (Đùa một chút trong thời đại chính trị đầy rối rắm này !)
      Đúng như vậy : nếu tôi thông minh như bác ấy , tôi đã thi đậu đệ Thất cũa trường Petrus Ký và ko chừng là cùng lớp với bác ấy - dù tôi lớn hơn khoãng 2 tuổi .
      Vào khoãng năm 14-15 tuổi tôi bị bịnh nặng . Do có thày dạy Pháp văn tại nhà nên dù học trường tư , tôi vẫn giỏi nhứt lớp về môn PV . Tuy nhiên , KHÓ KHĂN LẮM mới leo đến Tú Tài I (do nghỉ nhiều vì bịnh) .
      Từ 1990-93 , tôi làm thông dịch cho một tổ chức phi chánh phủ cũa Pháp và từ 1998-2001 , tôi dạy Toán cấp trung học tại tư gia cho HS mới sang Mỹ . Tôi tự học computer và sửa chửa máy tính cho bạn bè miễn phí .
      Khoảng 2 năm nay , do TAY RUN MẮT MỜ và nhiều bịnh khác nên tôi ko còn sửa máy , chĩ giúp họ về phần mềm hay dịch thuật đơn từ mà thôi .
      Chào bác ,
      04.06.13

      Xóa
    2. Đã đọc còm này của Bác ở trang trước lúc rạng sáng rồi.Đang cà phê,tán gẫu với mấy ông bạn già nên chưa kịp trả lời Bác.Cám ơn Bác không giận tôi mà có bộc bạch khá chân thành.Tôi có cảm nhận tuổi già xa quê,nhớ nhà nhớ nước, nên Bác cũng qua lại tìm vui trên diễn đàn.Bác giỏi tin học lại khá sinh ngữ
      nên dễ nắm bắt nhiều kiến thức,thông tin trên internet.Tuy vậy,Bác biết rồi đó,quê nhà thì giậu có nát thật nhưng bờ tre vẫn còn.Chế độ hiện tại
      có nhiều cái căm đến ứa máu mà cũng rất nhiều,rất nhiều cái đáng tin,phục.Cào bằng là điều không
      khách quan và kém hiểu biết Bác ạ.Riêng việc bảo vệ vững chắc biển đảo mình, tổ quốc mình thì không thể chê CSVN ở một điểm nhỏ nào.Còn XHCN?
      Từ từ rồi chính những ngươi CSVN chân chính sẽ
      thấm và nhận ra những cái cần phải đổi thay,thậm chí chối bỏ.Nói cái này nó mang tính cảm tính.
      Cái bệnh mãn tính của CSVN,những đòi hỏi có yếu tố nước ngoài thì người ta nghi ngờ và khó chấp nhận.Đó là đối với những đòi hỏi ôn hòa.Còn đòi hỏi theo kiểu Lý Tống,Liên Thành,Triệu Lương Dân thì người ta bỏ ngoài tai và càng "siết" hơn nữa để bảo vệ chế độ.Bác có tin không?Ví như cháu Phương Uyên chỉ chống Tàu mà không"kèm"cờ vàng
      thì CSVN không dám bỏ tù,khép tội đâu.Những tiếng nói trong nước,trong sáng,đang được CSVN rất chú ý và e ngại.Những tiếng nói không từ quốc nội còn đang bị hạn chế rất nhiều.Mấy hôm nay,thấy Bác thay đổi nhiều qua các còm,bạn già với nhau,tôi mừng.Tôi không là tuyên truyền viên cho CSVN đâu.Tôi là một công dân bình thường nhưng có cái tính không bỏ được:nói sai,nói leo,nói theo thì tôi chúa ghét.Mong được tâm tình với Bác nhiều hơn.Chào Bác.

      Xóa
    3. Thưa bác TMĐ ,

      Tôi luôn quan niệm : khi chết đi , ai ai ( kể cả VUA CHÚA) cũng sẽ BỎ LẠI TẤT CẢ (nhà cao cửa rộng , vợ đẹp , con khôn , ...) nhưng sẽ ĐỂ LẠI HẬU THẾ những tiếng thơm (do việc làm tốt cũa y ) hay những lời phỉ nhổ , chửi bới cũa thế gian (do những việc làm ác nhân , thất đức mà y và gia đình y đã tạo ra lúc còn sống , gây cho NGƯỜI KHÁC ĐAU KHỖ . . . ) .
      Cái mà chúng ta MANG THEO khi đi sang thế giới bên kia là KIẾN THỨC - mà ta đã thu thập được trong kiếp này . Vì hiểu như vậy , nên tôi ra sức học tập (như trao dồi ngoại ngữ bằng cách đọc nhiều sách báo KHKT bằng tiếng Anh và Pháp) dù bịnh nặng từ nhỏ .
      Trong 3 năm (1990-93) làm cho một tổ chức phi chính phũ (NGO) cũa Pháp , nhiều lần tôi làm thông dịch khi họ tiếp xúc với các trí thức và quan chức cũa cã chế độ mới và cũ . Nhờ đó , tôi đã học hõi về VĂN HÓA CHÍNH TRỊ cũa người dân một nước dân chũ : tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ luôn luôn KIÊN NHẪN lắng nghe ý kiến người khác (như ko ngắt lời người khác) với sự TÔN TRỌNG , dù họ ko thích ý kiến đó .
      Chính vì thấm nhuần VĂN HÓA này mà bác thấy tôi đã gọi các nhà lãnh đạo VN bằng chức danh + tên hay ông + tên . Tôi cũng ko HẰN HỌC đả kích họ vì tôi đã nói , nếu TÔI ở vào địa vị họ , tôi cũng PHẠM SAI LẦM như họ . Tôi cũng ko "phản pháo" những người đã dùng ngôn từ HẠ CẤP chửi bới tôi .
      Tôi hay lẫn lộn hỏi ngã vì tôi rất dở môn Việt văn : tôi đã làm trò cười cho cã lớp đệ Thất khi tả " cái bừa có 10 răng" .

      Chào bác ,
      4.6.13

      Xóa
    4. Thưa bác Tài:
      Sự trao đổi của bác với bác TMD trên một không gian mở,theo tôi hiểu, tức là có sự cho phép của hai bác,có những ý kiến tham gia bên ngoài.Tôi đợi cũng khá lâu không dám phát biểu ngay vì sợ đường đột làm gián đoan suy nghĩ của các bác, nay mới mạn phép góp ý:
      Theo tôi nghĩ, bác rất hay nhầm lẫn về khái niệm, hoặc trình độ việt ngữ của bác vì những lý do này khác , có vấn đề:
      Điều bác nói là bác học hỏi về VĂN HÓA CHÍNH TRỊ của người dân các nước dân chủ cứ cho là người châu Âu đi là KIÊN NHẪN lắng nghe người khác với sự tôn trọng, chỉ ra rất rõ là bác không hiểu khái niệm thế nào là văn hóa chính trị và văn hóa giao tiếp.
      Văn hóa chính trị:theo định nghĩa của G.Amold vàS.Verba như sau:"Mọi hệ thống chính trị đều gắn liền với một phương thức định hướng đặc thù đối với hành động chính trị. Tôi gọi định hướng ấy là văn hóa chính trị”.Sự định hướng thể hiện ở ba mặt: nhận thức, tình cảm và đánh giá.



      - Với định hướng nhận thức, ta có văn hóa hệ thống, đó là kiến thức của người dân về hệ thống chính trị. Một nền dân chủ chính đáng, không có tính ức chế phải làm cho mọi người dân biết rõ về bộ máy quyền lực. Biết rõ về bộ máy quyền lực để không mơ hồ về quyền lực, không đề cao và thần thánh hóa quyền lực, không biến quyền lực thành mục đích tự thân, bởi không phải mọi người đều ham muốn cầm quyền hay dễ dàng sa đọa vì quyền lực như lối nói trắng trợn khét tiếng của Đặng Oản: “chửi bới kệ thây chúng nó; Quan to ta cứ làm chơi!” (Tiếu mạ tùy tha tiếu mạ, hảo quan hoàn ngã vi chi!).



      - Với định hướng tình cảm, ta có văn hóa quy trình, đó là sự cảm nhận về tính minh bạch và tính kiểm soát được của tiến trình lấy quyết định chính trị, từ đó, cảm nhận về tính hiệu quả hoặc bất lực của hệ thống chính trị.



      - Với định hướng đánh giá, ta có văn hóa chính sách, để từ đó nhận ra sự đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy của hệ thống chính trị

      Xóa
    5. Vậy, đâu là các dấu hiệu tích cực của một nền văn hóa chính trị lành mạnh? Almond và Verba, qua công trình khảo sát của mình, nêu ra các dấu hiệu sau đây:



      - tự hào về nhiều phương diện của quốc gia mình

      - yên tâm chờ đợi sự xử lý sòng phẳng và công minh từ các cơ quan công quyền

      - tự do ăn nói về chính trị

      - hưởng ứng tích cực các cuộc bầu cử

      - khoan dung với ý kiến khác và chủ động xây dựng cơ chế “đối lập trung thành”

      - tự tin vào năng lực bản thân khi tham gia đời sống chính trị, xã hội

      - hợp tác và tin cậy trong xã hội dân sự, tham gia tích cực vào các đoàn thể và các tổ chức thiện nguyện.

      Xóa
    6. Như vậy văn hóa chính trị chính là việc xây dựng tư thế công dân trong xã hội hiện đại.
      Nó khác về lĩnh vực, khái niệm và hành vi trong văn hóa giao tiếp bác Tài ạ.Buồn quá chả nhẽ lại phải nói với bác về văn hóa giao tiếp .Thôi gọn gàng lại là :giáo dục , tấm gương , kỹ năng ứng xử, xây dựng hành vi.Chẳng cần ở châu Âu, sách ở châu Á ,cổ kim có cả bác ạ.
      Bác giỏi pháp văn , rành anh ngữ, cũng nên xem qua lại việt văn bác ạ .Cha ông ta dạy cả. .

      Xóa
    7. Thiển nghĩ,bác Tài cần phải thấy cách cư xử có văn hóa trong đối thoại không phải chỉ ở thái độ lắng nghe mà còn ở thái độ tôn trọng người đối thoại.Một trong những biểu hiện tôn trọng ấy là sự đánh giá đúng trình độ, cách đặt vấn đề , nội dung đối thoại.Nếu như ta đánh giá có sự khiếm khuyết , ta cần bổ sung sự khiếm khuyết hoặc tìm ra cách xử sự thích hợp một cách có tự trọng và văn minh.
      Một vài điều trao đổi với bác Tài , mong bác lượng thứ.

      Xóa
    8. doanh nhân Việtlúc 00:09 6 tháng 6, 2013

      Tôi cũng đồng ý với bác thầy đồ gàn.Thực tế từ ngạc nhiên đến nghi ngờ và bây giờ đến khẳng định rằng, @ Tài tự giới thiệu là có một sự giáo dục tử tế ở chế độ cũ, lớn lên sống ở một nước văn minh, làm những nghề cũng gọi là sạch sẽ mà kém cỏi đến thế sao?
      Sau những thông tin ngớ ngẩn về sự tù tội ở châu Âu, hoạt động của cảnh sát Nhật, giải thích ngô nghê về tam quyền , phân lập,sự ấu trĩ về văn hóa chính trị,... con người này được gọi là trí thức của Kiều bào hải ngoai sao?Tôi có nghi ngờ về mặt bằng kiến thức của người việt ở nước ngoài so với trong nước một cách thật sự.Tôi cũng đi nước ngoài nhiều nhưng tiếp xúc với cộng đồng người việt thì ít nên có băn khoăn thật sự sau những thông tin kiểu @ Tài.

      Xóa
    9. Thưa bác "Thày đồ gàn" ,

      Bác đã nói đúng , tôi đã dùng sai từ : thay vì dùng cụm từ "văn hóa giao tiếp" , tôi đã dùng cụm từ "văn hóa chính trị" . Những gì bác đã viết về "văn hóa chính trị" ĐỀU ĐÚNG , nhưng khổ một nỗi , những người hiểu được ý nghĩa cũa khái niệm này , như bác , không nhiều .
      Trong thời gian làm việc với người Pháp , mặc dù nói rất trôi chảy , tôi thường nói với họ tôi là người Thượng (montagnard) , vì thời đó , tôi đã thấy mình rất THÔ LỖ như ko giử được sự KIÊN NHẪN đễ nghe những ý kiến trái chiều .
      Như đã viết trong còm , tôi chĩ là một THÔNG DỊCH VIÊN (một thứ MÁY DỊCH THUẬT) , một thày dạy Toán cấp trung học tại tư gia ở Mỹ và một người sửa computer ; chứ tôi ko khoe tôi có TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC , v.v...
      Vì "KHÓ KHĂN LẮM mới leo đến Tú Tài I " ; nhưng nhờ vốn liếng tiếng Pháp , trong thời giờ rảnh rỗi , tôi TỰ HỌC thêm Anh ngữ bằng cách đọc sách báo (phần lớn về KHKT vì đó là đam mê cũa tôi) , từ nào ko biết thì tra từ điển . Thành ra ngữ vựng rất phong phú nhưng PHÁT ÂM rất kém vì đâu có tiếp xúc với người Anh/Mỹ .
      Nhờ nắm vững văn phạm tiếng Anh/Pháp , nên tôi đã viết tiếng Việt rất rõ ràng và súc tích nhưng hay sai về hỏi ngã .
      Nhưng ngay cã những người VIẾT DIỄN VĂN cho TT Dũng đều là chuyên gia nhưng còn lẫn lộn THÀNH NGỮ và TỤC NGỮ , huống gì một người "KHÓ KHĂN LẮM mới leo đến Tú Tài I" như tôi . Nên mong bác thông cảm .
      5.6.13












      Xóa
    10. Mấy ngày nay,Bác Tài đã ngộ ra"mặt bằng kiến thức của người Việt trong nước"(Doanh Nhân Việt),đã thay đổi khá nhiều cách nói và nội dung nói.Bà con bỏ qua chuyện cũ cho.Từ Phan Rang lên Đà Lạt,tuyến đường cũ,có một cái đèo hết sức quanh co,nguy hiểm,
      người Pháp đặt tên là đèo Belle-vue,ta gọi là đèo Ngoạn Mục,vậy mà tai nạn giao thông hiếm khi xảy ra.Nguyên nhân?Lái xe nào cũng cẩn thận khi vượt
      đèo,leo dốc!Sống đất Mỹ,nhớ nhà nhớ quê,thông tin
      chưa qua bộ lọc,cũng dễ hiểu,dễ thương thôi mà.

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Trong bài thơ:Tiếng trống đồng tộc Việt , bác hienviet có viết:
    Những cột khói đen
    Báo hiểm họa chiến tranh
    Đã cất cao
    Từ đỉnh núi xa xa phương bắc
    Những già làng giang cao tay gõ nhịp
    Tiếng trống đồng tộc Việt
    Tập hợp đàn con...
    Những thanh niên 9x chúng cháu đều là con em của thế hệ:
    "Đất nước của những người con gái con trai
    Đẹp như hoa hồng, rắn hơn sắt thép..."đều mong muốn trở thành Thạch sanh chứ không muốn thành Lý thông đâu ạ.Mong những già làng thế hệ bác TMD, bác Tài giữ vững nhịp trống.Chúng cháu mong lắm lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Về thi ca thì bài thơ này xoàng ,nội dung cũng không mới lạ .Nhưng có thể nói nó cũng thuộc phái NGHỆ THUẬT VỊ DÂN SINH của cụ Hải Triều .Bác Nguyễn Khoa Điềm đại diện cho rất nhiều vị lãnh đạo cấp cao của dcsvn ,tuy vẫn đang hưởng chút bổng lộc như lương hưu cao ,có ban bảo vệ sức khỏe cán bộ chăm sóc ,có đất ở Mai Dich nếu thich ,nhưng trong lòng chán nản chẳng khác gì tôi đây. Rất mong bac NKD dũng cảm hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Bùi công Tự :Theo bác bác nguyễn khoa điềm có thể "lú " không?Chứ bài thơ này là lú , bác ạ.

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. -Một người đã từng là tác giả của tập thơ"Mặt Đường Khát Vọng"khá nổi tiếng,đã từng là Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin,đã từng là UVBCT,Trưởng Ban Tư Tưởng-
      Văn Hóa TƯ,đã có những suy nghĩ cuối đời ,tuy muộn mằn, nhưng khá tiến bộ.
      -Không bàn đến nội dung.Xin điểm qua về câu,từ,cách diễn ý,để bà con thấy"tuổi tác"đã nặng nề lên người
      nhà thơ NKĐ,người một thời chăn dắt,đẫn đường tư tưởng văn hóa của toàn dân nó như thế nào.
      +Về đề từ bài thơ:Trong thời sự cuối ngày,VTV hoặc Truyền hình TT-H,phải tổng hợp rất nhiều thông tin trong ngày.Chuyện 2 thanh niên qua đường tự nguyện cứu cô gái đuối nước chỉ là một trong những mẫu tin để bật lên sự thán phục về lòng tốt vô tư của người Huế.Chọn và viết đề từ:THỜI SỰ CUỐI NGÀY là không đắc,không đúng.
      +Câu 1:Thừa từ"Từ".
      +Câu 2:Thừa từ"xuống".Dùng"tự vẫn"đắc hơn "tự tử"
      +Câu 3:"Ngay lập tức"rất chói.Thôi,cứ tạm cho qua.
      +Câu 4:Thừa từ "nước".Thiếu từ"cứu".
      +Câu 7:Mừng,cảm phục,thì phải"hét" thay vì "nói to".
      +Câu 8,10:Thừa từ "Tôi".Ở đây dũng không có dụng ý điệp từ.
      +Câu cuối:Thừa từ"tên".Lý Thông thì đã là thằng,là tên rồi.Đặt từ"tên"sẽ cắt dòng liên tưởng,tư duy của người đọc.
      -Chưa nói đến cách diễn đạt gần như bạch thoại,
      toàn bài không có tí nhạc trong thơ.
      -Bác Tạo,Bác Thông cũng thừa biết những hạt sạn của bài thơ rồi.Tuy nhiên,các bác ấy trưng ra nhằm mục đích khác:Đến như ông NKĐ,tâm cũng đã đổi thay,sao các Ngài tâm chưa thay đổi?!

      Xóa
  7. CHẾT CHỬA,CÁI NHÀ BÁC NÀY
    ĐÂU ĐÓ CUỘC SỐNG...CÁI HAY VẪN CÒN
    TUY RẰNG CHẲNG ÍT"LÍ THÔNG"
    "THẠCH SANH"TỐT BỤNG CŨNG KHÔNG HIẾM GÌ
    YÊN TÂM VỮNG BƯỚC MÀ ĐI
    NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT THÌ...QUANH TA!

    Trả lờiXóa
  8. Hai chàng trai lận , cứu một cô gái ở một dòng sông lững lờ nước trôi , như dòng sông Hương.Họ không nói gì mà bỏ đi.Điều đó phải làm bác Nguyễn khoa Điềm phải thét to lên về sự trong sạch của dòng Hương?Vui sướng vì cuộc đời vẫn còn người làm việc nghĩa cử,?mà không thèm lưu danh? so sánh với Thạch sanh?Lại còn thấy hai Thạch sanh ấy đáng tự hào quá giữa bao người ở cố đô Huế là Lý Thông?đĩ bợm?
    Thật chẳng hiểu nổi cái ông già lẩm cẩm này.Thật chẳng hiểu nổi cái bài thơ ...thẩn này.Thôi xin các bác đừng bình luận theo kiểu "cái rắm nhà quan" dù cho nhà quan ấy là Nguyễn khoa Điềm , các bác nhẻ.

    Trả lờiXóa
  9. Lượm lặt trên mạng , và khi đọc xong các bác sẽ vừa cười và vừa suy nghẫm :
    . . .
    "Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến một kỷ niệm lúc mới từ trại tị nạn ở Galang qua Pháp. Trong mấy tháng ở trại tị nạn, tôi cố gắng học thêm cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp . . .
    Đến Paris, những ngày đầu tiên sống trong trung tâm chuyển tiếp, lúc nào tôi cũng lẩm nhẩm trong miệng hai chữ “Merci” (cám ơn) và “Pardon” (xin lỗi) như một kiểu tự kỷ ám thị. Một lần, vào tiệm mua một tờ báo, trả tiền xong, quay ra, tôi hấp tấp vấp phải một phụ nữ vừa trờ tới từ phía sau. Bèn nhớ đến bài học, nhưng thay vì nói “xin lỗi”, tôi buộc miệng nói nhầm “cám ơn!”.
    Bước đi được mấy bước, nhớ lại cái nhầm của mình, thẹn đỏ mặt, tôi bước đi thật nhanh. Để trốn.
    Thẹn. Nhưng nếu không như vậy, biết bao giờ những điều mình học mới trở thành một phản xạ tự nhiên? "

    Trả lờiXóa
  10. Thưa các bác ,

    “Văn hóa là những gì còn lại , sau khi chúng ta đã quên hết " . Edouart Herriot , chính khách Pháp 1872 – 1957 .
    Để chứng minh cho câu nói này , xin giới thiệu bài viết sau đây cũa VK Nguyễn đình Đăng , hiện sống tại Nhật .

    VĂN HÓA XIN CHỮ KÝ

    "Ảnh 1 : Đặng Thái Sơn ký tên sau buổi recital tại Kioi Hall (Tokyo) đêm 3/6/2010.
    Đêm 3/6/2010 vừa qua danh cầm piano Đặng Thái Sơn đã có buổi recital tại Kioi Hall – phòng hoà nhạc tại Tokyo với 800 chỗ ngồi. Đây là buổi biểu diễn thứ 7 trong tour biểu diễn 10 buổi . . . Vé đã bán hết từ vài tháng trước.
    Trong giờ nghỉ, Kajimoto Music – công ty âm nhạc tổ chức chương trình biểu diễn của Đặng Thái Sơn tại Nhật – bày một số CD của Sơn tại tiền sảnh phòng hoà nhạc. Chẳng mấy chốc , số CD đã được khán giả mua hết. . . . Sau khi recital kết thúc, người ta mời Sơn ra tiền sảnh để ký CD. Khách xin chữ ký được nhân viên của Kajimoto Music hướng dẫn xếp thành một hàng dài dẫn đến cái bàn Sơn ngồi. Đoàn người đứng người nọ sau người kia rất trật tự, im lặng đợi đến lượt mình. Khi một người tới lượt, tiến đến xin chữ ký và nói chuyện với Sơn, người tiếp theo đứng CÁCH VÀI BƯỚC .
    Ảnh 2 : Khán giả Tokyo xếp hàng xin chữ ký của Đặng Thái Sơn tại Kioi Hall (Tokyo) sau recital đêm 3/6/2010.
    Ảnh 3 : Còn đây là cảnh người Thăng Long xin chữ ký của Đặng Thái Sơn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đêm 27/2/2009:
    Ảnh 4 : Khán giả nhiều lứa tuổi, trong đó có cả những em nhỏ ÙA VÀO xin chữ ký của NSND Đặng Thái Sơn sau buổi biểu diễn. Ảnh: Mỹ Dung. (Trích nguyên văn từ http://www.video4viet.com)
    Ảnh 5 : và tại Sài Gòn đêm 26/1/2010:
    Ảnh 6 : Sau đêm diễn, khán giả Sài Gòn CHEN CHÂN xin chữ ký và trò chuyện với anh. (Trích nguyên văn từ VNExpress)
    Ảnh 7 : Một cô bé THẦN TƯỢNG (1) nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (cầm cuốn sổ trên tay) đang cố chen lách giữa đám đông để xin chữ ký danh cầm. (Trích nguyên văn từ bài tại VNExpress) . " ./.
    Nguồn :
    http://nguyendinhdang.wordpress.com/2010/06/06/t%E1%BB%AB-van-hoa-xin-ch%E1%BB%AF-ky-d%E1%BA%BFn-van-hoa-di-d%C6%B0%E1%BB%9Dng/

    NHẬN XÉT : (1) : phóng viên VNExpress đã dùng sai từ : thay vì dùng động từ "sùng bái/tôn sùng" (idolize/idolise) , đã dùng danh từ "thần tượng" (idol) . Cũng có thể dùng cụm từ "ái mộ quá mức" trong trường hợp này .
    5.6.13

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế cái văn hóa giao tiếp và văn hóa chính trị, cái nào còn lại trong bác hả bác Tài?Người Việt mà tư duy , dù ở đâu chăng nữa, tư duy bằng pardon hay merci mà quên mất từ:học ăn, học nói, học gói, học mở người việt ta vẫn gọi là lai căng bác ạ.Còn người mà ăn nói không cần biết người đối diện mình suy nghĩ gì bác có biết người việt mình gọi là gì không?Cái tuổi tri thiên mệnh như bác cần lắm lắm sự tự tôn bác ạ.

      Xóa
    2. Còm trên đây , tôi đã ghi rỏ là lượm lặt trên mạng , chứ đâu phải là do tôi viết đâu !
      Lại nữa , người ta nói "Ở La mã phãi sống như người La mã " . Thành ra cãm tưỡng cũa người TỊ NẠN NÀY trong thời gian mới sống ở Pháp là đúng . Nếu bạn sang Mỹ , mà bạn không nói "sorry", "pardon me" hay "excuse me" khi lở làm phiền ai một điều gì , dù nhỏ nhặt , họ sẽ nhìn bạn với con mắt như thế nào ! . Đây là 3 từ - thuộc loại "đầu môi chót lưởi" - cũa người Mỹ ; họ dùng gần như phãn xạ , giống như khi 'tay bạn bị nước sôi văng trúng' .











      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lại thằng lợn nguyễn hữu viện

      Xóa
    2. thưa bác 'nặc danh' ,
      Còm cũa Nguyễn hữu Viện dù có nội dung gì đi nữa , một khi đã đăng trên blog là ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT XÉT bởi chũ blog . Nếu bác ko đồng ý với nội dung , xin bác cho ý kiến bằng lời lẽ LỊCH SỰ và TÔN TRỌNG LẪN NHAU hay yêu cầu chũ blog xóa đi ; chứ đừng có gọi bác ấy như thế ! Blog này ko phải là THÙNG RÁC để ném đồ dơ bẫn vào đây !
      Cám ơn ,
      Tài

      Xóa
    3. Thưa bác Tài, chính xác là chủ trang chưa tìm được cách ngăn chặn hữu hiệu, lập tức những cái comment của ông ấy chứ không phải "đã được xét duyệt" bởi tôi để ở chế độ mở (opening). Hiện ông ta sử dụng rất nhiều địa chỉ khác nhau để từ đó comment, bác ạ. Cám ơn bác.

      Xóa
  12. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Gửi bạn Nặc danh 0.23 ngày 6/6/2013
    Tôi có nói trong nhận xét của mình là bài thơ của bác NKD thuộc phái NGHỆ THUẬT VỊ DÂN SINH là muốn nói đến cái tinh thần LẠC QUAN CÁCH MẠNG của bài thơ .Bác NKD không lú đâu nhưng phát hiện của bác ấy là không mới vì nếu không còn những người tốt và rất tốt thì làm sao còn đất nước này ,còn dân tộc này ,phải không bạn ? Có điều còn TS nhưng không có cây đàn thần ,không có công chúa thủy chung và ông vua tốt .

    Trả lờiXóa
  14. Lý Thông nắm chức rất to
    Uy quyền ngồi giữa triều ca điều hành
    Lý Thông nắm mọi quyền hành
    Điều binh khiển tướng tung hoành triều ca.

    Lý Thông nắm hết kinh tài
    Ngân hàng kho bạc như là của riêng
    Lý Thông nắm mọi quân bài
    Trung ương, quốc hội chỉ là ngựa, xe

    Điều binh khiển tướng rất tài
    Thoát hiểm gang tấc hỏi ai sánh bằng?
    Đứng trước quốc hội Lý tuyên
    Thời gian theo Đảng như ta? Thằng nào?

    Để cho khối kẻ khóc ròng
    Mồm miệng méo xệch nghẹn ngào lừa dân
    Rằng là: họ Lý rất đông
    “Có một đồng chí..” quyền to bằng trời.

    Tuân theo quy luật Đảng ta
    Ủng hộ họ Lý cả đời giàu sang
    Mặc cho nát Nước dân than
    Sổ hưu lãnh đủ về già an vui.

    Thế là họ Lý sinh sôi
    Tràn ngập mọi chỗ chính quyền Đảng ta
    Cùng nhau hủy hoại nước nhà
    Phá còn chưa đủ ? chân Tàu, Lý ôm.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  15. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Bớ tên mất gốc T.L.D
    "Lời khôn ngủ tại lỗ tai đần"
    Nếu mày còn đụng tên ÔNG CỤ
    Thì sẽ ăn một trận...nên thân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  18. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  19. Tớ chẳng biết bình văn thơ nhưng lại rất thích đọc những bài thơ mình cảm nhận được cái hay của nó; Như bài thơ thời sự cuối ngày của Nguyễn Khoa Điểm, Một cô gái nhảy cầu tự tử viết nên thành một bài thơ nói bao điều tuỳ từng người hiểu. Người giỏi thơ văn như TMH, những người hám danh, trở cờ, cơ hội, bất mãn chế độ ta... sùng bái lấy chế độ tư bản làm chuản mực và mục tiêu phấn đáu của đời mình thì họ hiểu, họ cảm nhận về bài thơ như những gì khó đã viết và công bố... ! Còn tớ, tớ cũng buồn sao dạo này lắm cô gái nhảy cầu tự tử thế nhỉ?(trong khi đó thì mình vẫn cứ..hjj) ! Thân xác ta, cuộc sống của ta là của ta, nhưng đâu phải như thế thì ta muốn làm gì nó thì làm vì thân xác ta cuộc sống của ta còn chính là máu thịt của cha mẹ, bằng tình yêu thương hay sự áp đặt hận thù, sự bồng bột khám phá, ngây thơ chót dại tạo nên thì đó vẫn cứ là máu thịt mẹ cha và cuộc sống sinh ra và nuôi dưỡng... Buồn tình, hận đời, chán chế dộ.. trăm ngàn lý do gì chăng nữa thì cũng đừng bao giờ huỷ hại thân xác tâm hồn mình, dù thân xác tâm hồn mình đẹp đẽ cao sang, trong sáng, hây xấu xí, méo mó tăm tối xuống dòng sông để làm vẩn đục dòng sông hiền hoà êm ả trong xanh, hây cuồn cuộn ngầu sắc đỏ phù sa tranh chỗ cá tôm nhé! Nhất là lại ở dòng sông Hương luôn trong sáng hiền hoà chẳng vẩn đục bụi đời bao năm tháng. Cảm ơn NKĐ muốn nói to khi thấy hai chàng trai lao xuống nước vớt cô gái lên cả ba ra về ''Tôi mừng cho sông Hương
    Trong sạch
    Tôi mừng cho nước tôi
    Vẫn còn Thạch Sanh
    Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm.'' Để cho TMH và những người xắp xúông nỗ rồi vẫn cứ ''buồn mãi không ngủ được''

    Trả lờiXóa
  20. Tớ chẳng biết bình văn thơ nhưng lại rất thích đọc những bài thơ mình cảm nhận được cái hay của nó; Như bài thơ thời sự cuối ngày của Nguyễn Khoa Điểm, Một cô gái nhảy cầu tự tử viết nên thành một bài thơ nói bao điều tuỳ từng người hiểu. Người giỏi thơ văn như TMH, những người hám danh, trở cờ, cơ hội, bất mãn chế độ ta... sùng bái lấy chế độ tư bản làm chuản mực và mục tiêu phấn đáu của đời mình thì họ hiểu, họ cảm nhận về bài thơ như những gì khó đã viết và công bố... ! Còn tớ, tớ cũng buồn sao dạo này lắm cô gái nhảy cầu tự tử thế nhỉ?(trong khi đó thì mình vẫn cứ..hjj) ! Thân xác ta, cuộc sống của ta là của ta, nhưng đâu phải như thế thì ta muốn làm gì nó thì làm vì thân xác ta cuộc sống của ta còn chính là máu thịt của cha mẹ, bằng tình yêu thương hay sự áp đặt hận thù, sự bồng bột khám phá, ngây thơ chót dại tạo nên thì đó vẫn cứ là máu thịt mẹ cha và cuộc sống sinh ra và nuôi dưỡng... Buồn tình, hận đời, chán chế dộ.. trăm ngàn lý do gì chăng nữa thì cũng đừng bao giờ huỷ hại thân xác tâm hồn mình, dù thân xác tâm hồn mình đẹp đẽ cao sang, trong sáng, hay xấu xí, méo mó, tăm tối xuống dòng sông để làm vẩn đục dòng sông hiền hoà êm ả trong xanh, hay cuồn cuộn ngầu sắc đỏ phù sa, tranh chỗ cá tôm nhé! Nhất là lại ở dòng sông Hương luôn trong sáng hiền hoà chẳng vẩn đục bụi đời bao năm tháng. Cảm ơn NKĐ muốn nói to khi thấy hai chàng trai lao xuống nước vớt cô gái lên cả ba ra về ''Tôi mừng cho sông Hương
    Trong sạch
    Tôi mừng cho nước tôi
    Vẫn còn Thạch Sanh
    Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm.'' Để cho TMH và những người xắp xúông nỗ rồi vẫn cứ ''buồn mãi không ngủ được''

    Trả lờiXóa