Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh

Hơn tuần nay, nhà (blog) của tôi bị ai đó lấy mất chìa khóa nên chủ nhân không vào (đăng nhập) được. Bài vở tồn kho ngày càng nhiều, tiếc nhất là có những bài thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình không được đưa lên đúng lúc. Ví dụ như bài này, tôi viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng, không phải về một chí sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng như nhiều người đã tường tận mà về một nhà báo, người làm báo lừng lẫy một thời. Định đưa lên blog nhân ngày 21.6 báo chí cách mạng nhưng khổ nỗi nhà mình mà mình phải chịu đứng ngoài, mặc cho kẻ khác tha hồ phá phách. Bữa nay, bất chợt vào lại được (chắc kẻ trộm nó cũng thấy tôi chả giấu thuốc phiện, rượu lậu gì nên “tha cho thì cũng may đời”), tôi vội đưa bài về cụ Huỳnh lên, sau đó sẽ là một số bài khác nữa. Tôi xin nói lại cho các đồng chí tin tặc được rõ: Lời nói thẳng bao giờ cũng khó nghe, các cụ xưa chẳng bảo “trung ngôn nghịch nhĩ” đó sao, nhưng nên biết lắng nghe, hơn là thích ai đó rót cho những lời đường mật. Tôi chỉ có đá chứ không có đường, nhưng đá của tôi luôn để xây chứ không để ném. Tôi không chống đối ai cả, cũng không bất mãn với cái gì cả, tôi chỉ muốn góp tiếng nói khó nghe với mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
26.6.2013

            Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh

Theo những gì tôi đã được dạy dỗ hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là cây đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi được viết thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).

Cùng với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân; bị thực dân Pháp bắt năm 1908, đày ra Côn Đảo suốt 13 năm, mãi năm 1919 mới được trả tự do. Năm 1926, cụ đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong 3 năm hoạt động trên cương vị này, cụ cương quyết tranh đấu chốn nghị trường, sau đó nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, cụ từ chức. Năm 1927, cụ Huỳnh sáng lập tờ báo Tiếng Dân - xuất bản tại Huế, bị đình bản năm 1943. Ngày 21.4.1947 cụ bệnh nặng và mất tại H.Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ Hồ (chủ tịch nước) có thư chia buồn cảm động, đánh giá rằng “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Trong lịch sử báo chí xứ ta, cụ Huỳnh Thúc Kháng không phải người mở đường tự do ngôn luận bằng báo chí nhưng chỉ với những bài trên báo Tiếng Dân suốt 16 năm tồn tại, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã để lại dấu ấn khó phai mờ. Điều dễ nhận ra nhất là ở bản lĩnh của người làm báo trong cụ. Lời mở đầu của Tiếng Dân số 1 được xem như bản tuyên ngôn về tự do ngôn luận, về cái đích vươn tới của người lĩnh trọng trách cầm bút. Cụ viết "nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Đó là quyền tự do không ai được phép cấm đoán, nhưng không phải người cầm bút nào cũng xác định được như thế. Cũng trên Tiếng Dân ra ngày 1.5.1929, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục khẳng định “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam một cách công khai. Vì đất nước Việt Nam có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên, tôi cũng công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Do đó, tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”.

Đó là khí phách của người làm báo chân chính, nói như cụ Hồ, là của người cầm đuốc soi đường cho quốc dân đi. Khí phách ấy chỉ có ở những bậc trượng phu, dám coi tấm thân ngàn vàng của mình nhẹ như cái lông hồng, xem khinh mọi lợi danh, vượt trên những ràng buộc đời thường, thách đố mọi sự trừng phạt. Tất cả chỉ dồn cho mục đích cao đẹp: nói lên tiếng nói chân thực, vạch trần sự giả dối, tham lam, hủ lậu, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cụ ra đi đã 66 năm. Nhớ đến ký giả Huỳnh Thúc Kháng, càng băn khoăn về đội ngũ những người làm báo đông đảo hiện thời. Đành rằng làm báo giờ đây đã khác trước, đã được xem là một nghề, như một cách mưu sinh (ai chẳng phải lo cơm áo gạo tiền, cho mình và cha mẹ, vợ con), nhưng viết gì, viết sao cho đừng thẹn với đời với người, không phải ai cũng có niềm trăn trở. Than ôi, chỉ cần làm được một phần của cụ Huỳnh Thúc Kháng là đã thỏa mãn lắm rồi.

20.6.2013
Nguyễn Thông

22 nhận xét:

  1. Xin chào bác Thông. Mấy hôm nay luôn tự hỏi về sự thiếu vắng của chủ trang nay mới rõ nguyên do. Tin rằng bài viết "Nguyễn Hữu Viện không phải giống người" đã lập kỷ lục comment tranh luận rất có văn hóa. Hy vọng Nguyễn Hữu Viện - Triệu lương dân,... đã biết xấu hổ! Các "đồng chí" tin tặc trong vài ngày chiếm trang chắc cũng hiểu tấm lòng trong sáng của bác, một nhà giáo, nhà báo có tâm với nghề. Những còm sỹ yêu nước chân chính luôn bên cạnh ủng hộ bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em yêu Đảng chân chính, mặc kệ đất nước, cũng thấy bác Thông rất ngoan, hiền và dễ thương, nên em cũng ủng hộ bác . Bác nhớ đăng nhiều những bài hát ơn Đảng, ơn Bác Hồ, sẽ được tai qua nạn khỏi .

      Xóa
  2. Hóa ra nhà bác Thông bị các đồng chí tin tặc canh cửa không cho vào, cứ ngỡ bác ốm, lo quá !

    Trả lờiXóa
  3. Mừng chủ nhà đã có chìa khóa để được vào nhà...của mình!
    Mấy hôm nay không thấy chủ trang xuất hiện cộng với danh sách 20 blog gì đó cứ ngỡ Bác xuất chiêu "im lặng là vàng"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BẢN DANH SÁCH 20 BLOGER. Đây là một kiểu triều cống mới của thế kỷ 21?
      Kiểu triều cống này chỉ có ở chế độ XHCN ưu việt, dưới sự lãnh đạo thiên tài của ĐCS vĩ đại, quang vinh bách chiến bách thắng mới có được!! Kiểu triều cống này giúp cho quan hệ giữa hai ĐCS đồng chí, anh em VN – TQ đời đời bền vững đúng theo tinh thần BỐN TỐT MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG !?!!
      Bản danh sách 20 bloger này đã lột tả, vạch trần tính ưu việt của chế độ XHCN, tính độc lập tự chủ, quyền tự quyết của một nước:
      Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
      Độc lập - Tự do- Hạnh phúc.
      Nằm dưới sự lãnh đạo thiên tài của ĐCS vĩ đại, quang vinh và muôn năm là như thế nào!
      Hồ An.

      Xóa
  4. Cướp chìa, mở khóa, đổi khóa rồi vào nhà người ta lục lọi cho thỏa thuê. Xong, gia ơn, trả lại chìa cũ cho chủ ... như không có chuyện gì xảy ra. Giỏi thật !

    Nó chắc chắn là lưu manh chuyên nghiệp bác ạ.



    Trả lờiXóa
  5. Hơn một tuần bị đoạt khóa,nhân thân của nhiều bạn đọc có
    phản hồi,thế nào kẻ nắm khóa cũng rõ.Nhẽ ra,Thông phải kịp thời thông tin trên trang của hàng xóm để bảo vệ bạn đọc.Sao vô tình thế?
    Đoạt khóa vào nhà là hành động rừng rú.Nhưng thôi.Chúng đã thấy,đã biết nhà mình thật,sáng,chính xác như thế nào rồi.
    Tránh được mối lo.Cứ thịt ba rọi mà xơi!Chào!

    Trả lờiXóa
  6. Anh NT vừa viết :
    ". . . tôi xin nói lại cho các đồng chí tin tặc được rõ: Lời nói thẳng bao giờ cũng khó nghe, các cụ xưa chẳng bảo “trung ngôn nghịch nhĩ” đó sao, nhưng nên biết lắng nghe, hơn là thích ai đó rót cho những lời đường mật. . . ".
    Làm tôi liên tưỡng đến câu châm ngôn cũa hoàng đế Pháp Napoleon ; dĩ nhiên , ông nói bằng tiếng Pháp , chứ ko bằng tiếng Anh , như sau :
    The people to fear are not those who disagree with you, but those who disagree with you and are too cowardly to let you know. Tạm dịch : 'Người đáng sợ là ko phải là những người ko đồng ý với bạn , mà là những người ko đồng ý với bạn và quá hèn nhát để cho bạn biết điều này . '
    Sau đây là vài châm ngôn khác cũa hoàng đế này .
    A picture is worth a thousand words. Tạm dịch : 'Một bức hình bằng 1000 lời nói' .
    Men are more easily governed through their vices than through their virtues. Tạm dịch :
    'Dễ dàng khống chế (chi phối) một người bằng dựa trên những thói hư , tật xấu cũa y hơn là dựa trên những tính tốt cũa y' .
    As a rule it is circumstances that make men. Tạm dịch : 'Như là quy luật : thời thế tạo anh hùng' .

    Trả lờiXóa
  7. Anh NT đã viết : 'Cụ Huỳnh . . . được xưng tụng là một trong THẬP Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa.'Nghĩa là 15 con chim phụng cũa xứ Quãng' .
    Dù là một người rất dở về Việt văn - như đã viết trên blog này - tuy nhiên tôi vẫn còn nhớ (như in) câu tục ngữ ' NGŨ PHỤNG TỀ PHI cũa đất QUÃNG' . Nghĩa là 'năm con chim phụng cũa đất Quãng' . Tôi xin góp ý với anh .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin đính chính : 'ngũ phụng tề phi' là '5 con chim cùng bay' , vì 'tề' là cùng , 'phi' là bay . Hôm nay bị cãm sốt nên nhức đầu , do vậy có sơ sót . Xin thứ lổi .

      Xóa
    2. Lại sơ sót , do quá nhức đầu , phải viết là : 5 con chim phụng cùng bay . Xin thứ lổi .

      Xóa
    3. Thời nay là thời bách quan tề mại bằng . Trăm quan cùng mua bằng .

      Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau
      Chúc nhau Giáo Sư với Tiến Sĩ
      Phen này ông quyết đi buôn bằng
      Vừa bán vừa tụng kinh Bác Hồ cũng xây được Thiên Đường Cộng Sản .

      Xóa
    4. Báo cáo các bác: Đất Quảng bữa nay có "Lục Phụng tề phi" rồi! Con chim thứ sáu mới bay lên là cụ Huỳnh Ngọc Chênh đấy ạ!

      Xóa
  8. Mấy hôm rồi ngày nào em cũng ghé qua Blog của Bác mà không thấy bài vở gì cả, em cứ ngỡ Bác đã . . . sang Mỹ thăm Bác Huy Đức rồi!!!

    Trả lờiXóa
  9. THỜI PHÁP THUỘC , CÓ LÚC BÁO CHÍ ở VN ĐƯỢC TỰ DO TOÀN DIỆN .
    Tôi xin góp thêm thông tin cho bài viết cũa anh Nguyễn Thông .
    A . Thời kỳ cụ Huỳnh Thúc Kháng làm báo , từ 1927-43 , trong GIAI ĐOẠN 1936-39 , báo chí ở VN được tự do nhờ Mặt trận Bình dân (Front Populaire) (1) nắm CQ ở Pháp .
    "Do thắng lợi này , Luật Tự do BC (ban hành từ năm 1881) được áp dụng ở Đông Dương thuộc Pháp . . . quy định BC phát hành chỉ cần báo trước 24 giờ.
    . . . BC giai đoạn 1936-1939 phát triển mạnh mẽ, nhiều báo CM được phát hành CÔNG KHAI . Theo Daniel Hemery, Sở AN Đông Dương ước tính vào tháng 11/1938, chỉ riêng Nam Kỳ có tới 18 TỜ BÁO CS , phe TRỐT-KÍT (những người theo đệ Tứ quốc tế .-Tài) , hoặc THÂN CỘNG. Số in của báo Pháp giảm chỉ còn 30.580 bản trong khi số in của báo Việt là 153.000 bản. Tính đến ngày 1/1/1939 ở Đông Dương , số báo tiếng Việt và song ngữ Pháp Việt (tác giã ko cho số liệu .-Tài) tờ trong khi số báo Pháp chỉ còn 69 tờ.[3]"
    Nguồn : "Báo chí Việt Nam thời thuộc địa ( nhân ngày báo chí Việt Nam 21/6 )" , cũa TS Đặng thị vân Chi , trường ĐH KH xã hội và nhân văn, Hà nội .
    B . Chú thích : (1) Mặt trận này là liên minh CT của các lực lượng cánh tả ở Pháp, bao gồm Đảng XH , ĐCS và các chính đảng, tổ chức CT khác trong thời kì 1935 - 1938. . . . với chủ trương chống phát xít, đòi quyền lợi CT , KT cho quần chúng, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình và cải thiện đời sống KT, CT cho các thuộc địa Pháp.
    MT thắng lợi trong cuộc bầu cử QH tháng 5 năm 1936 (386/610 ghế). Ngày 4 tháng 6 năm 1936, MT thành lập CP do Léon Blum đứng đầu. . . . đã thi hành một số chính sách đối nội và đối ngoại có tính chất giải phóng hơn cho các thuộc dịa. Ngày 21 tháng 6 năm 1937, CP Blum tan rã, CP Chautemps lên thay. Tháng 4 năm 1938, CP Daladier lên cầm quyền, MT này kết thúc."
    Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_b%C3%ACnh_d%C3%A2n_%28Ph%C3%A1p%29
    25.6.13

    Trả lờiXóa
  10. Ngày nào cũng đến nhà, mà Bác đóng cửa hoài; tưởng có việc riêng đành nhịn vậy. Hóa ra Bác cũng không về được. Bửa sau Bác thông báo bên nhà Bác Lập hộ nhé. Cảm ơn.
    U-hanoi

    Trả lờiXóa
  11. Cả tuần qua, mở mãi chỉ thấy mỗi bài về cái ông "không phải giống người", tưởng bác Thông nhà ta nghe lời rủ rê của bác Chênh mà "nhập kho" rồi chứ. Hihi! Thực ra bác Thông hiền quá, ai nỡ "nhập kho" bác nhỉ ! Có chăng là bầy cẩu còm tặc nhung nhúc 8-9 trăm tên trên mạng bây giờ chúng gầm gừ với bác thôi. Mong nhiều bài mới của bác !

    Trả lờiXóa
  12. Nhà em xin cám ơn chư vị đã góp ý nhiều điều. Cám ơn sự quan tâm của các bạn đọc quý mến. Cám ơn bác Tài chỉ ra chi tiết sai "Thập ngũ phụng tề phi", nhà em tiếp thụ và đã sửa rồi ạ.

    Trả lờiXóa
  13. "Cùng với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân; bị thực dân Pháp bắt năm 1908"

    Oh, cụ Huỳnh cũng bị Lý Thụy bán cho Pháp như Phan Bội Châu à ?

    Trả lờiXóa
  14. Theo mình,năm 1898,Quảng Nam có 5 vị cùng lúc đỗ đại khoa
    (Phạm Liệu,Phan Quang,Phạm Tuấn,Ngô Chuân,Dương Hiền Tiến},được Vua Thành Thái ban tặng 4 chữ"Ngũ Phụng Tề Phi",5 con chim cùng lúc cất cánh bay.Nhân dân Quảng Nam
    rất tự hào về thành tích ấy và xem xứ Quảng như đất học.Từ đó ,4 chữ ngũ phụng tề phi được dùng như một THÀNH NGỮ,để chỉ số lượng nhân tài đậu đạt trong các kỳ
    thi.Huỳnh Thúc Kháng không nằm trong ngũ phụng tề phi mà ĐƯỢC XEM NHƯ ngũ phụng tề phi đất Quảng,dùng trong ngữ cảnh THÀNH NGỮ.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi có đọc một bài trên TNOL(?) với tựa đề "sao nó ác thế" viết về an toàn thực phẩm của tác giả Nguyễn Thông, tôi nghĩ đó là của Bác Thông, nên khi vào trang của Bác ko thấy co gì mới tôi cũng ngạc nhiên, bâ giờ thì biết là nhà Bác bị "tặc" các loại chấn áp. Cảm ơn Bác đã có bài viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng, tôi được biết nhiều hơn những giá trị cụ mang lại cho XHVN, và cũng chính vì đó có hai câu hỏi cứ quay quất tôi: 1) Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, và các con của ông chính là hậu duệ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, cũng đang muốn tiếp tục phong cách báo chí và truyền thông của Cụ thì lại bị bỏ tù (nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn) bị bỏ tù 10 năm, các con của ông bị quấy nhiễu ko đc đi học, và gđ còn bị tung nước mắm cá thối vào nhà...2) nền báo chí của Cụ xây dựng tai sao lại bị triệt tiêu, vì hiện nay hệ thống báo chí của VN ko còn như thế, đâu là nguyên nhân, và ai là nguyên nhân, và sự thay đổi nền báo chí này cho mục đích gì và cho ai?

    Một tâm sự khác ủa tôi, cũng là lời tri ân đối với tất cả các nhà văn và những ai làm truyền thông chính nghĩa: tôi từ nhỏ thiên về học các môn tự nhiên, sau này trưởng thành cũng là một người làm nghiên cứu đối với khoa học tự nhiên (ko phải KH xã hội). Từ trước tôi ko quan tâm đến khoa học xã hội và cũng ko đánh giá cao các nhà văn, xin lỗi. Nhưng sau này, khi tôi trưởng thành, tôi mới thấy rõ một thực tế ở VN, các nhà khoa học (chân chính) tự nhiên của VN, khi có sản phẩm khoa học đúng đắn, cũng ko dễ gì thuyết phục đc CP để co hướng chính sách theo các chỉ số định tính và định lượng khoa học. Rất nhiều các công trình của Vn đặc biệt là các dự án/công trình khai thác tài nguyên của VN đc chính phủ quyết bất chấp những chỉ số khoa học và phản biện của các nhà khoa học. Nhưng trong đó cũng rất nhiều dự án đã phải dừng/tạm dừng vì những phản hồi của khoa học. Nhưng cái công để mà CP dừng hay tạm dừng đó lại ko phải từ các nhà KH, mà lại chính từ các nhà làm báo, và nhà văn. Bời chính họ là những người xông pha vào cuộc tìm hiểu các tt khoa học, viết bài tham luận và đưa vấn đề ra rộng mở hơn thuyết phục hơn để đấu tranh với một số nhóm lợi ích, trong đó có cả những nhà khoa học bất chính. Tôi đã rất nhiều lần tâm sự với bạn bè và các nhà báo làm trong lĩnh vực này là: khoa học và thể chế chính trị bát nháo, làm cho các nhà báo phải vào cuộc một cách rất vất vả và nguy hiểm. Xin cảm tạ và tri ân.

    Trả lờiXóa
  16. Phải, mỗi năm cứ đến ngày 21/6 lại thấy mênh mang buồn, dù mình đã buông bút, giã từ nghề báo mà không hề lưu luyến.
    Tôi cũng đi con đường giống hệt bác, trừ đoạn đầu ( có giấy báo vào K17 nhưng lại phải qua 5 năm lính mới về học K22- cùng lớp với Nguyễn Chí Dân, em rể bác).Ra trường, đi dạy học rồi làm báo ( hết phát thanh sang truyền hình)ngót ba chục năm. Cũng luôn tự răn mình là viết gì thì viết nhưng đừng để thạn với đời và đã cố gắng như thế nhưng rút lại vẫn không được.Rất nhiều khi ngồi một mình mà thấy nóng mặt xâu hổ vì đã cho lên sóng, lên mặt báo vô số những của nợ vô bổ hoặc tệ hơn, " bốc thơm" nhiều thứ có mùi khó ngửi. Đó cũng là lý do, trong ngót ba chục năm làm báo, đã viết cả nghìn bài mà chưa bao giờ tôi dám đăng tên thật. Đến một ngày đẹp trời cách đây hơn 4 năm (1/2009, tôi đã dứt khoát quyết định buông bút, xin nghỉ hưu sớm. Ngày về, thấy nhẹ như Tôn Ngộ Không được cởi vòng kim cô. Vậy mà những dịp như thế này vẫn cứ thấy buồn. Buồn cho đồng nghiệp vẫn phải mang vòng kim cô vì miếng cơm, manh áo và buồn cho chính mình vì đã cố công dùi mài kinh sử và lăn lộn với đời những mong làm một người viết báo tử tế mà rút cục cái mong ước bé tí như thế cũng không thành.
    May mà còn có internet để biết và đọc được những trang blog như của Nguyễn Thông, Hiệu Minh, Gocomay...
    Bạn đồng niên, đồng môn, đồng nghiệp, suýt đồng khóa của NT.

    Trả lờiXóa