Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Không thể chịu nổi

Ông bạn hàng xóm nhà tôi mấy bữa nay có vẻ bức xúc lắm. Là cựu binh hải quân từng tham gia đánh tàu khu trục Maddox của Mỹ trên vịnh Bắc bộ, vào sinh ra tử biết bao lần, chứng kiến biết bao cái chết, vậy mà lần này không giữ được bình tĩnh. Ấy là khi ông nghe tin vị tiến sĩ khảo cổ học người Nhật Nishimura Masanari tử nạn giao thông trên đường số 5, con đường tử thần. Thực ra sự ra đi đau đớn của người bạn Nhật chỉ là giọt nước tràn ly thôi bởi vài ba hôm trước mỗi lần bên bàn trà ông hàng xóm đều than phiền vụ thời sự nóng tai nạn giao thông. Ông bảo chả có nơi đâu như cái xứ này, chẳng phải chiến tranh mà người chết như ngả rạ, mỗi năm mười mấy nghìn mạng chứ ít đâu. Ông kể lể, nói chi xa, dư luận đang còn sửng sốt bàng hoàng trước vụ đâm xe vào vách núi thảm khốc trên đường Khánh Lê nối Nha Trang - Đà Lạt ngày 7.6 cướp đi gần chục người, đa số là giáo viên, thì ngay sau đó ngày 8.6 xe khách Mai Linh lật tại Quảng Nam khiến 3 người chết, hàng chục người bị thương, rồi xe hãng Phương Trang lao xuống mương ở Tiền Giang ngày 9.6 làm 6 người trọng thương. Một ngày sau, 10.6, là bi kịch Nishimura. Không thể chịu nổi, không thể chịu nổi! Người lính hải quân già giơ cả hai tay lên giời và than, có vẻ như chỉ còn biết cậy nhờ vào đấng tối cao huyền diệu để xử lý rốt ráo, chấm dứt sớm nhưng bi thương dồn dập đổ lên đầu dân ta.


Nghe ông ấy nhắc, tôi chợt nhớ đến những trang xám xịt ghi tai nạn giao thông cũng chửa xa xôi gì. Trong hàng vạn người ra đi tức tưởi bởi hầu hết lỗi không phải ở họ, có cả những tên tuổi mà chỉ cần nhắc lại đã nhói đau. Giới khoa học chắc chưa mấy ai quên Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Đạo tử nạn khi đang đi bộ trên đường phố thủ đô. Mà nước ta đã nhiều nhào gì người có hàm viện sĩ, thế mà thằng tai nạn giao thông nó cũng không tha. Nhà khoa học nước ngoài thành nạn nhân giao thông đầu tiên ở xứ mình thì đâu phải Nishimura, bởi dạo năm xưa Giáo sư tiến sĩ người Mỹ nổi tiếng thế giới Seymour Papert bị mấy đứa xe máy chạy ẩu tông thẳng vào gây chấn thương sọ não, khi cũng đang đi bộ. Và thật oái oăm, ông giáo sư Mỹ ấy sang để giúp ta tìm giải pháp giao thông hữu hiệu trong bối cảnh đường sá Việt Nam. Thủ phạm giao thông nó cứ tỉa thô bạo như thế thì nhân tài chả mấy chốc rơi vào tình cảnh lá mùa thu. Kể chi cho hết bi kịch trên đường, năm nào cũng như năm nào chuông cứ gióng giả cảnh báo, xe cứ đụng, người cứ chết. Trang sử giao thông xứ ta đậm một màu xám xịt, đen tối.

Có vẻ như người mình, từ vị lãnh đạo cấp cao đến người dân thường đang chịu bó tay thúc thủ trước tình trạng này. Nói đầu hàng thì không đúng bởi năm nào cũng có họp hành, bàn cãi, đề ra giải pháp này nọ, tìm hướng tìm biện pháp khắc phục. Những khi tai nạn xảy ra dồn dập thì càng họp khẩn trương, chính phủ vào cuộc, thủ tướng vào cuộc. Thậm chí chính thủ tướng đã từng chỉ đạo nơi nào để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng thì những người đứng đầu địa phương (quận huyện, tỉnh thành) phải kiểm kiểm, phải chịu trách nhiệm. Chả có nước nào phải lập ra hẳn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia gồm đủ bộ ngành đoàn thể do phó thủ tướng đứng đầu. Tai nạn dồn dập nhưng cho đến giờ vẫn chưa có vị lãnh đạo nào bị kiểm điểm. Tất cả còn trên lý thuyết.

Hạn chế tai nạn giao thông, cách nào? Câu hỏi còn bỏ ngỏ. Muôn vàn thứ lý do nguyên nhân, tại đường sá, xe cộ, người điều khiển, luật lệ và việc thực thi luật lệ… Biết đến bao giờ? Bất chợt tôi hình dung ra hai bàn tay giơ cao lên giời vô vọng của ông hàng xóm.

14.6.2013
Nguyễn Thông

24 nhận xét:

  1. Ở nước mình, mỗi ngày đọc báo đều thấy đăng chuyện chết người. Chết đủ kiểu: giao thông giữ vững hàng đầu,chết đuối bám theo sau, rồi đến nhưng cái chết" tạp pí lù" như vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha giết con, cháu giết bà,tình nhân giết nhau, nhậu xong giết bạn nhậu,một cái nhìn cũng bị giết, va quẹt xe cũng giết. Ôi chao! không kể xiết. Bởi vậy nên nhiều người nhận xét rằng ở Việt nam cái gì cũng đắt, chỉ có mạng người là rẻ!?

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả các sự việc đáng tiếc đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra trên đất nước việt nam ta tựu trung lại là Hiến pháp và pháp luật nước nhà còn nhiều bất cập.
    Nếu hiến pháp coi trọng quyền con người, quyền tự do dân chủ và quy định chặt chẽ sự giám sát giữ cơ quan lập pháp - hành pháp & tư pháp thì các vị có trách nhiệm theo từng ngành có còn ngu ngơ vô trách nhiệm không ? Những hậu quả nặng nề về kinh tế, về giao thông, về văn hóa giáo dục, về y tế ...thì người đứng đầu các ngành đó có còn yên vị tọa hưởng bổng lộc không ? hay phải sớm từ chức ?
    " việt nam có 1 rừng luật, nhưng khi xử án lại theo luật rừng " vậy thì dân sống sao yên được. Khi người dân bị bắt vào đồn công an khỏe mạnh, nhưng khi ra khỏi cửa đồn thì hoặc là chết do bệnh tim đột ngột, hoặc là đầy mình bầm tím vết đòn roi lê chân đi không nổi.
    Tự do dân chủ và quyền con người ư ? nếu các vị muốn phản biện mà không theo ý chính quyền thì sẽ được tự do đếm lịch. Nhà văn, nhà báo muốn nói, muốn viết phản ánh thực trạng xã hội thì đã có điều 258, điều 88 của bộ luật hình sự đưa còng số 8 vào tay ngay. Đúng là " tự do cái con ...c "!
    Tai nạn giao thông ư ? Chỉ việc " cấm mua xe " như Hà nội năm xưa , cấm các tỉnh vào thủ đô ...Rồi lệnh phải đội mũ bảo hiểm nhằm tiêu thụ mũ bảo hiểm rởm, rồi lại lệnh phạt đội mũ bảo hiểm rởm. Tất cả loạn cào cào lên!
    Nguyện vọng toàn dân muốn sửa đổi hiến pháp để cho người dân dễ thở và có quyền được mở mồm. Vậy việc sửa đổi hiến pháp 1992 sao rồi nhỉ ? " nguyễn y vân" . Vậy thì chúng ta con dân nước Việt còn khổ, còn khổ , mãi mãi còn khốn nạn. Ngày sau khốn nạn hơn ngày trước, tháng sau dễ chết hơn tháng trước & năm sau mọi sự còn khủng khiếp lên nhiều ! hỡi ôi trời cao có thấu !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bác Phong Vũ có cái nhìn tỉnh táo , không nên loạn cào cào bác ạ.Xin ví dụ cùng bác, đừng đổ cho chính quyền hết bác ạ.Hpj cũng đang hết sức cố gắng thưa bác: Cảnh sát giao thông (CSGT) TP. HCM đã tiến hành chốt chặn tại các tuyến đường có nhiều quán nhậu để kiểm tra tất cả các xe qua lại.Đặc biệt, từ sau 23h trở đi, các tổ công tác sẽ kiểm tra hành chính tất cả các phương tiện nhằm chủ động trong việc phát hiện các hành vi vi phạm để kịp thời ngăn ngừa, răn đe.

      Để có kết quả tốt, các lực lượng được trang bị máy đo nồng độ cồn, công cụ hỗ trợ và thiết bị nghiệp vụ; đồng thời trang bị thêm camera, máy ghi âm để phục vụ cho công tác xử lý khi người vi phạm có hành vi manh động hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.

      Trước đó, hôm 4/6, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các Sở ngành giải quyết dứt điểm những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe sau khi uống rượu bia, lái xe không đội mũ bảo hiểm…
      Và mời bác xem phản ứng của dân ta.:

      Xóa
    2. Quán nhậu giúp khách né cảnh sát giao thông Cho khách về bằng cửa sau, dùng đội ngũ xe ôm chở qua đoạn có cảnh sát lập chốt chặn, hướng dẫn mọi người đi vào hẻm nhỏ... là những chiêu giúp "thượng đế" an toàn rời quán sau khi đã có bia rượu trong người.

      Ngay sau thông tin cảnh sát giao thông ra quân đặt chốt gần các quán nhậu để xử phạt người uống rượu bia vẫn lái xe, giới kinh doanh quán nhậu, nhà hàng ở TP HCM tìm mọi cách để khách rời quán không bị xử phạt.
      Ghi nhận của PV, nhiều quán lên kịch bản ứng phó hẳn hoi. Là chủ một loạt các quán nhậu và đang có ý định mở thêm chi nhánh ở khu dân cư Bình Hưng, quận 8, anh Quang Nhật sẽ trang bị đội xe ôm cơ động. Theo anh, nếu không có biện pháp chắc quán mất hết khách và đóng cửa. Khách ở đây đa phần là dân lao động. Họ đi xe máy đến, nên ai "giải khát" xong cũng leo lên xe về. Cảnh sát mà lập chốt thì 100% khách bị dính ngay.

      Đội xe ôm của anh sẽ chở khách một đoạn và chạy xe của khách sau khi nhậu qua chốt chặn cảnh sát rồi mới giao xe cho "thượng đế" của mình. Với kế hoạch này, quán phải cử một "đội trinh sát" xem có lực lượng xử phạt đứng gần đó không. "Chi phí cho đội quân thám thính và đội ngũ xe ôm là không nhỏ, nhưng đành phải chịu, nếu muốn kinh doanh tiếp", anh Nhật phân trần.

      Xóa
    3. ng có khả năng thuê xe ôm, bãi giữ xe, nhiều nơi chỉ cho khách cách né cảnh sát giao thông sau khi đã có bia rượu trong người.

      Chủ quán nhậu ở quận 8 kể, mấy hôm nay có nhiều khách đến than phiền đã bị phạt sau khi rời quán. Nếu tình trạng này kéo dài, anh lo ngại sẽ mất hết khách và đối mặt với khả năng đóng cửa. "Mình chỉ biết hướng dẫn khách nên đi các đường nhỏ, hẻm và khi ra đường lớn thì ráng đi đàng hoàng, không lạng lách, nên bịt khẩu trang như người đi đường để cảnh sát không chú ý", anh nói.

      Còn quản lý quán nhậu trên đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh cho hay, nếu cảnh sát giao thông cắm chốt trước khu vực kinh doanh của anh, anh sẽ nhắc nhở khách nên dắt xe đi bộ qua cảnh sát giao thông một đoạn, sau đó mới phi về nhà. "Như vậy cảnh sát không có lý gì tuýt còi khách vì thực chất họ đâu có ngồi trên xe điều khiển phương tiện", anh tâm đắc với ý tưởng của mình.

      Cách của ông chủ nhà hàng trên đường Kiều Đàm, quận 7 là chỉ khách về cửa sau. Thay vì đi hướng mặt tiền như lúc mới vào, khách hàng có thể thoát khỏi tầm ngắm của cảnh sát giao thông bằng hẻm nhỏ sau nhà.

      "Tôi thấy, dù có cải trang bằng cách nào đi nữa thì cũng chẳng qua mắt được cảnh sát giao thông nếu họ thấy khách đi từ quán của tôi ra. Do vậy, để không mất khách và giúp họ hài lòng, cách tốt nhất là cho khách vào cửa trước nhưng về cửa sau”, chủ quán này chia sẻ.

      Xóa
    4. Thế điều gì là nguyên nhân chính hả bác Phong Vũ?
      Có hai cách làm:
      1-Chung tay đóng góp:đòi hỏi ý thức của toàn thể người dân trong việc xây dựng an toàn giao thông,không có điều này không một chính quyền nào có thể làm được.
      2-Liệu pháp sokc:Dùng các biện pháp chế tài nghiêm khắc , thậm chí ở những thời điểm , vị trí nóng cho phép những biện pháp cực đoan, thẳng tay, chấp nhận tình trạng căng thẳng trong xã hội.
      Bác ủng hiij biện pháp nào?

      Xóa
    5. Tớ đề nghị một giải pháp nữa là dân phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi đòi hỏi của công an, kể cả đòi hỏi tiền và tình . Không được phàn nàn nếu bị công an đánh chết, người dân cũng không nên bức xúc nếu người nhà chết trong đồn công an, vì thường là những nguyên nhân tự nhiên .

      Xóa
  3. còn chết nữa là tự xin vào đồn công an rồi chết

    Trả lờiXóa
  4. Trên mạng quảng cáo thi bằng xe máy không phải học bao đỗ 100% chỉ có mấy trăm ngàn, bằng giá vài kg thịt, nên mạng người rẻ như thịt ngoài chợ

    Trả lờiXóa
  5. Trên mạng quảng cáo thi bằng xe máy không phải học bao đỗ 100% chỉ có mấy trăm ngàn, bằng giá vài kg thịt, nên mạng người rẻ như thịt ngoài chợ

    Trả lờiXóa
  6. đúng là mạng người VN rẻ thật ,chưa đáng giá bằng 1 con chó .khi được thăm dò ý kiến trên mạng người ta đả đồng tình hơn 70% là giử mạng chó hơn mạng người .thế nên cái chết đối với dân mình THẬT LÀ NHẸ TỰA LÔNG HỒNG,can đảm đấy nhỉ ,mổi năm bình quân tai nạn giao thông xơi đứt 10 ngàn người ,còn hơn cả chiến tranh ,irak,syria /thế mà họ vẩn ị cái mặt mốc ra trước bàn dân thiên hạ không 1 chút hổ thẹn/cái cảnh cam chịu của người dân đả thành thói quen /đấu tranh xuống đường thì bị quy chụp phản động ,thù địch,bị lợi dụng ,là thoái hóa tư tưởng chính trị/ngày xưa còn chế độ củ hơn 10.000 ký giả đi ăn mày để phản đối sắc luật kiểm duyệt báo chí cùa VNCH ,ngày nay hòa bình ,độc lập ,dân chủ mà sao blogger bị bắt nhiều thế /chắc các bác bị thiến D.... cả rồi phỏng

    Trả lờiXóa
  7. Dân số tăng theo cấp số nhân, lương thực tăng theo cấp số cộng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, sẽ tới lúc mạng người rẻ hơn thịt . Quá thời cụ Ngô Tất Tố nữa nhỉ .

      Xóa
  8. Bác Thông nên đăng thêm những bài nhạc đỏ, bài nào máu lửa một chút, khơi dậy căm thù một chút, nhất là những bài thời cải cách ruộng đất, đòi bọn địa chủ ra đền tội .

    Nghe xong những bài hát ấy, mọi người lại chịu đựng được ngay í mà .

    Trả lờiXóa
  9. Xin trả lời bạn Chí !
    Như các cụ đã răn dạy: " nhà dột từ nóc " thì mọi biện pháp như đem chậu hứng , che áo mưa mà nằm ngủ khi trời mưa thì phỏng có ích gì !
    Nếu hiến pháp và pháp luật nghiêm minh, buộc từ trên xuống dưới phải : " thượng tôn pháp luật " thì liệu còn cảnh công an " làm luật " với các chủ xe không ?
    Và người dân vi phạm luật giao thông có thể đem tiền để lót tay công an giao thông để không bị giữ xe không ?
    1 người làm lãnh đạo mà gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước hay cơ quan mình liệu còn nguyên vị không ? Vina shil, vi na các kiểu thì dân đóng thuế sao cho kịp với sự thất thoát nhiều nghìn tỉ đồng ra sông ra biển.Ai chịu trách nhiệm?
    1 xã hội công bằng văn minh dân chủ sao dân oan các nơi kéo về thủ đô khiếu kiện nhiều thế ( Văn giang , dương nội ...và 2 mẹ con ai phải dùng khổ nhục kế " cởi truồng" ra giữ đất ở phía Nam?...)
    Lịch sử của cả 1 đất nước chống giặc xâm lược Trung quốc tại biên giới phía bắc sao không được nhắc tới? ai cố tình quên đi ? phải chăng là thân nhân của 20.000 chiến sĩ QĐNDVN đã hi sinh quên ư?
    1 xã hội mà " quan thì tham" tất dẫn đến " dân phải gian" để ngõ hầu sống được!
    Bởi vậy tôi mới nói : nguyên nhân của mọi nguyên nhân là Hiến pháp và luật pháp nước ta còn nhiều bất cập là vậy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người qua đườnglúc 15:50 16 tháng 6, 2013

      Thưa bác Phong Vũ:
      Đồng cảm với nhiều comment của người cựu đặc công nước, nhưng trong comment này của bác, tôi có một số suy nghĩ như sau:
      Theo bác Nguyễn Thông, tai nạn giao thông đang thực sự là vấn nạn của xã hội Việt Nam.Trách nhiệm đó nên quy về đâu?Làm gì để giảm thiểu tình trạng này?Ta không nên đi lan man sang nhiều vấn đề khác, nhất là các bất công trong xã hội.Bất cứ một topic nào bác viết thế cũng không sai, viết như thế cũng đều được cả, ai cũng biết cả.Nhưng để làm gì nhỉ?
      Riêng tôi, tôi thấy ở thành phố Hồ chí Minh và Hà nội, những cố gắng của chính quyền nhằm cải thiện tình trạng giao thông là đáng ghi nhận.Chúng ta có thể căm ghét anh Đinh la ba lăng Nhăng ở việc thu phí chồng phí móc túi người dân, những quy định bàn giấy trên mây gây phiền nhiếu.Nhưng chúng ta cũng thấy những hệ thống cầu vượt tại các nút giao thông, cuộc chiến giành lại vỉa hè cho khách bộ hành,đổi mũ bảo hiểm thực thay cho mũ rỏm, sự tăng cường các tổ công tác cho cảnh sát giao thông...Tôi cũng đồng ý với bác Chí là chính quyền đang cố gắng giải quyết vấn nạn giao thông một cách tích cực.Đạt được yêu cầu không ?Đấy lại là một vấn đề khác.
      Có lẽ bác Phong Vũ nên đề ra những biện pháp khả thi hơn là than phiền về những vấn đề quá sức vĩ mô bác nhỉ?Hay là đã đến lúc cần "phủ định sạch trơn".Nếu thế lại là vấn đề hoàn toàn khác rồi?

      Xóa
  10. Trong 1 còm trên blog này , tôi đã nói ở nước này , rất ít CB , công nhân , viên chức sống BẰNG ĐỒNG LƯƠNG DANH NGHĨA cũa mình !
    Tôi tạm chia họ thành BỐN THÀNH PHẦN :
    1/Kẽ có quyền lực trong tay thì tham nhũng (cái này thì các bác đã nói quá nhiều) và những ai ko tham nhũng thì bị xem là 'dở hơi' hay 'đầu óc có vấn đề' , nhiều khi còn bị trù dập , v.v... vì ko chịu tham gia tham nhũng với họ , là 'lội ngược dòng' , v.v...
    2/Còn những người KHÔNG có quyền trong tay thì phải TỰ CỨU MÌNH , trước vật giá ngày càng leo thang , bằng cách :
    a/ Như thày giáo thì bắt HT học thêm để tăng thu nhập ; kể cã những em giỏi cũng phải học thêm . Nếu ko sẽ bị thày 'đì' trong lớp .
    b/ Y tá hay hộ lý cũa BV thì khó dễ bịnh nhân để tăng thu nhập .
    Tôi chĩ kể vài trường hợp rồi các bác tự suy diển thêm .
    3/Cũng có một số ít CB , CN , viên chức KHÔNG cần tham nhũng là do bản thân họ , có thu nhập cao - do chuyên môn cao , từng du học tại nước ngoài về các nghề như dầu khí , quản trị kinh doanh , v.v... - tại một số doanh nghiệp trong nước ; hay nhờ có vợ/chồng , có thu nhập cao - do tài năng như trên - tại một số doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài . (Tôi có biết một số người như vậy) . Đây tôi nói là những doanh nghiệp trong nước làm ăn ĐÀNG HOÀNG , HỢP PHÁP , chứ ko phải thứ doanh nghiệp như SJC , có doanh thu , lợi nhuận khủng khiếp nhờ thế ĐỘC QUYỀN về vàng .
    4/ Cũng có những CB/CN/viên chức không cần tham nhũng mà vẫn sống được do kinh tế gia đình khá giả , có con làm lương cao chu cấp hàng tháng , có thân nhân hay bạn bè ở nước ngoài gửi tiền , v.v... (Tôi có biết một số người như vậy) .

    Trả lờiXóa
  11. Chào bạn Người qua đường 15: 50 !
    cám ơn bạn đã trao đổi trên trang báo của bác Nguyễn Thông về những ý kiến của tôi.
    Là 1 người lao động, tôi thấy được sự lao động vất vả và những cống hiến to lớn của các anh chị em ngành cầu đường giao thông nước nhà. Biết bao cây cầu , biết bao con đường đã thẫm đẫm mồ hôi và kể cả máu xương của anh chị em ngành giao thông làm nên. Về kĩ thuật cầu đường do việt nam thiết kế , xây dựng đều đáng nể phục. có thể nói, kĩ thuật ngành giao thông nước ta không thua kém bất cứ nước nào trong khu vực.
    Tôi không thể, dù có thần kinh đi chăng nữa cũng không thể " phủ định sạch trơn" những cống hiến của mọi người được.
    Vấn đề bạn nêu là chúng ta tìm giải pháp nào để hạn chế và làm triệt tiêu đi các tai nạn giao thông , tôi hoàn toàn nhất trí với bạn về điều này. Theo tôi được biết , rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên viên của ngành giao thông vận tải nước ta đã đưa ra rất nhiều đề xuất, đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để khắc phục và tiến tới giải quyết được các tai nạn giao thông nhưng không được chấp nhận. Riêng tôi xin có mấy ý nhỏ sau:
    1 - Ngành giao thông cần tránh đầu tư lan man, mà cần làm đâu chắc đó.
    Các dự án xây dựng trị giá bao nhiêu thì thực tế giá trị đổ xuống công trình đó phải được giám sát kiểm tra để chí ít cũng phải được 80% giá trị trở lên.
    2 - Đơn vị nào thi công đoạn đường nào , cây cầu nào phải chịu trách nhiệm bảo hành. Nếu làm ẩu , làm sai thì phải bị đền bù. Người quản lí thiếu trách nhiệm thì phải bị kỉ luật.
    3 - Ngành công an giao thông cần có chế độ thù lao cho cán bộ chiến sĩ công an giao thông 1 cách thỏa đáng vì sự vất vả ngày đêm của anh em. Mặt khác phải nghiêm khắc loại ra khỏi ngành những kẻ " làm luật " với dân.
    4 - Người dân tham gia giao thông phải tuân thủ luật giao thông , muốn vậy phải học luật và thi lấy bằng 1 cách nghiêm túc. Hiện nay việc mua bằng lái xe các kiểu không ít !
    5 - các trường học cần đưa vào chương trình đào tạo bắt buộc của mình về luật giao thông.
    .......
    Mong rằng tai nạn giao thông của nước ta ngày một giảm, dần đi đến triệt tiêu!

    Trả lờiXóa
  12. Thưa bác Phong Vũ,bác người qua đường và các còm sĩ tham gia thảo luận, cho phép tôi xin góp ý kiến:
    Tình trạng giao thông đến mức độ báo động như vậy , theo tôi trước tiên là trình độ dân trí và tình trạng di dân nông thôn ra các đô thị lớn ở nước ta.Sau đó mới đến tình trạng của hệ thống đường xá và khả năng điều tiết của chính quyền.Mang tư tưởng đường làng, phố xóm bà con nông dân ta ra phố làm ăn vẫn mang theo tư duy
    anh nhiêu , anh xã nên cứ đại.Đúng là" đường ta , ta cứ đi" bà con luôn luôn bất chấp luật lệ, qua mặt luật lệ, tạt đầu vượt đèn đỏ đi ngược chiều, đi tắt trên hè.Có thể ăn nên làm ra mua được cái xe đẹp nhưng không khác thời kỳ bà con cưỡi trâu là bao nhiêu.Các còm hôm nào cứ thử đi đón con xem các phụ huynh chen lấn xô đẩy , đi trên hè bằng xe máy, cướp đường trên vạch kẻ giành cho người đi bộ.Hãi lắm.95% số người đó đi lên sau lũy tre xanh đấy các bác ạ.Lại nữa các bác thử xem các em lái tắc xi xuất thân từ đâu nhỉ?.Gần 100% là trai làng các bác ạ.Lái xe khách , conterner cũng thế.Theo tôi tình trạng chủ yếu này là do dân số các thành phố tăng lên nhiều quá nhưng chưa được giáo dục thích đáng về văn minh đô thị.Hôm nọ tôi được đọc một bài báo viết về trai làng , gái quê trong công sở thấy đồng ý lắm.Các bác nâng quan điểm thành điềuhành của chính phủ, hiến pháp, tham nhũng, nhà dột từ nóc ...nghe nó mung lung quá.Giản dị là mọi người cần thực hiện nếp sống văn minh của một xã hội hiện đại lại chả bác nào nhắc đến.

    Trả lờiXóa
  13. nói phải củ cải cũng nghe.lúc 19:37 16 tháng 6, 2013

    Xin cung cấp một số thông tin minh họa cho ý kiến của bác Góp ý để chúng ta cùng xem.Đọc còm toàn thấy các bác đi vào những vấn đề siêu vĩ mô, thú thực .chán quá:Dân di c­ư tự do tới Thành phố m­ưu sinh bằng nhiều loại hình công việc. Có những công việc ở trong nhà, nh­ưng cũng có những công việc ở ngoài đư­ờng như­ bán hàng rong, bán vé số, vận chuyển nguyên vật liệu, xe ôm… Để cạnh tranh và muốn có thu nhập họ sẵn sàng lấn chiếm lòng đư­ờng vỉa hè, trong quá trình tham gia giao thông nhiều ngư­ời lại không hiểu biết luật lệ giao thông, không biết những quy định của Thành phố về giao thông nh­ư các khu vực cấm một số ph­ương tiện l­uư thông, hay thời gian cấm một số ph­ương tiện l­ưu thông, họ bất chấp nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, chở quá số ng­ười quy định, không thực hiện đúng các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông…. Tất cả những yếu tố này là những nguyên nhân không nhỏ gây ra hiện tư­ợng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nói phải củ cải cũng nghe.lúc 19:56 16 tháng 6, 2013

      Chúng ta đang đứng trước một hiện tượng, hiện tượng này làm trầm trọng những vấn đề xã hội của thành phố trong đó có vấn đề giao thông:
      Nông thôn hóa nếp sống đô thị.Trên những con phố lớn nhỏ, người ta vẫn thấy nhan nhãn tình trạng nói tục chửi thề, xả rác phóng uế bừa bãi. Vách tường, cột điện nham nhở những bảng quảng cáo đủ loại từ siêu sao ca nhạc cho đến “khoan cắt bê tông”, “rút hầm cầu”, “yếu sinh lý”…, nạn đua xe lạng lách vẫn phổ biến, nhất là trong các dịp lễ tết hoặc sau mỗi trận đấu bóng. Lề đường bị chiếm dụng làm nơi để xe, buôn bán, trên đường vẫn không ít người ăn mặc phản cảm nhởn nhơ bất kể những ánh mắt nhìn khó chịu của xung quanh…
      Chen lấn ở nơi công cộng kể cả bên cầu thang máy hay bậc lên xuống xe bus cốt được việc của mình.Nói oang oang, ăn nhồm nhoàm, uống ừng ực,há mồm xỉa răng quèn quẹt chỗ đông người, nhổ toèn toẹt ném giấy ăn trắng xóa xuông nền nhà, cãi cùn .lý sự ba gai...hình ảnh người nông dân ra tỉnh mang rất nhiều nét phản cảm với người thành thị gốc.Đấy là chúng ta còn chưa nói đến tầng lớp trai làng , gái quê đỗ đạt làm việc các công sở , doanh nghiệp....Câu chuyện về người quê ra tỉnh đã mang một màu sắc khác thay đổi hẳn về bản chất thời cụ Nguyễn công Hoan, Nam cao...đang là một thách thức xã hội hiện đại Việt Nam.

      Xóa
  14. Người HẢI TẦN!lúc 21:14 16 tháng 6, 2013

    Tất cả những kêu ca oán thán đều vô nghĩa...
    Trên đất nước này cuộc sống vẫn nảy nở sinh sôi
    Sinh tử là lẽ đương nhiên của kiếp luân hồi
    Hai chữ"số mạng"...bất kì...sao tránh khỏi!

    Trả lờiXóa
  15. Một bloger@ dân Nghệ than phiền về thủ đô trên blog nguyễn thông:Choa chộ hà nội chỗ mô cũng nhớp quá hè?
    Một bloger khác mắng lại:Chi mô mà mi chưởi hà nội quê choa?chỗ mô nhớp?chỗ mô nhớp?
    Lao xao tiếng các blog khác:Chỉ "náo "" lào" , chỉ náo lào{chỉ láo nào}
    -Đúng hè.Đúng hè.
    Hết phim.

    Trả lờiXóa


  16.  Quà Sinh nhật 60 cho Chủ tịch Tập Cận Bình 


    Đúng lũ biển người toàn Chệt ăn hại ! ! !

    Đội tuyển bóng đá quốc gia Tàu thật Thiên tử Thiên tài !

    Vừa viết chương sử Túc cầu Trung Quốc thua thê thảm

    Chín ngày thua ba trận liên tiếp có một không hai 

    Mang lại kỷ lục vẻ vang chưa từng thấy 

     Thua Hà Lan thua Uzbekistan thua Thái Lan thảm hại dài dài !! !

    Tưởng bở lấy thịt đè người một tỉ rưỡi bầy hầy khối thịt 

    Dân Tàu hâm mộ ném trứng thối vào cầu thủ lẫn ve chai !

    Quà Sinh nhật 60 cho Chủ tịch Tập Cận Bình thế đấy

    Chắc quân Tàu hải chiến trên Biển Đông – Hoa Đông thua cả hai ! 




    Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận sau khi đội tuyển bóng đá quốc gia thất bại thảm hại với tỉ số 1-5 trước tuyển Thái Lan trong trận giao hữu vào hôm thứ Bảy 15/06 ngay trên sân nhà ở tỉnh An Huy.

    Vào đầu tháng này tuyển Trung Quốc thua Uzbekistan 2-1 và thua Hà Lan 2-0.
    Tờ báo Bắc Kinh nhận xét.
    "tỉ số 1-5 !
    Đội tuyển bóng đá quốc gia một lần nữa đã viết một chương mới trong lịch sử của sự thê thảm. ‘Ba trận thua liên tiếp trong chín ngày, thật là đã mang lại một 'kỷ lục vẻ vang",

    Sau trận đấu, một số người hâm mộ đã ném chai nước khoáng và rác vàocác cầu thủ khi họ đi vào phòng thay đồ.

    Tờ báo Bắc Kinh nhận xét tiếp đây không chỉ là thất bại ‘thảm hại nhất’ của đội tuyển bóng đá quốc gia vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 60 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà sau đó đã xảy ra xô xát sau trận đấu.

    Trả lờiXóa