Theo lịch tây dương, hôm nay 29.6. Tháng này có 30 ngày, còn 2 ngày nữa mới chuyển sang tháng 7. Thời gian là thứ dòng chảy vô hình trôi miết, đều đều, không thay đổi, tuy nhiên có những người cảm thấy khi nhanh khi chậm. Người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chẳng hạn, than sao cái tháng 6 dài quá là dài, sao không như tháng 2, thêm ngày 30 làm chi cho dầy tâm trạng ngóng đợi tiền còm.
Năm tháng trôi trong cơn dịch bệnh, nỗi lo “mắc dịch” khiến con người ta thờ ơ với nhiều thứ quan trọng. Chả hạn kể từ ngày 1.7 nhà nước chính thức bỏ sổ hộ khẩu. Còn chưa đầy 2 ngày, sổ hộ khẩu sẽ chính thức bị khai tử, chấm dứt sứ mệnh đầy tai tiếng của nó. Kể ra tới giờ mới bỏ là khí muộn, nhẽ ra phải chôn vùi nó lâu rồi, thổi cho nó điệu kèn đám ma tiễn vong lâu rồi. Năm 2016, khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố rất đáng lưu ý, đóng cửa rừng và bỏ sổ hộ khẩu. Hai điều ấy ông đều không thực hiện được trong ngôi vị cầm đầu cơ quan hành pháp. Rừng tiếp tục bị phá, sổ hộ khẩu vẫn còn. Giờ ổng làm chủ tịch nước, nợ xấu giao cho người kế nhiệm, không chỉ rừng và sổ đinh, mà còn rất nhiều thứ, chẳng hạn BOT Cai Lậy, sân gôn Tân Sơn Nhất, đường tàu Cát Linh-Hà Đông… cứ trơ trơ thách thức cùng tuế nguyệt. Ông Chính dọn đám rác này cũng đủ mệt.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021
Nghĩ về dịch (bệnh)
- Dịch vi rút Vũ Hán đang hoành hành, nó khác những thứ dịch hạch, dịch tả, dịch cúm... thuở xưa, bởi càng ngày càng nặng, càng lan rộng, càng nguy hiểm, và nhất là chưa biết bao giờ mới chấm dứt, thậm chí không chấm dứt mà tồn tại mãi với con người.
Dịch thời xưa xuất phát từ tự nhiên, ông trời sinh ra rồi sau đó thu hồi; còn dịch Vũ Hán do con người chế tạo nên nó ở mãi với con người. Chính vì vậy, mọi ý tưởng, hy vọng dập dịch, tuyên bố chấm dứt dịch (như ông Nguyễn Thiện Nhân từng phát ngôn chẳng hạn) đều là không tưởng, ngây thơ. Đòi tấn công nó, cũng ngây thơ nốt, bởi chỉ có thể phòng ngự và cầm cự, chặn nó mà thôi.
- Khi dịch bùng phát lại lần 4, tôi từng biên tút rằng cần đặc biệt để ý tới bệnh viện và khu công nghiệp, 2 nơi "nó" dễ tấn công nhất. Y như rằng. Giờ thêm lưu ý tiếp, chỗ mà "nó" dòm ngó là các doanh trại bộ đội. Nơi này luôn đông người, dù có nội bất xuất ngoại bất nhập vẫn có khe hở. Chẳng hạn việc sử dụng doanh trại tạm làm nơi cách ly tập trung, có thể làm cầu nối cho dịch. "Nó" mà mò vào chỗ này thì chưa biết sẽ như thế nào. Tàu sân bay của Mỹ bất khả xâm phạm hôm ở Đà Nẵng mà "nó" còn leo lên được đấy thây.
Dịch thời xưa xuất phát từ tự nhiên, ông trời sinh ra rồi sau đó thu hồi; còn dịch Vũ Hán do con người chế tạo nên nó ở mãi với con người. Chính vì vậy, mọi ý tưởng, hy vọng dập dịch, tuyên bố chấm dứt dịch (như ông Nguyễn Thiện Nhân từng phát ngôn chẳng hạn) đều là không tưởng, ngây thơ. Đòi tấn công nó, cũng ngây thơ nốt, bởi chỉ có thể phòng ngự và cầm cự, chặn nó mà thôi.
- Khi dịch bùng phát lại lần 4, tôi từng biên tút rằng cần đặc biệt để ý tới bệnh viện và khu công nghiệp, 2 nơi "nó" dễ tấn công nhất. Y như rằng. Giờ thêm lưu ý tiếp, chỗ mà "nó" dòm ngó là các doanh trại bộ đội. Nơi này luôn đông người, dù có nội bất xuất ngoại bất nhập vẫn có khe hở. Chẳng hạn việc sử dụng doanh trại tạm làm nơi cách ly tập trung, có thể làm cầu nối cho dịch. "Nó" mà mò vào chỗ này thì chưa biết sẽ như thế nào. Tàu sân bay của Mỹ bất khả xâm phạm hôm ở Đà Nẵng mà "nó" còn leo lên được đấy thây.
Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021
Nhờ tìm thông tin cội nguồn
Nhà cháu được biết nhờ có mạng xã hội, cụ thể là phây búc (Facebook) mà nhiều trường hợp bặt thông tin, mất gốc tích, không rõ gốc gác, mất dấu cội nguồn, chia ly xa cách, v.v.. đã được kết nối, hàn gắn, thông tỏ, rõ ràng. Ngoài những tác dụng vô cùng lớn lao không thể nào kể hết được, thì điều vừa nói đã chứng tỏ mạng xã hội cực kỳ cần thiết và có ý nghĩa.
Biết nó công lao và có khả năng kỳ diệu như thế, nên bữa nay, chọn ngày lành tháng tốt, nhà cháu ngỏ lời nhờ vả, nhất là với những ai quê ở làng An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình (cũ), sau bao nhiêu đổi thay, sáp nhập, chia tách, nay là làng An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (mới).
Họ Nguyễn nhà cháu, cụ tổ vốn gốc ở xóm Chùa, làng An Tiêm, có nghề thợ rèn. Nghề rèn là đặc điểm nổi bật của An Tiêm từ xưa tới nay. Theo gia phả họ Nguyễn-An Tiêm đang quần cư ở xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng biên chép, vào khoảng giữa thế kỷ 19, cách nay chừng 170 năm, cụ tổ Nguyễn Văn Bàn làm nghề thợ rèn ở làng An Tiêm đi làm ăn, đến ngụ tại xã Trà Phương, tổng Trà Phương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng) hành nghề rèn mưu sinh. Do cụ Bàn không có con, nên cụ đưa con trai của người anh ruột theo, nuôi làm con thừa tự. Người con ấy tên là Nguyễn Văn Bành. Như vậy, cụ Bàn là cụ tổ, thế hệ thứ nhất của họ ở Trà Phương; cụ Bành nối tiếp cụ Bàn, sinh cơ lập nghiệp, lấy vợ đẻ con, hình thành họ Nguyễn-An Tiêm đất Hải Phòng, đến nay đã đời thứ 9. Các thế hệ Nguyễn-An Tiêm chủ yếu quần cư tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng; ngoài ra nhiều con cháu sinh sống ở khắp nơi trên đất nước, như nội thành Hải Phòng, các tỉnh thành Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lào Cai… Thôn (làng) Trà Phương có ngọn núi Trà, còn gọi là núi Chè; còn xã Thụy Hương là xã nông thôn mới kiểu mẫu của thành phố cảng, từ huyện lỵ về đúng 3 cây số.
Biết nó công lao và có khả năng kỳ diệu như thế, nên bữa nay, chọn ngày lành tháng tốt, nhà cháu ngỏ lời nhờ vả, nhất là với những ai quê ở làng An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình (cũ), sau bao nhiêu đổi thay, sáp nhập, chia tách, nay là làng An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (mới).
Họ Nguyễn nhà cháu, cụ tổ vốn gốc ở xóm Chùa, làng An Tiêm, có nghề thợ rèn. Nghề rèn là đặc điểm nổi bật của An Tiêm từ xưa tới nay. Theo gia phả họ Nguyễn-An Tiêm đang quần cư ở xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng biên chép, vào khoảng giữa thế kỷ 19, cách nay chừng 170 năm, cụ tổ Nguyễn Văn Bàn làm nghề thợ rèn ở làng An Tiêm đi làm ăn, đến ngụ tại xã Trà Phương, tổng Trà Phương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng) hành nghề rèn mưu sinh. Do cụ Bàn không có con, nên cụ đưa con trai của người anh ruột theo, nuôi làm con thừa tự. Người con ấy tên là Nguyễn Văn Bành. Như vậy, cụ Bàn là cụ tổ, thế hệ thứ nhất của họ ở Trà Phương; cụ Bành nối tiếp cụ Bàn, sinh cơ lập nghiệp, lấy vợ đẻ con, hình thành họ Nguyễn-An Tiêm đất Hải Phòng, đến nay đã đời thứ 9. Các thế hệ Nguyễn-An Tiêm chủ yếu quần cư tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng; ngoài ra nhiều con cháu sinh sống ở khắp nơi trên đất nước, như nội thành Hải Phòng, các tỉnh thành Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lào Cai… Thôn (làng) Trà Phương có ngọn núi Trà, còn gọi là núi Chè; còn xã Thụy Hương là xã nông thôn mới kiểu mẫu của thành phố cảng, từ huyện lỵ về đúng 3 cây số.
Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021
Chuyện trồng cây và dùng người ở thủ đô
Mấy hôm nay, công nhân công ty công viên cây xanh ở Hà Nội tất bật làm chuyện ngược đời: Di chuyển những cây phong lá đỏ trên 2 con đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng đi tránh nắng. Cứ kéo thêm vài ngày nữa thì toi hết.
Đám phong lá đỏ ấy, hơn 260 cây, do nhà giàu biếu tặng để thủ đô trồng cho đẹp cho mát. Mới trải phong sương hàn nhiệt được 2 năm, chúng lần lượt lăn ra chết. Đến khổ, cái cây ở xứ này cũng khó sống, nói chi người.
Người ta tặng là chuyện của người ta, mình cũng phải động não tí chứ, cái đầu để làm gì. Không phải chỗ nào cũng trồng được mọi thứ cây, cây nào cũng thích hợp. Phố xá, đường đi lối lại trong thành phố, đâu phải cái bờ ruộng thôn quê mà bất cứ cây gì cũng cắm xuống. Người Pháp thời cai trị đất này, dù chỉ trồng một cây, ở đô thị hay nông thôn, đều tính toán xem xét rất kỹ. Chuyện ấy hầu như ai cũng biết, không cần phải nhắc lại.
Tại sao đám phong lá đỏ bị di tản, sơ tán? Không phải tại nắng. Xưa nay, trồng cây để lấy bóng mát, che nắng cho người, giờ tự dưng bày trò bứng cây đi tránh nắng. Nếu cứ thấy nắng rồi chuyển cây, chắc quả đất này chỉ còn sa mạc. Theo nhà cầm quyền Hà Nội, đám phong lá đỏ tội nghiệp ấy không hợp với đất đai thổ nhưỡng khí hậu điều kiện sống… ở thủ đô. Không hợp thì chết dần chết mòn, lăn ra chết, vậy thôi.
Đám phong lá đỏ ấy, hơn 260 cây, do nhà giàu biếu tặng để thủ đô trồng cho đẹp cho mát. Mới trải phong sương hàn nhiệt được 2 năm, chúng lần lượt lăn ra chết. Đến khổ, cái cây ở xứ này cũng khó sống, nói chi người.
Người ta tặng là chuyện của người ta, mình cũng phải động não tí chứ, cái đầu để làm gì. Không phải chỗ nào cũng trồng được mọi thứ cây, cây nào cũng thích hợp. Phố xá, đường đi lối lại trong thành phố, đâu phải cái bờ ruộng thôn quê mà bất cứ cây gì cũng cắm xuống. Người Pháp thời cai trị đất này, dù chỉ trồng một cây, ở đô thị hay nông thôn, đều tính toán xem xét rất kỹ. Chuyện ấy hầu như ai cũng biết, không cần phải nhắc lại.
Tại sao đám phong lá đỏ bị di tản, sơ tán? Không phải tại nắng. Xưa nay, trồng cây để lấy bóng mát, che nắng cho người, giờ tự dưng bày trò bứng cây đi tránh nắng. Nếu cứ thấy nắng rồi chuyển cây, chắc quả đất này chỉ còn sa mạc. Theo nhà cầm quyền Hà Nội, đám phong lá đỏ tội nghiệp ấy không hợp với đất đai thổ nhưỡng khí hậu điều kiện sống… ở thủ đô. Không hợp thì chết dần chết mòn, lăn ra chết, vậy thôi.
Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021
Góp ý với các nhà báo (phóng viên, biên tập viên): Mùa, đạt, bên cạnh đó
Chẳng nói ra thì ai cũng tỏ, xứ ta thời nay không chỉ lắm lễ hội mà còn quá nhiều ngày này ngày nọ. Ngành nào giới nào cũng có ngày long trọng nhiệt liệt chào mừng của riêng mình. Quân đội, công an, nhà giáo, địa chất, lâm nghiệp, thủy lợi, phòng chống thiên tai, đái tháo đường, kiến trúc, nuôi ong… đều ngày riêng tất. Hình như tôi chỉ thấy ngành phân bón hoặc đỡ đẻ là chưa có ngày kỷ niệm riêng. Một xã hội chẳng lo làm ăn, chỉ lo rạo rực cờ hoa kỷ niệm quanh năm suốt tháng cũng đủ mệt.
Chả biết tự bao giờ, cứ qua trung tuần tháng 6 dương lịch là người ta, nhất là các doanh nghiệp, đôn đáo mua hoa để cung kính tới các tòa soạn báo chúc mừng nhân ngày (thứ bao nhiêu) của giới báo chí. Lúc đầu người ta gọi ngày 21.6 là ngày Nhà báo Việt Nam, sau thấy hơi chối, phải định danh lại thành Báo chí cách mạng Việt Nam. Làm báo, một thứ nghề trong xã hội như chạy xe ôm, hốt rác, trồng lúa, móc cống, lãnh đạo, dạy học…, nghề nghiệp chức phận kiếm sống, có quái gì phải vênh vang, ra vẻ ông nọ bà kia.
Thôi, chuyện ấy khi nào rảnh rỗi sẽ bàn, giờ nhà cháu chỉ đề cập sự hành nghề. Ai tỉ mỉ một chút sẽ nhận thấy ngày xưa các ký giả (nhà báo) rất cẩn trọng về bài vở. Chữ nghĩa chính xác, câu cú chuẩn, diễn đạt hay, vốn từ phong phú. Tiếng Việt, từ ngữ, câu cú của họ được thông qua bộ lọc cực kỳ khắt khe nghiêm túc nên rất ít khi sai. Ai không tin, cứ giở đọc lại những tờ báo thời Pháp sẽ thấy. Nhà báo xưa, dù không được đào tạo nghề bài bản như bây giờ, dù họ chẳng trải qua trường lớp, kiểu học viện báo chí tuyên truyền, nhưng họ tạo những vị thế đáng kính nể trong xã hội, là những chuyên gia về tiếng Việt, về ngôn ngữ.
Chả biết tự bao giờ, cứ qua trung tuần tháng 6 dương lịch là người ta, nhất là các doanh nghiệp, đôn đáo mua hoa để cung kính tới các tòa soạn báo chúc mừng nhân ngày (thứ bao nhiêu) của giới báo chí. Lúc đầu người ta gọi ngày 21.6 là ngày Nhà báo Việt Nam, sau thấy hơi chối, phải định danh lại thành Báo chí cách mạng Việt Nam. Làm báo, một thứ nghề trong xã hội như chạy xe ôm, hốt rác, trồng lúa, móc cống, lãnh đạo, dạy học…, nghề nghiệp chức phận kiếm sống, có quái gì phải vênh vang, ra vẻ ông nọ bà kia.
Thôi, chuyện ấy khi nào rảnh rỗi sẽ bàn, giờ nhà cháu chỉ đề cập sự hành nghề. Ai tỉ mỉ một chút sẽ nhận thấy ngày xưa các ký giả (nhà báo) rất cẩn trọng về bài vở. Chữ nghĩa chính xác, câu cú chuẩn, diễn đạt hay, vốn từ phong phú. Tiếng Việt, từ ngữ, câu cú của họ được thông qua bộ lọc cực kỳ khắt khe nghiêm túc nên rất ít khi sai. Ai không tin, cứ giở đọc lại những tờ báo thời Pháp sẽ thấy. Nhà báo xưa, dù không được đào tạo nghề bài bản như bây giờ, dù họ chẳng trải qua trường lớp, kiểu học viện báo chí tuyên truyền, nhưng họ tạo những vị thế đáng kính nể trong xã hội, là những chuyên gia về tiếng Việt, về ngôn ngữ.
Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021
Còn chần chừ gì nữa
Nhiều, rất nhiều người, khi thế giới diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh G7 đã đưa lên 2 cái ảnh, một cái là ảnh cuộc gặp ấy, một cái là ảnh đại hội ngập tràn hoa hoét ở xứ này. Kèm theo đó là sự chê cười, tất nhiên chê mấy ông bà hoa hoét.
Nhưng tôi nói thật, tới thời đại bây giờ thì không phải chỉ chê cười nữa rồi xong mà phải tự xử, phải thay đổi, không thể bỏ ngoài tai mặc kệ như lâu nay, kiểu chúng mày chê gì thì chê, nói gì thì nói, tao cứ thế thì làm gì tao tốt.
Phải dẹp ngay những trò màu mè, hoa hòe hoa sói, hình thức rởm đời, cực kỳ tốn kém... đã ăn sâu vào thứ tư duy cổ lỗ của kẻ có quyền. Bệnh lãng phí, không thực chất, ném tiền dân qua cửa sổ phải bị chôn vùi ngay, không thể dây dưa ù xọe thêm ngày nào nữa.
Nhưng tôi nói thật, tới thời đại bây giờ thì không phải chỉ chê cười nữa rồi xong mà phải tự xử, phải thay đổi, không thể bỏ ngoài tai mặc kệ như lâu nay, kiểu chúng mày chê gì thì chê, nói gì thì nói, tao cứ thế thì làm gì tao tốt.
Phải dẹp ngay những trò màu mè, hoa hòe hoa sói, hình thức rởm đời, cực kỳ tốn kém... đã ăn sâu vào thứ tư duy cổ lỗ của kẻ có quyền. Bệnh lãng phí, không thực chất, ném tiền dân qua cửa sổ phải bị chôn vùi ngay, không thể dây dưa ù xọe thêm ngày nào nữa.
Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021
Tổ quốc nhìn từ xa
Tivi mậu dịch tối 15.6 chương trình thời sự đã dành khá nhiều thời gian cho cái việc xưa nay của nó: Khen ngợi, tô hồng, tâng bốc, nói lấy được, cả vú ấp miệng em.
Các nhà duy vật cộng sản luôn rao giảng phải tôn trọng sự thật khách quan, xem đó là thước đo chân lý. Nhiều ông bà còn ra vẻ ta đây thông kim bác cổ, đọc rộng hiểu nhiều, trích dẫn câu nói của thi sĩ vĩ đại người Đức Goethe “Lý luận chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tuy nhiên, như cách nói của người Nam Bộ, “dzậy mà không phải dzậy”.
Chương trình giáo dân tối 15.6 nhằm ca ngợi bài viết vừa được lăng xê của cụ tổng bí thư về chủ nghĩa xã hội, nghe đâu còn được dịch ra nhiều thứ tiếng để phổ biến khắp thế giới. Nó cũng nhang nhác kiểu “thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào”, khi trùm cộng sản bên Tàu đưa ra học thuyết, lý luận mới, thì mình xưa nay vốn được xem là nhà lý luận, chả nhẽ chịu lép, cũng phải để lại dấu ấn chứ. Cũng chẳng có gì lạ, cổ kim thiếu chi những ông không lập được chút công nào, thậm chí phá là chính, nhưng lập ngôn khiếp lắm.
Tôi cặm cụi tỉ mẩn đọc cái mớ lý luận ấy xem nó ra làm sao, cuối cùng chốt lại rằng chỉ quẩn quanh trong mớ bùng nhùng chủ nghĩa xã hội, lấy chữ nghĩa để che đậy sự bảo thủ lạc hậu lỗi thời. Đến bây giờ mà còn khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại hạnh phúc no ấm cho con người thì đủ biết bê tông cứng đến mức nào rồi, không sửa chữa cải tạo được.
Các nhà duy vật cộng sản luôn rao giảng phải tôn trọng sự thật khách quan, xem đó là thước đo chân lý. Nhiều ông bà còn ra vẻ ta đây thông kim bác cổ, đọc rộng hiểu nhiều, trích dẫn câu nói của thi sĩ vĩ đại người Đức Goethe “Lý luận chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tuy nhiên, như cách nói của người Nam Bộ, “dzậy mà không phải dzậy”.
Chương trình giáo dân tối 15.6 nhằm ca ngợi bài viết vừa được lăng xê của cụ tổng bí thư về chủ nghĩa xã hội, nghe đâu còn được dịch ra nhiều thứ tiếng để phổ biến khắp thế giới. Nó cũng nhang nhác kiểu “thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào”, khi trùm cộng sản bên Tàu đưa ra học thuyết, lý luận mới, thì mình xưa nay vốn được xem là nhà lý luận, chả nhẽ chịu lép, cũng phải để lại dấu ấn chứ. Cũng chẳng có gì lạ, cổ kim thiếu chi những ông không lập được chút công nào, thậm chí phá là chính, nhưng lập ngôn khiếp lắm.
Tôi cặm cụi tỉ mẩn đọc cái mớ lý luận ấy xem nó ra làm sao, cuối cùng chốt lại rằng chỉ quẩn quanh trong mớ bùng nhùng chủ nghĩa xã hội, lấy chữ nghĩa để che đậy sự bảo thủ lạc hậu lỗi thời. Đến bây giờ mà còn khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại hạnh phúc no ấm cho con người thì đủ biết bê tông cứng đến mức nào rồi, không sửa chữa cải tạo được.
Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021
Ai chịu trách nhiệm?
Ủy ban Kiểm tra trung ương và tivi mậu dịch tối nay 16.6 đã lôi một lô xích xông tội lỗi sai phạm của đương sự Trần Văn Nam ra cho thiên hạ tỏ. Thằng cha Nam (cách dân kêu), đồng chí Nam (kiểu đảng gọi) là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, xếp ngôi thứ theo hệ thống chính trị đang còn hiệu lực bây giờ thì là nhân vật số 1, bố già của tỉnh Bình Dương. Nam còn đang chức ủy viên trung ương đảng khóa 13 chứ không phải đùa.
Chỉ có điều, tất cả những “tội” của y không phải vừa xảy ra, mà đã có từ hồi nảo hồi nào, tính tới nay hơn chục năm, kể từ khi y là thành viên triều đình tiểu công quốc Bình Dương, nhất là khi đã làm phó chủ tịch tỉnh (từ năm 2010). Giờ mới điều tra, mới biết, mới lôi ra, mới sắp xử lý, kể đã khí muộn, khí muộn.
Vậy xin hỏi, Ủy ban kiểm tra trung ương khóa 12, rồi cái Ban kiểm tra tư cách đại biểu đại hội 13 đã làm gì với đương sự Nam, để cuối cùng y vẫn trúng cử, vẫn ủy viên trung ương, vẫn có điều kiện làm… xấu đảng. Sao thấy bảo nghiêm, chặt, kỹ lưỡng lắm, con ruồi không lọt. Lôi mấy ông bà liên quan vụ tư cách Nam ra mà trị, chứ lơ đi còn ra thể thống gì.
Chỉ có điều, tất cả những “tội” của y không phải vừa xảy ra, mà đã có từ hồi nảo hồi nào, tính tới nay hơn chục năm, kể từ khi y là thành viên triều đình tiểu công quốc Bình Dương, nhất là khi đã làm phó chủ tịch tỉnh (từ năm 2010). Giờ mới điều tra, mới biết, mới lôi ra, mới sắp xử lý, kể đã khí muộn, khí muộn.
Vậy xin hỏi, Ủy ban kiểm tra trung ương khóa 12, rồi cái Ban kiểm tra tư cách đại biểu đại hội 13 đã làm gì với đương sự Nam, để cuối cùng y vẫn trúng cử, vẫn ủy viên trung ương, vẫn có điều kiện làm… xấu đảng. Sao thấy bảo nghiêm, chặt, kỹ lưỡng lắm, con ruồi không lọt. Lôi mấy ông bà liên quan vụ tư cách Nam ra mà trị, chứ lơ đi còn ra thể thống gì.
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021
Một bài hát thời thơ ấu: Tuổi thơ đất nước anh hùng
Tặng các bạn tôi K17 và bố già Đào Lê Bình
Phải nói ngay từ đầu, trên địa chỉ lưu trữ, nó (bài hát) có tên “Tuổi nhỏ đất nước anh hùng” nhưng mình thì nhớ như in là “Tuổi thơ đất nước anh hùng”, bởi hát hoài đến mỏi cả mồm thì nhớ khó sai lắm.
Có nhẽ trong đám lứa tuổi K17 chúng ta, ít ai không biết bài này, giai điệu của nó, rồi những lời ca như “Đường chúng ta đi/Hoa lá nở tươi xanh/Mương máng chảy bao quanh/Cho dù tiếng bom rơi/Nhưng không ngăn nổi tiếng cười/Bạn ơi, nhanh chân bước tới trường/Cùng hô thiếu niên ta đã sẵn sàng”… Có chi tiết mương máng bởi đây là hình ảnh nông thôn, tuy nhiên nhân vật không phải chỉ có đám trẻ con nông dân mà cả lũ trẻ ranh dân sơ tán, như đám Bùi Thị Lập, Nguyễn Thu Thủy, Bùi Lan Hoa, Cao Kim Phương… chẳng hạn
Tới giờ mình cũng không nhớ mình được kết nạp đội khi nào, mà chả biết có được kết nạp không nữa, nhưng sinh hoạt đội thì có, nhất là hồi học cấp 2. Cả đời hoạt động chính trị với tư cách đội viên thiếu niên, tốn mỗn cái khăn quàng đỏ mua ở hiệu sách trên huyện, hình như giá 2 hào. Đeo tới khi hết lớp 7, nó chuyển thành màu cháo lòng, nhờn nhợt, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng, chỉ như thứ khái niệm về màu, lại rách te tua. Ai đời khăn quàng đỏ mà phải vá bao giờ. Lên lớp 8, học cấp 3 không còn tổ chức đội, nhưng mình là đối tượng chậm tiến, nhất là hay trêu bọn con gái, vẽ mực vào làn áo cộm sau lưng chúng nó, nên bị hệ thống chính trị từ chối, không được đối tượng đoàn, cảm tình đoàn, kết nạp đoàn. Mình cứ vô chính phủ như vậy tới cuối năm lớp 10.
Phải nói ngay từ đầu, trên địa chỉ lưu trữ, nó (bài hát) có tên “Tuổi nhỏ đất nước anh hùng” nhưng mình thì nhớ như in là “Tuổi thơ đất nước anh hùng”, bởi hát hoài đến mỏi cả mồm thì nhớ khó sai lắm.
Có nhẽ trong đám lứa tuổi K17 chúng ta, ít ai không biết bài này, giai điệu của nó, rồi những lời ca như “Đường chúng ta đi/Hoa lá nở tươi xanh/Mương máng chảy bao quanh/Cho dù tiếng bom rơi/Nhưng không ngăn nổi tiếng cười/Bạn ơi, nhanh chân bước tới trường/Cùng hô thiếu niên ta đã sẵn sàng”… Có chi tiết mương máng bởi đây là hình ảnh nông thôn, tuy nhiên nhân vật không phải chỉ có đám trẻ con nông dân mà cả lũ trẻ ranh dân sơ tán, như đám Bùi Thị Lập, Nguyễn Thu Thủy, Bùi Lan Hoa, Cao Kim Phương… chẳng hạn
Tới giờ mình cũng không nhớ mình được kết nạp đội khi nào, mà chả biết có được kết nạp không nữa, nhưng sinh hoạt đội thì có, nhất là hồi học cấp 2. Cả đời hoạt động chính trị với tư cách đội viên thiếu niên, tốn mỗn cái khăn quàng đỏ mua ở hiệu sách trên huyện, hình như giá 2 hào. Đeo tới khi hết lớp 7, nó chuyển thành màu cháo lòng, nhờn nhợt, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng, chỉ như thứ khái niệm về màu, lại rách te tua. Ai đời khăn quàng đỏ mà phải vá bao giờ. Lên lớp 8, học cấp 3 không còn tổ chức đội, nhưng mình là đối tượng chậm tiến, nhất là hay trêu bọn con gái, vẽ mực vào làn áo cộm sau lưng chúng nó, nên bị hệ thống chính trị từ chối, không được đối tượng đoàn, cảm tình đoàn, kết nạp đoàn. Mình cứ vô chính phủ như vậy tới cuối năm lớp 10.
Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021
Điều ít người biết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Hôm qua 12.6, báo chí đăng bài buồn, người ta thông báo truyền nhau tin buồn: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời, thọ 89 tuổi.
Cái tên Nguyễn Xuân Khánh, không ít người tưởng chỉ mới nổi trong vài chục năm gần đây với hàng loạt cuốn tiểu thuyết tày tặn, công phu, hấp dẫn, đầy kiến thức, được viết rất tỉ mỉ, được sinh ra từ bộ óc thông minh và tâm hồn tài hoa, như "Hồ Quý Ly", "Đội gạo lên chùa", "Miền hoang tưởng"... Nếu không đọc tiểu sử, không coi ảnh chân dung, người ta sẽ nghĩ đó là nhà văn trẻ.
Thế hệ chúng tôi sinh đúng giữa thập niên 50, với những đứa thích đọc truyện, thì không lạ gì cái tên ấy, tác giả, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tôi còn nhớ, độ máy bay Mỹ ném bom ra miền Bắc, không biết thày tôi hoặc anh chị tôi mượn được ở đâu cuốn truyện "Rừng sâu" của Nguyễn Xuân Khánh, viết về các anh bộ đội. Họ (bộ đội) mỗi người (nhân vật) một thân phận, yêu cuộc sống, hăng say xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng có những tâm tư của người lính thời hậu chiến sau khi chính mình đã vào sinh ra tử. Đọc được, chứ không phải xuất sắc gì, cũng không gây hiệu ứng tìm đọc cho bằng được như một số cuốn cùng thời của những người khác, tôi còn nhớ mấy cuốn như "Phá vây" của Phù Thăng, "Hai trận tuyến", "Vào đời" của Hà Minh Tuân, "Mở hầm" của Nguyễn Dậu, "Nhãn đầu mùa" của Trần Thanh-Thanh Tùng, "Sắp cưới" của Vũ Bão... Tất cả những cuốn ấy tôi đều có may mắn được đọc khi mới mười mấy tuổi. Cũng không hiểu ai cho mượn, từ đâu ra, nhưng có cuốn "Phá vây" và cả cuốn tập 1 "Đống rác cũ" (Nguyễn Công Hoan) thì mượn thầy dạy văn Ngô Minh Phất. Thầy Phất là ông giáo dạy văn cự phách trường quê, sách gì cũng có (ấy là khi đó tôi nghĩ thế bởi thầy chả có đồ đạc gì, chỉ có sách, chất đầy giường).
Cái tên Nguyễn Xuân Khánh, không ít người tưởng chỉ mới nổi trong vài chục năm gần đây với hàng loạt cuốn tiểu thuyết tày tặn, công phu, hấp dẫn, đầy kiến thức, được viết rất tỉ mỉ, được sinh ra từ bộ óc thông minh và tâm hồn tài hoa, như "Hồ Quý Ly", "Đội gạo lên chùa", "Miền hoang tưởng"... Nếu không đọc tiểu sử, không coi ảnh chân dung, người ta sẽ nghĩ đó là nhà văn trẻ.
Thế hệ chúng tôi sinh đúng giữa thập niên 50, với những đứa thích đọc truyện, thì không lạ gì cái tên ấy, tác giả, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tôi còn nhớ, độ máy bay Mỹ ném bom ra miền Bắc, không biết thày tôi hoặc anh chị tôi mượn được ở đâu cuốn truyện "Rừng sâu" của Nguyễn Xuân Khánh, viết về các anh bộ đội. Họ (bộ đội) mỗi người (nhân vật) một thân phận, yêu cuộc sống, hăng say xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng có những tâm tư của người lính thời hậu chiến sau khi chính mình đã vào sinh ra tử. Đọc được, chứ không phải xuất sắc gì, cũng không gây hiệu ứng tìm đọc cho bằng được như một số cuốn cùng thời của những người khác, tôi còn nhớ mấy cuốn như "Phá vây" của Phù Thăng, "Hai trận tuyến", "Vào đời" của Hà Minh Tuân, "Mở hầm" của Nguyễn Dậu, "Nhãn đầu mùa" của Trần Thanh-Thanh Tùng, "Sắp cưới" của Vũ Bão... Tất cả những cuốn ấy tôi đều có may mắn được đọc khi mới mười mấy tuổi. Cũng không hiểu ai cho mượn, từ đâu ra, nhưng có cuốn "Phá vây" và cả cuốn tập 1 "Đống rác cũ" (Nguyễn Công Hoan) thì mượn thầy dạy văn Ngô Minh Phất. Thầy Phất là ông giáo dạy văn cự phách trường quê, sách gì cũng có (ấy là khi đó tôi nghĩ thế bởi thầy chả có đồ đạc gì, chỉ có sách, chất đầy giường).
Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021
Chả ra làm sao
Hôm trước, khi thấy báo chí quốc doanh thông tin ông Trần Văn Nam bí thư Bình Dương đệ đơn xin không làm đại biểu quốc hội với lý do “sức khỏe yếu”, tôi có biên cái tút ngắn bảo rằng rất vớ vẩn. Đại để, làm sao ông biết ông có trúng cử hay không mà nói không làm. Đã không đủ sức khỏe gánh vác vai trò đại biểu quốc hội thì lấy đâu sức khỏe làm bí thư tỉnh ủy, quan đầu tỉnh, v.v.. Nói chung là rất vớ vẩn, giống như nhiều thứ trò hề được diễn ra hằng ngày, mọi nơi ở xứ này.
Thừa biết, khi lão ta đang quan đầu tỉnh quyền sinh quyền sát, bổng lộc cơ man, nếu không có phốt thì chả dại gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Cái thể chế, cơ chế, thói cai trị xứ ta nó vậy, chắc bị thúc ép lắm, kiểu như đồng chí cứ nói thế đi để giữ uy tín cho tổ chức, chứ chúng tôi mà sổ toẹt ra thì lại mất mặn mất nhạt, sau thế nào, sẽ tính tiếp, phải theo quy trình. Khi buộc lòng phải tuyên bố sức khỏe yếu trước bàn dân thiên hạ, bí thư Nam thừa hiểu số phận chính trị của mình đã chấm dứt, còn cánh cửa nhà tù có mở ra chào đón hay không phải chờ tình đồng chí chứ không chờ pháp luật. Lâu nay, ở nước này, đảng đứng trên tất cả, pháp luật chẳng là cái đinh. Lò liếc có đốt 24/7 chả giải quyết được gì bởi củi do chính nó sinh ra. Chỉ người khờ mới tin vào chuyện đốt lò.
Thừa biết, khi lão ta đang quan đầu tỉnh quyền sinh quyền sát, bổng lộc cơ man, nếu không có phốt thì chả dại gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Cái thể chế, cơ chế, thói cai trị xứ ta nó vậy, chắc bị thúc ép lắm, kiểu như đồng chí cứ nói thế đi để giữ uy tín cho tổ chức, chứ chúng tôi mà sổ toẹt ra thì lại mất mặn mất nhạt, sau thế nào, sẽ tính tiếp, phải theo quy trình. Khi buộc lòng phải tuyên bố sức khỏe yếu trước bàn dân thiên hạ, bí thư Nam thừa hiểu số phận chính trị của mình đã chấm dứt, còn cánh cửa nhà tù có mở ra chào đón hay không phải chờ tình đồng chí chứ không chờ pháp luật. Lâu nay, ở nước này, đảng đứng trên tất cả, pháp luật chẳng là cái đinh. Lò liếc có đốt 24/7 chả giải quyết được gì bởi củi do chính nó sinh ra. Chỉ người khờ mới tin vào chuyện đốt lò.
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021
Thành ngữ mới: Mặt nghệt như mất sổ gạo (kỳ 7, cuối): Vựa gạo miền Nam lâm vào cảnh đói… do được “giải phóng”
Tháng 4.1977, tôi khoác chiếc ba lô lép kẹp đựng 2 bộ quần áo, chiếc vỏ chăn mỏng, cái màn một, vài cuốn sách ra bến Chùa Vẽ (Hải Phòng) xuống tàu khách Thống Nhất vào Nam nhận việc. Hơn 3 tháng ở nhà chờ quyết định công tác, tôi được thày bu bồi dưỡng chế độ cơm không độn, thức ăn hơn ngày thường nhưng cũng chỉ quanh qué mớ tôm mớ cá mua của mấy bà Tú Đôi đi chợ huyện, ngang qua nhà rao “ai mua cá ra mua”. Trước hôm đi, thày thịt con gà, nấu xôi, làm mâm cơm cúng tổ tiên ông bà phù hộ cho đứa đi xa. Các anh chị trong nhà và trong họ, người cho 5 đồng, người 10 đồng, cộng tiền thày bu cho nữa được hơn trăm bạc, tôi đem ra trụ sở Ngân hàng Hải Phòng ngoài phố đổi thành tiền miền Nam. 100 đồng bắc được 80 đồng nam giải phóng, mà chỉ cho đổi tối đa chừng ấy. Lúc đi, thày tiễn ra ngõ, bảo miền Nam gạo trắng nước trong, thóc gạo nhiều, cá tôm lắm, sẽ không đói như ở nhà đâu con ạ, đi đi, nhớ vào đến nơi thì viết thư về.
Khi ấy đã trôi gần 2 năm sau “giải phóng”, ông bạn đồng môn đồng hương học trước 1 khóa, thầy Nguyễn Văn Vy người Thủy Nguyên nhập cư Sài Gòn từ đầu năm 1976, bảo cuộc sống đã khác nhiều, xuống nhiều, nhưng dẫu sao cũng còn hơn ngoài mình. Bếp ăn tập thể 43 Nguyễn Chí Thanh quận 5, cơm trắng, ăn no thì thôi. Tôi thì thào nói với thày Vy, thế này thì sướng quá, bao nhiêu năm mới lại được ăn cơm không độn, chén no. Cầm bát cơm không độn nghĩ thương thày bu và đứa em gái ở nhà.
Sự đời ai ngờ được chữ… ngờ. Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Vài tháng sau, khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 bắt đầu cuộc ăn độn. Bất cứ thứ gì có thể ăn được là nhà bếp độn vào chảo cơm. Khoai lang, khoai mì (củ sắn), bột mì, mì sợi, và đỉnh điểm là lúa mạch, dân gian gọi nôm na hạt bo bo. Nuốt không nổi cơm độn, tọng vào mồm trệu trà trệu trạo. Nhà bếp thấy vậy cũng chán, bảo các thầy ạ, thôi, từ giờ các thầy tự nấu lấy, chúng tôi chỉ nấu cho sinh viên thôi, tháng có mấy ký gạo chúng tôi không thể làm vừa miệng các thầy được…
Khi ấy đã trôi gần 2 năm sau “giải phóng”, ông bạn đồng môn đồng hương học trước 1 khóa, thầy Nguyễn Văn Vy người Thủy Nguyên nhập cư Sài Gòn từ đầu năm 1976, bảo cuộc sống đã khác nhiều, xuống nhiều, nhưng dẫu sao cũng còn hơn ngoài mình. Bếp ăn tập thể 43 Nguyễn Chí Thanh quận 5, cơm trắng, ăn no thì thôi. Tôi thì thào nói với thày Vy, thế này thì sướng quá, bao nhiêu năm mới lại được ăn cơm không độn, chén no. Cầm bát cơm không độn nghĩ thương thày bu và đứa em gái ở nhà.
Sự đời ai ngờ được chữ… ngờ. Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Vài tháng sau, khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 bắt đầu cuộc ăn độn. Bất cứ thứ gì có thể ăn được là nhà bếp độn vào chảo cơm. Khoai lang, khoai mì (củ sắn), bột mì, mì sợi, và đỉnh điểm là lúa mạch, dân gian gọi nôm na hạt bo bo. Nuốt không nổi cơm độn, tọng vào mồm trệu trà trệu trạo. Nhà bếp thấy vậy cũng chán, bảo các thầy ạ, thôi, từ giờ các thầy tự nấu lấy, chúng tôi chỉ nấu cho sinh viên thôi, tháng có mấy ký gạo chúng tôi không thể làm vừa miệng các thầy được…
Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021
Học cụ Hồ thì cần học cho tử tế
Trên đời có những thứ những chỗ những ngày cần kiêng, cho nó lành. Chả hạn hôm qua 5.6, cả trong đời thực lẫn trên tivi rất nhộn nhịp kỷ niệm ngày cụ Hồ rời bến Nhà Rồng. Tôi buồn tay mở mấy chục kênh tivi đều chứng kiến, lúc thì các ông ca sĩ Tạ Minh Tâm, Quang Thọ, Đăng Dương… (chuyên gia nhạc đỏ) véo von bài tủ; lúc thì mấy ông sử học quốc doanh hùng hồn kể lể cứ như hồi xưa từng được sống với cụ không bằng.
Vậy nên tôi tránh, để bên tuyên giáo trọn niềm vui. Bữa ni đã qua 1 ngày, độ kiêng đã giảm, nên biên điều này.
Liên quan tới sự kiện cụ rời bến tàu Sài Gòn, người ta thường nhắc tới căn nhà ở Chợ Lớn. Nhà này vốn của hãng mắm Liên Thành do các nhân sĩ Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Hiệt Chi… đề xướng, thành lập. Hãng mua căn nhà ngay đầu đường Quai Testard (quai là bến, cảng; Testard là tên một họa sĩ nổi tiếng của Pháp thế kỷ 15), tức đường “Bến Testard”, nhà số 1 - 2 - 3. Đường này năm 1915 được Pháp đổi thành Tổng Đốc Phương (tên thật Đỗ Hữu Phương, mất năm 1914), tiếp nữa sau 1975 được chính quyền mới đặt tên Châu Văn Liêm cho tới giờ. Thời nào thì đặt tên cán bộ thời đó, còn sau này đổi là gì nữa thì chưa biết.
Vậy nên tôi tránh, để bên tuyên giáo trọn niềm vui. Bữa ni đã qua 1 ngày, độ kiêng đã giảm, nên biên điều này.
Liên quan tới sự kiện cụ rời bến tàu Sài Gòn, người ta thường nhắc tới căn nhà ở Chợ Lớn. Nhà này vốn của hãng mắm Liên Thành do các nhân sĩ Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Hiệt Chi… đề xướng, thành lập. Hãng mua căn nhà ngay đầu đường Quai Testard (quai là bến, cảng; Testard là tên một họa sĩ nổi tiếng của Pháp thế kỷ 15), tức đường “Bến Testard”, nhà số 1 - 2 - 3. Đường này năm 1915 được Pháp đổi thành Tổng Đốc Phương (tên thật Đỗ Hữu Phương, mất năm 1914), tiếp nữa sau 1975 được chính quyền mới đặt tên Châu Văn Liêm cho tới giờ. Thời nào thì đặt tên cán bộ thời đó, còn sau này đổi là gì nữa thì chưa biết.
Thuốc và vắc xin Tàu
Muốn biết trình độ, đẳng cấp của một nền y tế quốc gia, không cần phải mất công đọc sách, tìm hiểu, nghe đài, coi tivi, tranh luận với các dư luận viên "ăn cây nào, rào cây ấy"...
Bạn chỉ cần tới các tiệm thuốc tây, ra các chợ đầu mối thuốc tây (như chợ Tô Hiến Thành ở quận 10, Sài Gòn chả hạn) thì rõ ngay. Nếu hỏi mua thuốc do Nga, Cuba (được các bác nhà ta tôn vinh có nền y tế hàng đầu thế giới), có nói mỏi mồm, đi mỏi chân, tìm mỏi mắt cũng vẫn bặt bóng chim tăm cá, có khi còn bị mấy cô bán thuốc cười đểu hoặc đuổi thẳng cánh. Tôi chẳng thèm nói sai, ông bà nào không tin cứ tới chợ thuốc Tô Hiến Thành một lần thử coi.
Còn thuốc Tàu, không phải không có, chủ yếu dạng đông trùng hạ thảo, hoặc thuốc ho kiểu thuốc Bối mẫu của Hồng Kông. Thuốc đông y Tàu cũng không có chỗ ở những nơi này, phải về phố Triệu Quang Phục, Hải Thượng Lãn Ông quận 5.
Nhưng muốn tìm thuốc xuất xứ từ đám "giãy chết" Đức, Anh, Ý, Pháp, Úc, Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn... chỉ sợ không đủ tiền mà mua.
Bạn chỉ cần tới các tiệm thuốc tây, ra các chợ đầu mối thuốc tây (như chợ Tô Hiến Thành ở quận 10, Sài Gòn chả hạn) thì rõ ngay. Nếu hỏi mua thuốc do Nga, Cuba (được các bác nhà ta tôn vinh có nền y tế hàng đầu thế giới), có nói mỏi mồm, đi mỏi chân, tìm mỏi mắt cũng vẫn bặt bóng chim tăm cá, có khi còn bị mấy cô bán thuốc cười đểu hoặc đuổi thẳng cánh. Tôi chẳng thèm nói sai, ông bà nào không tin cứ tới chợ thuốc Tô Hiến Thành một lần thử coi.
Còn thuốc Tàu, không phải không có, chủ yếu dạng đông trùng hạ thảo, hoặc thuốc ho kiểu thuốc Bối mẫu của Hồng Kông. Thuốc đông y Tàu cũng không có chỗ ở những nơi này, phải về phố Triệu Quang Phục, Hải Thượng Lãn Ông quận 5.
Nhưng muốn tìm thuốc xuất xứ từ đám "giãy chết" Đức, Anh, Ý, Pháp, Úc, Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn... chỉ sợ không đủ tiền mà mua.
Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021
Quên
Người ta đã quên ở Myanmar máu dân lành đang đổ
Quên đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đắp chiếu trùm mền
Quên "lò tôn" cụ tổng củi nhiều nhưng bấy lâu nguội lạnh
Quên tử tù Hồ Duy Hải khát công lý chờ đợi mỏi mòn
Ôi giời, chỉ nên quên tất đám quyền cao chức trọng
Quên ngày hội non sông giống như tấn trò đời
Quên lý luận dở hơi, cùng những trò ma quỷ
Và hãy nhớ đừng quên, mình là một con người
Cào
(Haha, hôm nay mình làm "ther" kiểu "mẹ tôi chửi kẻ trộm gà", đồ dở hơi)
Quên đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đắp chiếu trùm mền
Quên "lò tôn" cụ tổng củi nhiều nhưng bấy lâu nguội lạnh
Quên tử tù Hồ Duy Hải khát công lý chờ đợi mỏi mòn
Ôi giời, chỉ nên quên tất đám quyền cao chức trọng
Quên ngày hội non sông giống như tấn trò đời
Quên lý luận dở hơi, cùng những trò ma quỷ
Và hãy nhớ đừng quên, mình là một con người
Cào
(Haha, hôm nay mình làm "ther" kiểu "mẹ tôi chửi kẻ trộm gà", đồ dở hơi)
Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021
Dịch buồn
Dịch bệnh căng hơn dây đàn thế này, việc thì mất, lương thì không, tiền thì hẻo, ra ngoài thì sợ lây, nằm nhà thì đói, chợ búa không dám đi, rau cỏ không dám mua, người thân bị bệnh cũng không dám tới thăm..., con người đang bị dồn vào bước đường cùng (chỉ thiếu cái đòn càn như anh Pha ngày xưa).
Không phải ai cũng có thể tham gia chống dịch, thế nên báo chí ca ngợi những người ở tuyến đầu thì cũng đừng dè bỉu những người không thể tham gia. Lúc này, ngồi nhà cũng là hành vi tích cực chống dịch, dù không ai muốn ngồi nhà. Cũng đừng lên án những người bị F0, F1, F2 vô tình gây lây nhiễm bởi phần lớn họ không biết họ bị, vả lại chả ai muốn mình bị dính vào cái thứ quái quỷ này.
Với dịch bệnh, xưa nay biện pháp chính là ngăn chặn, đề phòng, chứ không phải tấn công như ông thủ tướng nói. Càng chặn sớm, ngăn từ xa, càng tốt. Ông bà nào tự hào "cuộc bầu cử, ngày hội non sông đã thành công tốt đẹp" cần xem lại sự hớn hở của mình. Duy ý chí quyết tổ chức bầu cử ngay khi bão dịch, sự thành công tốt đẹp có thể ở những con số tỷ lệ 99 phẩy mấy phần trăm người đi bầu (còn có được thế hay không thì chỉ các vị ấy và trời biết), ở những đại biểu được chọn trước đã trúng cử, nhưng liệu có nên đặt câu hỏi dịch bung toang khủng khiếp như hiện nay có liên quan gì tới ngày hội non sông.
Dịch đối với nhân loại là đại họa, nhưng có thể đối với một số kẻ là điều may mắn, là vị phúc thần che chở. Hôm nay đã sang tháng 6, lão hàng xóm nhà tôi càu nhàu bảo hết mẹ nó tháng 5 rồi mà đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chửa động tĩnh gì, chắc chúng nó sẽ bảo tại dịch, nó cứ nói thế, lò tôn đốt củi của cụ làm đếch gì được nhau.
Nguyễn Thông
Không phải ai cũng có thể tham gia chống dịch, thế nên báo chí ca ngợi những người ở tuyến đầu thì cũng đừng dè bỉu những người không thể tham gia. Lúc này, ngồi nhà cũng là hành vi tích cực chống dịch, dù không ai muốn ngồi nhà. Cũng đừng lên án những người bị F0, F1, F2 vô tình gây lây nhiễm bởi phần lớn họ không biết họ bị, vả lại chả ai muốn mình bị dính vào cái thứ quái quỷ này.
Với dịch bệnh, xưa nay biện pháp chính là ngăn chặn, đề phòng, chứ không phải tấn công như ông thủ tướng nói. Càng chặn sớm, ngăn từ xa, càng tốt. Ông bà nào tự hào "cuộc bầu cử, ngày hội non sông đã thành công tốt đẹp" cần xem lại sự hớn hở của mình. Duy ý chí quyết tổ chức bầu cử ngay khi bão dịch, sự thành công tốt đẹp có thể ở những con số tỷ lệ 99 phẩy mấy phần trăm người đi bầu (còn có được thế hay không thì chỉ các vị ấy và trời biết), ở những đại biểu được chọn trước đã trúng cử, nhưng liệu có nên đặt câu hỏi dịch bung toang khủng khiếp như hiện nay có liên quan gì tới ngày hội non sông.
Dịch đối với nhân loại là đại họa, nhưng có thể đối với một số kẻ là điều may mắn, là vị phúc thần che chở. Hôm nay đã sang tháng 6, lão hàng xóm nhà tôi càu nhàu bảo hết mẹ nó tháng 5 rồi mà đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chửa động tĩnh gì, chắc chúng nó sẽ bảo tại dịch, nó cứ nói thế, lò tôn đốt củi của cụ làm đếch gì được nhau.
Nguyễn Thông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)