Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Hồi xưa thèm bánh trung thu

Bài đăng trên Thanh Niên chủ nhật 23.9.2012

Những mùa trăng


Cứ mỗi lần bất chợt ngắm vầng trăng sáng, lại nghĩ đến những mùa trăng, Tết Trung thu.
Hầu như suốt tuổi thơ, tôi chỉ biết mỗi năm đều có tết Trung thu nhưng không mấy khi được hưởng hương vị ngọt ngào của nó. Cũng dễ hiểu, bởi ở nông thôn, nhà nghèo, bố mẹ làm ruộng, thời thơ ấu lại trúng vào đận nghèo đói, chiến tranh kéo dài, miếng cơm độn khoai chả đủ, nói gì đến bánh trung thu.
 
Trong ký ức lưu đến giờ, tôi vẫn nhớ Trung thu là tết trông trăng của lũ trẻ. Ngày ấy chỉ trẻ con mới khao khát chờ đón rằm tháng tám, chứ người lớn mải lo làm ăn cày cấy, chả hơi đâu thu với đông. Bánh trung thu, như đã nói, trải bao mùa trăng tháng tám nhưng tôi có biết hình dạng nó thế nào. Mãi sau, đến hơn 10 tuổi, khi nhà đã vào hợp tác xã, tối rằm tháng tám xa xôi năm nào, mới được cùng bọn trẻ con đến sân nhà ông đội trưởng sản xuất lĩnh bánh trung thu. Đó là cái bánh nướng, nhân thịt, bột, mứt bí, lạp xường… hình vuông, màu vàng xém, to cỡ lòng bàn tay. Chỉ cho bọn thiếu nhi thôi. Hương vị của chiếc bánh trung thu ấy cứ theo mãi, chắc cũng chả phải vì nó ngon mà vì lần đầu tiên được biết thế nào là bánh trung thu.

Trung thu nông thôn gắn với trăng. Tháng tám miền Bắc trời hay mưa. Rằm năm nào trăng sáng thì vui, còn tổ chức trống ếch rước đèn chỗ này chỗ khác. Gặp phải rằm mưa hoặc trời nhiều mây, Trung thu buồn thỉu buồn thiu. Đèn trung thu tự làm lấy là chính. Tre pheo sẵn, nhưng giấy bóng kính đỏ hồng xanh vàng phải lên phố huyện mua, mà hiếm lắm. Đứa nào khéo tay thì làm đèn kéo quân, đèn lồng, còn vụng về chỉ ra được hình ngôi sao 5 cánh hoặc con cá cụt vây. Kiếm dây thép cuộn thành lò xo gắn vào giữa để nhét ngọn nến. Nhưng có thứ nến khác không phải bằng sáp ong mà rất tuyệt, đó là nhân hạt bòng hạt bưởi. Ngay từ tháng 7 ta, nếu ăn bòng bưởi phải giữ lại hạt, bóc vỏ ra, xỏ vào que tre thật thẳng, xếp khít nhau, đem phơi nắng thật khô. Đêm rằm, lôi những ngọn đuốc ngọn đèn nhỏ xíu xinh xinh bằng hạt bưởi ra đốt thật thú vị. Hạt khô nhưng có tinh dầu, cháy đượm, sáng, nổ lách tách, tỏa mùi thơm dễ chịu, và đặc biệt ra gió chẳng mấy khi tắt.

Lớn lên, học hành rồi xa quê, những mùa trăng chỉ còn là hình ảnh nhạt nhòa giữa cuộc mưu sinh đầy vất vả. Sau lập gia đình, có con mới lại nghĩ đến tết trông trăng. Tụi trẻ ở thành phố có dạo chỉ quan tâm đến bánh, vì chúng thèm, nhưng khi no đủ rồi chỉ thích đi chơi. Mà cũng chả rước đèn đuốc gì, toàn kéo nhau xem kịch xem phim, hết thì về. Cũng chả trách chúng được bởi ở thành phố thiếu hẳn thứ quan trọng nhất: ông trăng. Trăng thành phố chịu lép dưới ánh điện nên vô vị lắm. Cứ mờ mờ nhàn nhạt, dường có dường không.
NGUYỄN THÔNG

21 nhận xét:

  1. cuonghaodiachu-Bủmlúc 20:49 23 tháng 9, 2012

    Đời nhà ai lại ôn nghèo kể khổ rứa bác? Hẽ hẽ.
    Một lũ ăn mày, một lũ quan.
    Quanh đi quẩn lại cũng một đoàn.
    Đến khi đèn( dầu) tắt, dầu (đèn) thôi cháy.
    "Một lũ ăn mày một lũ quan".
    Hê hê, nhớ đèn kéo quân ngày xưa, bác nhẩy?

    Trả lờiXóa
  2. Bánh dẻo, bánh nướng trước đây ngon hơn nhiều so với những cái bánh thời này anh Thông à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hòa ơi, hồi trước mình chả được nếm náp bao nhiêu nên cũng khó so sánh, vì vậy tin vào đánh giá của bác. Nhớ về VN nhé. Gửi nhời chào bác gái.

      Xóa
  3. Chút kỷ niệm Trăng

    Anh Thông ơi,
    Bài viết cô đọng và gợi cảm (nhiều kỷ niệm về những vùng quê kiểng …)!
    „Trang nhà“ cũng dành chỗ cho chút tư riêng chăng?
    Gửi Anh chút kỷ niệm cũ:

    1:
    Nhớ Con
    20. tháng Tư 1979

    Con yêu, con quý của cha,
    Năm nay con đã lên ba tuổi rồi;
    Bên cha, con nói, con cười,
    Xa cha, con cứ hỏi hoài: Cha đâu?

    Cha đi, mưa nắng dãi dầu,
    Vầng trăng vời vợi trên đầu vẫn soi;
    Dẫu đi cuối đất cùng trời,
    Vẫn thương, vẫn nhớ nụ cười của con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Đức ơi, có những gì hay, tình cảm như thế này, anh cứ chia sẻ nhé. Cám ơn anh.

      Xóa
    2. Anh Nguyễn Thông thân mến,
      Vì biết mình không quen viết, nên tôi luôn nhủ: “Phải từ từ”. Tôi đã chuẩn bị “một khúc” rồi, mà mới dám “chạm ngõ” thôi ... (Hihi ...)
      Xin gửi tới Anh tiếp 1 trích đoạn 10 năm sau đó:
      (Xin hẹn những dịp sau,
      Thân kính.)

      2: Rằm Tháng Giêng
      16. tháng Giêng, đêm (1989)

      Tựa:
      Đời (Thiên - Địa - Nhân) chỉ Đẹp,
      khi Ta say đắm nhìn vào.


      Trăng Rằm tháng Giêng
      treo trên bầu trời
      gió lùa mây cuốn
      mà trăng vẫn ngời


      Những cây đèn đường
      tỏa từng vầng sáng
      nhòe đi trong sương...

      Trăng và đèn
      đèn và trăng
      mờ ảo
      cho bóng ta
      nghiêng theo trăng
      ngả xuống đèn

      Trăng trên trời kia
      đèn dưới đất này
      còn có nghĩa gì
      khi hồn chẳng say?


      nếu chẳng được say
      trong mắt Em
      tròn đầy
      sáng ngời
      hiền dịu
      thì vũ-trụ và trần gian
      với ta
      chỉ là
      vĩnh hằng địa ngục

      Trăng Rằm tháng Giêng,
      say hồn viễn xứ...

      Xóa
    3. Bác VĐ kể về trăng 10 năm sau mà như về 10 năm trước. 79 là Cha-Con; 89 quay lại Anh-Em. 10 năm trước 79, quê tui còn đèn điện; 10 năm sau 79, cột điện cũng không còn! (Ông nhà nước hạ xuống chớ không phải chúng vượt biên.) hì hì....

      Xóa
    4. Kính bác Khuê,
      (Xin lỗi vì hỏi hơi … không phải: Nếu bác cùng họ „Dương“ thì trùng danh với vị tiền nhân tôi kính ngưỡng; :-)!)
      Tôi cảm ơn nhận xét của bác vì khi chuẩn bị „phát biểu ý kiến“, tôi đã cảm nhận nội dung … hơi xa của mình. Tôi ghi „Ta“ và „Trăng“ để … giãi bày cùng „đối tượng“. – Hihi …
      Nhưng nhận xét của bác rất … trúng và đã gợi thêm một điều có thể chia sẻ riêng; Đó là sau cái đận chỉ biết „cùng Trăng“, nhờ Internet mà tôi có được những bạn tâm giao để sẻ chia tâm niệm. Những chữ sau đây ghi lại kỷ niệm thời đó (viết lại vì chưa tìm ra bản cũ).
      Thân mến.

      Tặng bạn Huy Nam (talawas; ca. 2010)

      Ta về xứ Huế chiều mưa bụi (1976),
      Thăm chùa Thiên Mụ, ngắm sông Hương;
      Mới đó mà nay: Đầu điểm bạc,
      – Đất cũ nơi nào chẳng thân thương!

      Gió bụi cuốn đời trai viễn xứ,
      Đã từng nhìn ngẫm những đổi thay;
      Có được tri âm cho lòng trải,
      Lại thấy dâng trào những mặn cay:

      Thế hệ đau thương và ly tán,
      Vẫn chẳng rời ra Đất Nước mình;
      Càng nhớ, càng thương, càng đau đáu:
      Xin giữ cùng nhau một chữ TÌNH!

      Xóa
  4. Hồi trước, bác Thông có Đảng, có lý tưởng Cộng sản mà còn thèm bánh Trung thu . Hóa ra bác cũng thuộc loại tiểu tư sản lãng mạn, đang mơ về phong kiến .

    Trả lờiXóa
  5. Ơ.Lý lịch anh ghi ở Bình Chánh, SG sao biết nhiều về miền Băc vậy, gia đình tập kết à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình quê Hải Phòng, rặt nông thôn, ơn đảng ơn chính phủ ra trường được điều ngay vào miền Nam, 36 năm rồi bác ạ.

      Xóa
    2. Quê Bác Nguyễn Thông ở huyện Kiến Thụy, gần nông trường Ninh Hải (cũ), ngay bên đường đi Đồ Sơn đấy bác Người Hà Nội à!

      Xóa
  6. Muốn gửi bài cho anh thì gửi theo địa chỉ nào vây anh Thông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Ngọc ơi, theo mail nguyenthong55@yahoo.com nhé. Chờ bài của bác đấy. Thông

      Xóa
    2. Gửi bài cho anh rồi

      Xóa
  7. Trung thu mơ chiếc bánh
    Chị Hằng cũng buồn thương
    Trót sinh nhằm "chỗ khó"
    Nên phải chịu thiệt thòi

    Con nít ở miền Nam
    Lồng đèn ông sao sáng
    Bánh trái cũng ê hề
    Chị Hằng khỏi âu lo ...

    Trả lờiXóa
  8. "Trăng thành phố chịu lép dưới ánh điện nên vô vị lắm. Cứ mờ mờ nhàn nhạt, dường có dường không."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Vạn sử do TÂM tạo!“
      (nhớ Hà Nội và Trăng)

      Ngày xưa, khi đường Nguyễn Trãi Hà Nội có đèn cao áp, ai cũng vui ... Nhưng nhớ Trăng vẫn có thể đạp xe đến đường Cầu Giấy hay quá lên đường “cây ổi” (?) trên Quảng Bá thì Trăng đêm vẫn đẹp. (Cầu Giấy có bãi chiếu phim ngoài trời, không biết có còn không?)
      Hồi ấy, khi rủ bạn đi chơi, bạn nói: Tối nay đến phiên em làm “cờ đỏ” (đội thanh niên đeo băng đỏ vào tay áo) đi bắt các đôi ngồi "canh" gốc cây; Sau buổi “trực”, anh em mình sẽ ... ra ngồi “gốc ổi”!
      Vui ra phết! Hihi ...

      Xóa
    2. Đồng chí V.Đ có ngồi trên đường phi lao chạy suốt qua cành đồng nối từ Mễ Trì đến Thượng Đình không đó? Dám đã từng gặp nhau lắm, hì hì.

      Xóa
    3. Bác Thông ơi,
      Vì bác có đặt dấu hỏi (?) nên iêm cũng (xin / rất muốn) hồi đáp: Iêm đã ghi „Thượng Đình“ là „trú quán“ một thời gian dài. …
      Em quê miền sơn cước (đúng ra là „bán sơn địa“), nhưng cũng may (do „số phiêu dạt“?) mà đều có qua Hà Nội và Sài Gòn („Sè goòng“) … (Định viết thêm về HN, nhưng coi như … „của để dành“ vậy. Hehe …) Nhắc lại „đội quân đeo băng đỏ“ cũng là … chạnh chút hôm nay: Người Việt rất „dzui tánh“ và „vai HỀ“ không bao giờ khuyết trên các sân diễn …

      Đêm đang khuya,
      Chúc bác Bình an nơi „Bình Chánh“ và nhiều Sức khỏe.
      Hẹn được viếng thăm luôn,
      Thân kính.

      Xóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa