Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Những bài hát của một thời (50): Đưa em về quê hương

Mình chả biết bài hát nổi tiếng ấy có nằm trong danh sách tập trung hỏa lò không nhưng nếu ai cấm nó thì cần xem xét lại. Ở một nước đã trải mấy chục năm chiến tranh tàn khốc, tâm sự này cần được coi như thứ vật chứng đúc bằng nước mắt đặt cẩn trọng trong viện bảo tàng (không phải bảo tàng 11 nghìn tỉ đâu) để con cháu sau này ngậm ngùi với những đau xót của thế hệ cha ông. 

Hôm nay Sài Gòn mưa buồn, trời u ám, định tìm một bài hát vui mà sao con trỏ cứ tự nhiên chạy vào nhạc Phạm Thế Mỹ. Ca khúc Đưa em về quê hương mình nghe lần đầu hồi năm 1977 lúc mới chân ướt chân ráo bước lên bến tàu cảng Sài Gòn, bơ vơ thất thểu đeo chiếc ba lô đi trên đường Nguyễn Huệ tìm về cơ quan mới nhận công tác. Hình như có cái ki-ốt nhạc nào đang thử băng cho khách. Nghe và giật mình, hay quá, mà sao họ không biết sợ chính quyền nhỉ. Những năm ấy nhạc "vàng" vẫn là thứ cấm kỵ. Hôm nay nghe xong cũng giật mình, những câu hát như xé lòng:

Ôi quê hương đó, xin em
Xin đừng nói thêm điều gì
Nói chi thêm buồn... thôi em.


Ca khúc của Phạm Thế Mỹ buồn lắm, bài này chẳng hạn, nhưng đó là bài hát của một thời. Hình như cái clip trình ra đây dù vẫn là Miên Đức Thắng hát nhưng mình cảm nhận không hay bằng giọng chính anh ấy trong cuộn băng cassette 36 năm trước.

24.9.2012
Nguyễn Thông


Đưa em về quê hương, đường khuya say giấc ngủ
Hàng cây xanh tóc rủ ven đường
Ôi buồn sao, ôi buồn sao, ôi ngày vui tuổi thơ anh yêu dấu đâu em
Con đường phố xưa êm đềm, với dáng em dịu hiền
Nay còn đâu, nay còn đâu, còn lại em thơ lạc loài bơ vơ
Nằm trên đường phố xanh xao gầy, mơ một bát cơm đầy
Bạn bè ra đi, vài thằng không may
Ôi nay đã chết nơi xa
Bên dòng suối, hay ven đồi
Nhớ chi em, buồn chi em...

Đưa em về quê hương, hỏa châu giương mắt đỏ
Buồn đong đưa soi xóm nhỏ không hồn
Không còn chi, không còn chi
Đã từ lâu từng đêm nghe tiếng súng đi hoang
Đem đạn cắm trong tim người
Đã hai mươi năm rồi, không còn chi, không còn chi
Để rồi đêm đêm, người vợ không quên
Ngồi bên mộ vắng khóc thương chồng
Mơ một sáng dịu hiền
Còn lại con thơ, còn lại môi khô
Ôi quê hương đó, xin em
Xin đừng nói thêm điều gì
Nói chi thêm buồn... thôi em

Ôi nhạc thơ anh máu chảy nhiều rồi
Và quê hương khốn khổ nhiều rồi
Thì thôi, thì thôi xin em đừng nhắc
Cho anh được thấy, thấy sớm mai nay tuyệt vời
Mặt trời lên, mặt trời lên xua đi tăm tối, cho anh nụ cười
Cho em mơ thấy quê hương ngày mai
Hoa nở trên môi em
Chim ngủ trên tay em...

8 nhận xét:

  1. " Ôi nhạc thơ anh máu chảy nhiều rồi
    Và quê hương khốn khổ nhiều rồi..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ơi, bạn cảm nhận chính xác quá, chỉ cần qua câu bạn trích là thấy rõ.

      Xóa
  2. Cảm ơn Người Nhạc sĩ " Hoa vẫn nở trên đường quê hương":
    Ôi quê hương đó, xin em
    Xin đừng nói thêm điều gì
    Nói chi thêm buồn... thôi em

    Trả lờiXóa
  3. Tôi chả ngại gì mà không nói lên rằng bài hát này tôi xin tặng Điếu Cày. Anh Hải ơi, hãy tin đi, không phải đợi đến 12 năm đâu, sẽ:
    "Cho anh được thấy, thấy sớm mai nay tuyệt vời
    Mặt trời lên, mặt trời lên xua đi tăm tối, cho anh nụ cười
    Cho em mơ thấy quê hương ngày mai
    Hoa nở trên môi em
    Chim ngủ trên tay em..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quý bác Nguyễn thông là ở phút này đây.
      Ta

      Xóa
  4. Ca khúc này chỉ có giá trị tả thực và duy lý, sự trả giá cho dân tộc là như vậy??? Ngày nay tuy co thể nói vật chất hơn, nhưng thiết nghĩ đã được gì cho cộng đồng người nghèo Việt Nam chứ. Chỉ thấy cái thực tại là ý ghĩa của bái hát, không thể hiện được cái gì cả... Chán

    Trả lờiXóa
  5. Một người cùng tâm trạng...

    https://www.youtube.com/watch?v=JF7TQXr7Rso

    Trả lờiXóa