Xưa
nay cứ nghe nói làm cách mạng chỉ có công chứ không có tội, mình cũng
tin vậy. Anh Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị xử bắn đã giả nhời vị linh mục hỏi "có muốn được xưng tội không?" rằng chiến đấu chống lại kẻ xâm lược chỉ có công chứ không có tội. Xa hơn nữa, ông Hoàng Văn Thụ tại tòa án của thực dân Pháp cũng dõng dạc làm cách mạng có công chứ không có tội. Vậy mà báo Sài Gòn giải
phóng viết về những người cách mạng lại rút cái tít to đùng trên trang 1
bằng 4 chữ "Xà lim tử tội".
Theo nghĩa Hán Việt, tử tội là người mắc tội đáng chết, còn người bị khép án tử hình thì gọi là tử tù. Có bạn đọc thắc mắc chả biết báo SGGP đặt tít như thế có ý gì. Mình thì cho rằng đây là kiểu làm báo cực kỳ cẩu thả. Nhưng hình như mấy ông tuyên giáo thành ủy TP.HCM chả thấy điều này.
30.4.2013
Nguyễn Thông
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013
Còn nhiều điều lo nữa
NGUYỄN QUANG A
Trên Thanh Niên chủ nhật ngày
24-3-2013 nhà báo Nguyễn Thông bàn về chuyện suy thoái, về những chuyện đau lòng trong gia đình, giữa những người thân và
dóng tiếng chuông báo động “không thể không lo”. Tôi bổ sung thêm còn nhiều
chuyện đáng lo nữa mà dưới đây chỉ điểm qua vài chuyện.
Người ta đang muốn cho công an được nổ súng vào những kẻ chống người thi hành công vụ. Quy định như thế rất dễ dẫn đến lạm quyền mà chúng ta đã chứng kiến không ít trong thời gian qua. Sự lạm dụng vũ khí, quyền lực là hết sức nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn xã hội và cần phải ngăn chặn ngay. Vài sự lạm dụng chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày qua mà báo chí đã lên án gay gắt.
Chỉ vì lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy mà 2 nhân viên của công ty Cường Thịnh Phát (Pleiku, Gia Lai) bị rượt đuổi đến nhà máy giữa đêm khuya. Lực lượng chức năng đã đập phá, hành hung người gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí đã nổ súng. Cũng do lỗi không đội mũ bảo hiểm mà một người đã chết tại một đồn công an ở Bắc Giang và dẫn đến bạo loạn tại thành phố Bắc Giang. Còn bao nhiêu chuyện đau lòng, đáng lo như thế.
Đấy là mới chỉ nói đến vi phạm luật giao thông. Còn bao nhiêu luật khác nữa và không thể lấy bạo lực làm công cụ thực thi pháp luật. Tiếng chuông cảnh báo hình như còn chưa đủ lớn và đã không đến được tai của những người không điếc, nhưng thực sự điếc. Cần phải dóng những hồi chuông lớn hơn, mạnh hơn.
Bài hát tặng bạn nhân ngày thống nhất
Tác giả ca khúc Ngày thống nhất bác đi thăm là nhạc sĩ Phạm Tuyên. Thể hiện bởi tốp ca nam nữ dàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam. Nhạc sĩ viết bài này vào mùa thu năm 1976, hơn 1 năm sau ngày thống nhất. Lời bài hát thời ấy, lại của bác Phạm Tuyên, tất nhiên không thể như bây giờ, theo cách nghĩ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những xúc động chân thành, sâu lắng, chúng ta sẽ thấy một giai điệu thật đẹp, ngọt ngào, hiếm có trong những ca khúc cách mạng. Thời nào thì văn nghệ ấy, nhất là ở một nước nền văn nghệ phải phục tùng chính trị. Hãy xem đây là dấu ấn của một thời, bạn ạ.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
Chúc các bạn ngày nghỉ vui vẻ, an lành.
30.4.2013
Nguyễn Thông
*
Ngày thống nhất Bác đi thăm
Tiếng hát hoà bình vang theo người
Từ Lạng Sơn về Cà Mau vui trong ngày mới.
Ngày thống nhất Bác đi thăm
Nơi bưng biền rạng rỡ chiến công
Mừng từ nay Bắc Nam đã liền núi sông.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.
Chúc các bạn ngày nghỉ vui vẻ, an lành.
30.4.2013
Nguyễn Thông
*
Ngày thống nhất Bác đi thăm
Tiếng hát hoà bình vang theo người
Từ Lạng Sơn về Cà Mau vui trong ngày mới.
Ngày thống nhất Bác đi thăm
Nơi bưng biền rạng rỡ chiến công
Mừng từ nay Bắc Nam đã liền núi sông.
Ngày thống nhất
THANH THẢO
Tôi nhớ, vào năm 1974, từ chiến trường Nam bộ, tôi đã nghe và đã hát bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lúc bấy giờ, chiến tranh chưa kết thúc, và ngày thống nhất cũng chưa tới. Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì đã tới với những người lính từ cả hai chiến tuyến.
Tôi nhớ, vào năm 1974, từ chiến trường Nam bộ, tôi đã nghe và đã hát bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lúc bấy giờ, chiến tranh chưa kết thúc, và ngày thống nhất cũng chưa tới. Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì đã tới với những người lính từ cả hai chiến tuyến.
Một bài hát về khát vọng thống nhất đất nước. Một khát vọng
mãnh liệt, bỏng cháy.
Bây giờ, 38 năm sau ngày thống nhất, nghe lại bài Nối vòng
tay lớn, tôi nhận ra một điều: Đây là bài hát hay nhất về ngày thống nhất, và
đặc biệt, nó được viết ra, hát lên khi cái ngày mà toàn dân tộc Việt Nam mong
mỏi vẫn chưa tới. Đó mới là những dự cảm về ngày thống nhất. Và là những dự cảm
chính xác, đầy tình cảm, đầy xúc cảm và lòng nhân ái.
Có rất ít nhạc sĩ viết được những tác phẩm mang tính dự cảm
như thế. Trước Trịnh Công Sơn chỉ có nhạc sĩ Văn Cao với hàng loạt tác phẩm âm nhạc
viết ngay sau Cách mạng Tháng Tám và mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, những
bài hát về Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam, bài hát Tiến về Hà Nội được
viết năm 1948, trước ngày 10.10.1954 tới... 6 năm.
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
Sự kiện 30.4.1975 và...
BÁ TÂN
Hầu hết người dân Việt Nam đều biết sự kiện 30.4.1975 .Người ta biết có ngày ấy, còn ý nghĩa như thế nào thì không phải mọi người chung dòng suy nghĩ. Có cần tranh luận hay không, càng không nên áp đặt hoặc chụp mũ. Đừng tìm hiểu đâu xa, cứ hỏi các thành viên trong gia đình sẽ biết, nhất là những người chuẩn bị làm chủ tương lai đất nước.
Hầu hết người dân Việt Nam đều biết sự kiện 30.4.1975 .Người ta biết có ngày ấy, còn ý nghĩa như thế nào thì không phải mọi người chung dòng suy nghĩ. Có cần tranh luận hay không, càng không nên áp đặt hoặc chụp mũ. Đừng tìm hiểu đâu xa, cứ hỏi các thành viên trong gia đình sẽ biết, nhất là những người chuẩn bị làm chủ tương lai đất nước.
Dĩ nhiên sự kiện 30.4 sẽ mãi mãi lưu lại trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 30.4.1975 còn có một sự việc trở thành nỗi buồn muôn
thuở: đánh tráo sự thật lịch sử. Chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng tiến
vào dinh Độc lập, sau nhiều năm công bố trên phương tiện truyền thông, hóa ra
chỉ là dàn dựng để quay phim chụp ảnh. Sự thật đã bị đánh tráo.
Sự việc chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng và tiến vào dinh
Độc lập là hoàn toàn có thật. Có 2 chiếc xe tăng làm cái việc ấy vào 2 thời điểm
khác nhau. Chiếc xe tăng công bố trên phương tiện truyền thông chính thống trước
đây chỉ là dàn dựng để quay phim chụp ảnh
sau khi sự kiện ấy đã đi qua. Trước đó, tại thời điểm lịch sử chỉ có một không
hai, chiếc xe tăng thứ nhất gắn liền sự thật lịch sử.
Hàng chục năm, khi chưa bị phát giác, dư luận xã hội, thậm
chí kể cả người trong cuộc, cứ đinh ninh sự việc ấy, gắn liền với chiếc xe tăng
ấy là sự thật lịch sử.
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
???
Du khách Trung Quốc ra Hoàng Sa
Cập nhật: 11:54 GMT - chủ nhật, 28 tháng 4, 2013
Tàu du lịch của Trung Quốc lần đầu đưa khách ra quần đảo Hoàng Sa hôm Chủ nhật 28/4, theo truyền thông nhà nước.
Khoảng 100 người đã trả tiền vé từ 7000 tệ đến 9000 tệ cho chuyến thăm bốn ngày.Hành khách phải “có sức khỏe tốt, gồm cân nặng bình thường”, theo tờ báo.
Kế hoạch phát triển du lịch theo sau việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở một thành phố mới, Tam Sa, cùng việc thành lập đơn vị quân đội đồn trú ở Hoàng Sa năm ngoái.
Một bài bình luận trên Hoàn Cầu Thời báo biện hộ cho việc đưa du khách ra đảo, được Trung Quốc gọi là Tây Sa.
“Du lịch Tây Sa của Trung Quốc không liên quan gì đến các nước láng giềng,” theo lời Ju Hailong, một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Quảng Châu.
Giới chức Trung Quốc đầu tháng này xác nhận sẽ phát triển du lịch ở Hoàng Sa.
Trung Quốc đã chiếm giữ quần đảo này sau trận đánh với hải quân Việt Nam Cộng Hòa đầu năm 1974.
Diễn biến du lịch diễn ra một ngày sau khi Việt Nam tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” ở thành phố Quảng Ngãi.
Cũng tại Quảng Ngãi hôm 27/4 diễn ra một hội nghị quốc tế với chủ đề "Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý”.
Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được tổ chức tại tỉnh miền Trung, nơi có nhiều ngư dân gặp rắc rối khi đánh bắt ở quanh hai quần đảo trên.
(theo BBC)
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Đáp trả mạnh mẽ
BÁ TÂN
Đáp trả mạnh mẽ. Đó là tuyên bố của thủ tướng Nhật Bản sau khi Trung Quốc cho tàu lượn lờ vùng biển hai nước tranh chấp.
Đáp trả mạnh mẽ. Đó là tuyên bố của thủ tướng Nhật Bản sau khi Trung Quốc cho tàu lượn lờ vùng biển hai nước tranh chấp.
Đối phương chỉ mới ra đòn gió, người đứng
đầu chính phủ Nhật Bản đã tỏ rõ sự bảo vệ chủ quyền một cách quyết liệt. Đích
thân thủ tướng chính phủ lên tiếng, chứ không cần dùng cái loa người phát ngôn
bộ ngoại giao.
Nhìn cách hành xử của thủ tướng Nhật Bản
mà thèm, mà ao ước, mà so sánh.
Nhật Bản không có những chữ vàng, chữ
tốt trong quan hệ với Trung Quốc. Những chữ ấy (16 chữ vàng, 4 tốt) chẳng là
gì cả, cách chơi chữ chỉ là trò thư giãn mà thôi. Giống như đội bóng
chuyên nghiệp, Nhật Bản ra sân sòng phẳng và chơi hết mình với Trung Quốc. Về lĩnh
vực bóng đá, đẳng cấp Nhật Bản đứng trên Trung Quốc, kể cả khu vực cũng như thế
giới. Tiềm lực quốc phòng Nhật Bản cùng với đồng minh thân cận, ai dám bảo thua
kém Trung Quốc.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Lời hay ý đẹp: Chiếm nhiều rồi thì bây giờ phải trả lại
Trong cuộc gặp gỡ cử tri Q.4, Sài Gòn (có cả ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước tham dự), ông Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu QH TP.HCM đã giả nhời khá thẳng thắn, bày tỏ quan điểm cá nhân rõ ràng trước những chất vấn của cư tri. Về chuyện nhà nước định bơm 30.000 tỉ đồng cứu thị trường bất động sản (mà thực chất là cứu đại gia nhà đất), ông tiến sĩ Trần dứt khoát "nhà nước không nên làm thay thị trường, cứ để nó tự giải quyết". Ông Trần Du Lịch cho rằng:
"Tôi không đồng tình giải pháp đưa tiền cho doanh nghiệp. Quan điểm của tôi là không bỏ tiền cứu đại gia nào hết. Anh chiếm nhiều rồi thì giờ anh phải trả lại. Vậy thôi".
Thiết nghĩ, những đám dân đen như chúng tôi mà xì xằng này nọ thì nhà nước thường bỏ ngoài tai, thậm chí quy kết chống đối chủ trương quan điểm. Nhưng một người thông minh sắc sảo có uy tín, có chức vụ địa vị như ông Trần Du Lịch đã biểu đạt thế thì nhà nước đừng cố tình đánh trống lảng nhé. 30 nghìn tỉ đồng tiền do dân đóng góp chả phải vỏ hến đâu. Lại nhớ hồi hơn tháng trước, ông tiến sĩ Alan Phan vì quá đau đáu với quả bom bất động sản mà đưa ra nhời khuyên đừng có cứu kiếc gì hết, hãy để nó rơi tự do, nó nổ thì may ra sau đó mới xoay chuyển được, thế là mấy ông bà nhóm lợi ích như chạm phải nọc, nhao nhao lên bêu xấu ông Phan, thậm chí còn lôi quá khứ vô tăm tích của ông ấy ra cho có sức nặng.
Tôi chả ủng hộ nhà nước, cũng chả đứng về phía ông Phan ông Lịch, tôi chỉ giơ tay biểu quyết: đã nhận là kinh tế thị trường thì cứ theo luật kinh tế thị trường mà làm, đừng đem tiền của dân làm chuyện vớ vẩn.
26.4.2013
Nguyễn Thông
"Tôi không đồng tình giải pháp đưa tiền cho doanh nghiệp. Quan điểm của tôi là không bỏ tiền cứu đại gia nào hết. Anh chiếm nhiều rồi thì giờ anh phải trả lại. Vậy thôi".
Thiết nghĩ, những đám dân đen như chúng tôi mà xì xằng này nọ thì nhà nước thường bỏ ngoài tai, thậm chí quy kết chống đối chủ trương quan điểm. Nhưng một người thông minh sắc sảo có uy tín, có chức vụ địa vị như ông Trần Du Lịch đã biểu đạt thế thì nhà nước đừng cố tình đánh trống lảng nhé. 30 nghìn tỉ đồng tiền do dân đóng góp chả phải vỏ hến đâu. Lại nhớ hồi hơn tháng trước, ông tiến sĩ Alan Phan vì quá đau đáu với quả bom bất động sản mà đưa ra nhời khuyên đừng có cứu kiếc gì hết, hãy để nó rơi tự do, nó nổ thì may ra sau đó mới xoay chuyển được, thế là mấy ông bà nhóm lợi ích như chạm phải nọc, nhao nhao lên bêu xấu ông Phan, thậm chí còn lôi quá khứ vô tăm tích của ông ấy ra cho có sức nặng.
Tôi chả ủng hộ nhà nước, cũng chả đứng về phía ông Phan ông Lịch, tôi chỉ giơ tay biểu quyết: đã nhận là kinh tế thị trường thì cứ theo luật kinh tế thị trường mà làm, đừng đem tiền của dân làm chuyện vớ vẩn.
26.4.2013
Nguyễn Thông
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Thấy gì qua vụ bài báo Rửa vàng bằng cơ chế? bị “bóc”?
VÕ VĂN TẠO
Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế - tài chính – tiền tệ quốc gia.
Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế - tài chính – tiền tệ quốc gia.
Với
những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt
Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị
trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.
Thiết
tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ
được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao
cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào
ngờ…
Bắt bồi thường
BÁ TÂN
Hàng triệu gia cầm gia súc phải chết tức tưởi khi bị nghi mang mầm vi rút H5N1 hoặc H1N1.
Hàng triệu gia cầm gia súc phải chết tức tưởi khi bị nghi mang mầm vi rút H5N1 hoặc H1N1.
Tiêu diệt một cách
không thương tiếc. Cả bầy vịt đang bụng mang dạ chửa. Đàn gà con mơn mởn luôn
miệng kêu chiếp chiếp. Trong chốc lát, từ một mệnh lệnh hành chính, chúng bị lùa xuống
hố như những tội phạm chôn chung một mồ.
Tang tóc nhất phải
nói đến lợn (heo). Bị lôi xềnh xệch ném xuống hố. Mãi đến khi đất lấp kín, vẫn
nghe tiếng kêu eng éc vọng lên như tiếng kêu cứu.
Nhân danh phòng ngừa vi rút, cuộc thảm sát gia súc và gia cầm đã hơn 1 lần xảy ra trên phạm vi cả
nước.
Bây giờ đến lượt
chim yến trở thành nạn nhân của cách quản
lý theo kiểu thảm sát. Kể cả bậc tiên tri sừng sỏ cũng không nghĩ rằng, 2013 là
năm “đại tang” của chim yến.
Ngờ lắm, chả nhẽ lại có bàn tay của Tập Cận Bình?
Nếu báo khác đăng tỉ mỉ chi tiết thế này, tôi vẫn chưa dám tin, nhưng đây là bài và ảnh cụ thể trên tờ An ninh thủ đô do ông bạn tôi cầm trịch, xác quyết "là sự thực"; còn vì sao cháy, ta chỉ còn trông chờ vào cơ quan điều tra sáng suốt phanh phui.
Lửa thiêu rụi hai tàu cá chuẩn bị ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản
Thứ năm 25/04/2013 12:22
ANTĐ - Sáng nay 25-4, tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) xảy ra vụ hỏa hoạn làm thiêu rụi hai tàu cá của ngư dân.
- Tàu cứu hộ bỗng nhiên bốc cháy
- Một người tử vong trong vụ cháy tàu chở dầu
- Cháy tàu trong khi sửa chữa
- Cháy tàu giữa biển, 5 người thoát chết
Theo ngư dân Đinh Văn Giàu, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, chủ tàu cá QNg-96572TS cho biết, trong lúc tàu đang neo đậu tại vũng tàu thuyền Lý Sơn thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Người dân phát hiện dùng máy bơm nước, bình oxy chữa cháy, nhưng do ngọn lửa quá lớn nên toàn bộ chiếc tàu cá của ngư dân Đinh Văn Giàu bị lửa thiêu rụi.
Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả
NGUYỄN VẠN PHÚ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phản ứng mạnh
bài‘Rửa’ vàng bằng cơ chế đăng trên báo Thanh Niên ngày
24-4 đến nỗi
báo này phải rút bài xuống, hôm sau thì đăng đính chính trên báo in.
Vấn đề được NHNN đẩy đến chỗ
hình sự hóa khi mời Bộ Công an (Tổng cục An ninh II) “cùng xử lý thông tin rửa vàng”, tạo một tiền
lệ chưa từng
có.
Bình tĩnh đọc lại
bài báo trên báo Thanh Niên thì thấy căn cứ để tác giả
nêu ra các con số nhập lậu
vàng vào Việt Nam trong các năm qua là một báo cáo của Hội đồng
Vàng thế giới.
Theo đó, bài báo cho rằng ViệtNam đã nhập khẩu
87,8 tấn vàng thỏi trị giá 4,561 tỷ đô-la vào năm 2011; 75,2 tấn
vàng thỏi trị
giá trên 4 tỷ đô-la vào năm 2012. Với vàng nữ trang thì ít hơn, năm 2011 nhập năm 2011 là 13 tấn, năm 2012 thêm 12,5 tấn nữa.
Cái sai về mặt
kỹ thuật ở đây là báo cáo của Hội
đồng Vàng thế giới dùng khái niệm “gold demand”, tức
nhu cầu vàng, được họ định
nghĩa là “tổng lượng vàng nữ trang và vàng miếng tiêu thụ trong cả nước”. Nhu cầu
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Tu bổ tôn tạo đình Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh: Sai nguyên gốc, ngược quy trình
TỪ KHÔI
Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đình Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là ngôi đình duy nhất thờ 8 vị vua triều Lý làm Thành hoàng. Mới đây, việc tu bổ, tôn tạo đình được thực hiện với tổng mức dự toán 20.361.139.000 đồng. Tiếc thay, đình đang được trùng tu không đúng nguyên gốc và ngược quy trình theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Định, Thành viên Ban Quản lí (BQL) Di tích…
Trùng tu sai kiến trúc nguyên gốc
Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Lịch sử Văn hóa đình Dương Lôi
do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư, Công
ty Cổ phần Đầu tư Tôn tạo Di tích Lịch sử Văn hóa Thăng Long là nhà thầu. Theo
kế hoạch, việc tu bổ, tôn tạo sẽ được tiến hành trong một năm. Đến nay, phần
móng đình cơ bản đã được hoàn thiện.
Ngày 11/7/2012, sau khi công việc tu bổ tôn tạo tòa đại đình
(tiền đường) Dương Lôi tiến hành được chừng hơn một tuần thì ông Nguyễn Văn
Định, 74 tuổi, thủ nhang chùa Càn Nguyên (thuộc Khu Di tích đình Dương Lôi) làm
đơn khiếu nại, tố cáo gửi các cấp có thẩm quyền. Một trong những nội dung tố
cáo của ông Định là kiến trúc đình đã bị thay đổi, trùng tu không đúng nguyên
gốc như quy định của Luật Di sản và quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 30/5/2011
của UBND tỉnh Bắc Ninh. Ông Định nói: "Tôi phát hiện ra bản vẽ thiết kế để
cho thợ nề làm việc tại đình Dương Lôi chỉ có ba gian, hai chái, dựng lên sẽ không
giống đình cũ, hơn nữa, kiến trúc này cũng trái với điểm a, khoản 6 Điều 1 của
quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt:
"Tu bổ, tôn tạo tiền đường: Nhà tiền đường gồm năm gian, hai chái, gian
giữa rộng 3,9m, bốn gian bên mỗi gian rộng 3,55m".
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Thế mới là công an chứ
Đặc nhiệm đá văng xe 2 tên cướp
Tiếng tri hô vừa dứt, nạn nhân và người dân đã chứng kiến nhóm trinh sát mặc thường phục phóng vút theo hai tên cướp giật. Chỉ chạy được một đoạn ngắn, xe hai tên cướp bị đá văng vào lề.
Hai tên cướp cùng tang vật. Ảnh: C.A |
Đêm 20/4, nhóm cảnh sát đặc nhiệm Công an TP HCM tuần
tra các tuyến đường tại quận 10. Trên đường Nguyễn Tri Phương, trinh sát
phát hiện 2 thanh niên vừa đi vừa dòm ngó xung quanh với điệu bộ khả
nghi nên bám theo.
Đến trước Bệnh viện Hòa Hảo (phường 4, quận 10), thấy
một phụ nữ trung niên đeo sợi dây chuyền bạch kim khá to đi từ bệnh viện
ra, xe máy của hai thanh niên quay ngoắt lại. Vừa lướt qua người phụ
nữ, tên ngồi sau nhanh tay giật phăng sợi dây chuyền. Chiếc xe xé gió
lao vút đi.
Tiếng tri hô vừa dứt, nạn nhân và người dân đã chứng
kiến nhóm trinh sát mặc thường phục phóng vút theo. Chỉ chạy được một
đoạn ngắn, xe hai tên cướp bị đá văng vào lề. Vừa lồm cồm bò dậy, bọn
chúng đã bị cảnh sát khoá chặt tay.
Danh tính hai kẻ cướp được xác định là Nguyễn Hoàng
Minh Đạt và Cồ Kiến Huy (cùng 16 tuổi). Sợi đây chuyền được trả lại cho
khổ chủ.
Quốc Thắng
(theo VnExpress)
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
Ác như con người
Hôm qua, tỉnh Ninh Thuận chính thức triển khai diệt, tiêu hủy đàn chim yến khoảng 100.000 con làm tổ ở rạp Thanh Bình, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm. Lực lượng chức năng bắt tất cả những con yến sống nhét đầy vào bao đem đi tiêu hủy.
Nhớ lại những lần trước, kẻ chịu nạn là những đàn gà đàn vịt, đà điểu khi có virus H5N1; là heo (lợn) khi có bệnh tai xanh... Hàng nghìn chuồng trại, hàng triệu cơ thể sống bị chôn sống, bị đốt cháy, bị vùi trong hóa chất, vôi bột.
Thấy người ta vì sợ virus cúm H5N1 mà bắt hàng chục vạn con chim yến còn sống còn khỏe đem đi tiêu hủy, bất giác rùng mình trước sự độc ác của con người. Theo luật nhân quả báo ứng của nhà phật, làm điều ác thì sẽ gặt ác. Đem hàng vạn con gà còn sống, hàng nghìn con heo còn sống, và chim yến nữa, ném xuống hố, sau đó đổ xăng đốt chết tươi chúng, nếu không mắc tội hủy hoại sinh linh thì là gì. Không thể lấy cớ bảo vệ con người (cũng là sinh linh) mà hủy diệt sinh linh khác.
Người ác lắm, ác không thể tả.
21.4.2013
Nguyễn Thông
(viết thêm chút này sau khi đọc bài của anh Hoàng Hải Vân)
Nhớ lại những lần trước, kẻ chịu nạn là những đàn gà đàn vịt, đà điểu khi có virus H5N1; là heo (lợn) khi có bệnh tai xanh... Hàng nghìn chuồng trại, hàng triệu cơ thể sống bị chôn sống, bị đốt cháy, bị vùi trong hóa chất, vôi bột.
Thấy người ta vì sợ virus cúm H5N1 mà bắt hàng chục vạn con chim yến còn sống còn khỏe đem đi tiêu hủy, bất giác rùng mình trước sự độc ác của con người. Theo luật nhân quả báo ứng của nhà phật, làm điều ác thì sẽ gặt ác. Đem hàng vạn con gà còn sống, hàng nghìn con heo còn sống, và chim yến nữa, ném xuống hố, sau đó đổ xăng đốt chết tươi chúng, nếu không mắc tội hủy hoại sinh linh thì là gì. Không thể lấy cớ bảo vệ con người (cũng là sinh linh) mà hủy diệt sinh linh khác.
Người ác lắm, ác không thể tả.
21.4.2013
Nguyễn Thông
(viết thêm chút này sau khi đọc bài của anh Hoàng Hải Vân)
Diệt chủng
HOÀNG HẢI VÂN
Báo chí vừa đưa tin
tỉnh Ninh Thuận đã công bố dịch cúm H5N1 trên đàn yến nuôi của tỉnh
này (cần lưu ý: chẳng có loài yến nào gọi là “yến nuôi” cả, chúng là động vật
hoang dã bị con người dẫn dụ về làm tổ mà thôi), đồng thời quyết định “tiêu hủy
đàn chim yến lớn nhất Đông Nam Á” tại cơ sở nuôi yến thuộc Công ty cổ
phần Yến Việt. Số lượng chim yến sinh sống tại đây có tới hơn 100 ngàn con.
Ngay sau khi quyết
định này được ban hành, các cán bộ thú y đã hòa 4 loại chất độc
(Benkocid, Virkon, Formon, Cresy) phun phủ toàn bộ nhà yến để tiêu
diệt toàn bộ chim yến sống ở đây, con nào đang ở nhà thì chết ngay, con nào đi
ăn xa thì khi về sẽ phải chết, nếu con nào chưa chết thì sẽ phun thuốc độc tiếp
cho chết hết.
Đây là một hành động
diệt chủng man rợ đối với một loài động vật hoang dã.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Đừng chỉ trách học trò
Cũng tạm lắng xuống rồi, cái vụ học trò “nhất quỷ nhì ma”
trường THPT Nguyễn Hiền ở TP.HCM vui mừng quá trớn rải đề cương tài liệu hết
tác dụng trắng cả sân trường khi nghe tin không phải thi tốt nghiệp môn lịch
sử. Xét một cách toàn diện (theo cách nói của nghệ sĩ quá cố Văn Hiệp) thì vẫn
phải trách các em vì hành vi bồng bột, thái quá ấy, chẳng hạn gây mất vệ sinh,
gây sự ồn ào thiếu nghiêm túc chốn học đường… Nhưng lắng nghe dư luận vừa qua,
thấy rõ rằng những ý kiến trách các em không đáng kể mà sự phàn nàn, bực bội lại
hướng về những đối tượng khác. Và rất có lý.
Thực ra, chuyện các em “xé sách” là biểu hiện của tâm lý
căng thẳng, bị ức chế, là giọt nước tràn ly mà thôi. Không bằng cách này thì
bằng cách khác. Mà cũng chả phải chỉ với môn sử. Bất cứ môn nào bị đặt vào hoàn
cảnh ấy cũng đều chịu chung số phận. Đó là gì nếu không phải là kết quả của một
nền giáo dục nhồi nhét, áp đặt nặng nề, xơ cứng, chạy theo thi cử, chạy theo
thành tích, trọng hình thức, thậm chí rất giả dối. Nền giáo dục ấy ngày càng xa
rời cuộc sống, không nắm bắt được những chuyển động, những nhu cầu bức thiết
của xã hội. Học trò phần đông coi việc học là gánh nặng, chán nản, thiếu
niềm vui, thiếu sự phấn khích, thiếu niềm say mê. Nói đâu xa, chốn học đường
hiện nay vẫn đang rất phổ biến công thức thầy đọc-trò ghi chép, nhất là các môn
khoa học xã hội; học văn thì không thể thiếu văn mẫu; chiếc cặp học sinh tiểu
học nặng cả chục ký; chương trình thì nặng nề, nay giảm tải mai giảm tải nhưng
vẫn đè chết sự sáng tạo của các em; thi cử như trò ú tim, đánh đố, kết quả năm
nào cũng cao nhưng chất lượng ngày càng đi xuống… Nhiều tệ trạng lắm, không thể
liệt kê hết ra được.
Một chị bạn tôi có con du học tự túc bên Mỹ, kể rằng chị
không tin con mình lại có thể thay đổi như thế. Hồi học trong nước, cháu thường
lơ là, chểnh mảng, chỉ học đối phó miễn sao kết quả trên trung bình, được nghỉ
học thì mừng lắm, vui lắm. Sang Mỹ một thời gian, với môi trường khác hẳn, cháu
đã tự điều chỉnh mà không cần phải ai nhắc. Nhà trường đã tạo cho cháu niềm
vui, niềm say mê, gắn bó. Lạ nhất là kỳ nghỉ Phục sinh vừa qua, trường cho nghỉ
6 ngày, cháu điện về than thở với bố mẹ chỉ muốn kỳ nghỉ qua nhanh, muốn học
chứ chẳng muốn chơi, học vui lắm. Chị bạn tôi kết luận “không thể hiểu nổi” và khi
khoe với tôi bảng điểm học kỳ của cháu không giấu được niềm tự hào, hãnh diện.
Nhiều hồi chuông cảnh báo về tệ trạng giáo dục nước nhà đã
cất lên. Nhiều nhà giáo dục có uy tín như Hoàng Tụy, Hồ Ngọc Đại, Văn Như
Cương, Hoàng Xuân Sính… đã lên tiếng về một nền giáo dục nhiều bất cập, nặng
thi cử, để lại biết bao hệ lụy. Nhưng thật buồn, những người được giao nhiệm vụ
coi sóc sự học nước nhà vẫn loay hoay với những luẩn quẩn mà không mở được tư
duy giáo dục mới. Chỉ một cái tin đồn nhảm rất vô lý trên mạng về môn thi tốt
nghiệp cũng đủ gây xáo trộn tâm lý của cả thầy lẫn trò, cũng khiến những vị
lãnh đạo bộ GD-ĐT phải lên tiếng phân bua thì thử hỏi làm sao người dân có thể
yên tâm về chuyện học của con em mình. Cứ cải tiến cải lùi mãi như thế này,
chừng nào mới có thể tạo được lứa học trò “chỉ muốn học chứ chẳng muốn chơi”?
20.4.2013
Nguyễn Thông
(bài này cũng được đăng trên báo Thanh Niên chủ nhật 21.4.2013)
Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013
Báng bổ cả tổ tiên
Chuyện những ai đó tự tiện đem hòn đá kỳ cục đặt vào tận đền
Thượng, tận trung tâm của khu di tích thờ các vua Hùng (Phú Thọ) khiến dư luận
mấy ngày qua cực kỳ bức xúc bởi nó thể hiện thái độ, hành vi đối xử tệ hại
không những với di tích quốc gia, mà nghiêm trọng hơn, là đối với tiền nhân,
tiên tổ. Ngay cả chốn linh thiêng như thế, nơi hội tụ tinh thần, tình cảm của
cả nước, cả dân tộc mà vẫn bị người ta cố tình xem thường, vô cảm đến mức vô
trách nhiệm thì không thể nói kiểu xuê xoa rằng sẽ sửa sai, rút kinh nghiệm.
Người Việt Nam,
hầu như ai cũng biết tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng. Bao đời nay, giỗ tổ Hùng
Vương trở thành đạo lý của người Việt. Cổ nhân lưu truyền cho con cháu “Dù ai
đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Và “Hằng năm ăn đâu làm
đâu, cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết như
vậy. Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô sau 9 năm ròng kháng chiến,
chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên ghé lại thắp hương cảm tạ các vua Hùng đã
phù hộ, độ trì cháu con và nhắc nhở chiến sĩ, đồng bào “Các vua Hùng đã có công
dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ôn lại như vậy để thấy
rằng những gì liên quan đến vua Hùng, đền Hùng là cực kỳ hệ trọng, thiêng
liêng; đụng đến đó là chạm đến phần sâu xa nhất, nhạy cảm nhất của tâm hồn dân
tộc, của con người Việt Nam.
Thật đáng buồn, những vị được giao trách nhiệm quản lý,
trông coi khu di tích đền Hùng lại không cảm không nghĩ được như thế. Họ đã phụ
sự tin cậy của nhà nước, nhân dân. Nơi thờ cúng tổ tiên, lại là quốc tổ, thế mà
họ tùy tiện để người khác đem vật lạ phàm tục vào đánh mất sự nghiêm cẩn, linh
thiêng. Họ coi đền thờ quốc tổ chẳng hơn gì nhà riêng mình, muốn làm gì thì
làm. Rồi họ còn cố cãi lấy được, rằng hòn đá ấy do người ta cung tiến để trấn
yểm với mục đích an định, trấn trạch bình an, giúp quốc gia hưng thịnh, tốt đẹp.
Nghe thì biết vậy, nhưng xin hỏi, chốn linh thiêng cao quý của cả nước, của
muôn đời ấy tại sao phải trấn trạch? Chả nhẽ trấn yểm cả tổ tiên? Sao họ không
nhớ đây không phải ngôi đình, chùa, miếu mạo bình thường mà là di tích quốc
gia, nơi tụ khí thiêng sông núi. Vậy thì ai cho phép, ai đã tùy tiện làm điều
báng bổ như vậy? Có báo cáo cơ quan nhà nước, cơ quan chuyên môn, cụ thể là Bộ
Văn hóa-Thể thao-Du lịch không? Suốt 4 năm nay, nếu không có sự phát hiện của
nhân dân, của báo chí, liệu hòn đá trấn yểm đó còn ngự trị đến bao giờ? Chưa
xét đến khía cạnh tâm linh, chỉ riêng thái độ báng bổ đối với tiền nhân của những
nhà chức việc đã rất đáng lên án, thậm chí lên án một cách gay gắt.
Sau một loạt những hành vi trùng tu, sửa chữa nhưng thực
chất là hủy hoại di sản như trùng tu thành nhà Mạc (Tuyên Quang), sửa chùa Trăm
Gian (Hà Nội), đình Ngu Nhuế (Hưng Yên), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Trà Phương
(Hải Phòng)… do ngu dốt, vô trách nhiệm, coi thường luật Di sản thì nay với
việc bàn tay của ai đó ngang nhiên vi phạm bôi bẩn đến tận bàn thờ quốc tổ khiến chúng
ta không khỏi giật mình. Cứ đổ dốc báng bổ tiền nhân tiên tổ vô phép tắc thế này, mai sau liệu còn có gì là thiêng
liêng nữa?
16.4.2013
Nguyễn Thông
(Ghi chú: Bác nào tinh ý sẽ thấy hôm nay 18.4 chả có tờ báo nào dám đăng thông tin về vụ hòn đá ở đền Hùng nữa, không phải sợ đá mà là... Vậy nên bài này sau hồi nằm chờ phải lui về blog cũng chả có gì lạ). Thông.
(Ghi chú: Bác nào tinh ý sẽ thấy hôm nay 18.4 chả có tờ báo nào dám đăng thông tin về vụ hòn đá ở đền Hùng nữa, không phải sợ đá mà là... Vậy nên bài này sau hồi nằm chờ phải lui về blog cũng chả có gì lạ). Thông.
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
Tin... vịt đổi tiền
VŨ DUY CHU
Ngoài phố ai nói bâng quơ sẽ lại đổi tiền
Còn trên mạng bàn luận sự đổi tiền, dân cư mạng ai mà không biết
Mình chẳng có xu sứt
Í quên!
Có đầy một bụng lợn đất tiền xu đen sì, mốc thếch
Tiền của bác Lê Đức Thúy đấy mà.
Chẳng hơi đâu kêu ca
Giá vàng, giá xăng dầu…, các loại phí tha hồ nhảy múa
Người nào càng đóng nhiều thuế, nhiều phí
Là càng yêu nước nhiều
Mình nghèo
Yêu nước chẳng bõ bèn, nói ra ngượng chết.
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
Các nhà báo báo Đại Đoàn Kết tiếp tục tố cáo sai phạm của Tổng biên tập Đinh Đức Lập
Ông Đinh Đức Lập (người bị tố cáo) tự phong cho mình quyền
“ngồi ghế quan tòa” phán xét đúng sai và ra sức tìm cách kỷ luật những người tố
cáo
HỮU NGUYÊN - TỪ KHÔI
HỮU NGUYÊN - TỪ KHÔI
Ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết) đang là
cán bộ, đảng viên có chức quyền bị nhiều nhà báo tại báo Đại Đoàn Kết chính
thức làm đơn tố cáo từ tháng 5/2012 tới nay. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tố cáo liên quan tới các sai phạm của ông Đinh Đức Lập là Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN), cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết. Cơ
quan này đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác
theo quy định của pháp luật.
Qua các thông tin không chính thức, những người tố cáo được
biết gần đây ông Đinh Đức Lập đã bị xử lý về mặt Đảng với hình thức kỷ luật
khiển trách về một vài hành vi vi phạm hết sức qua loa, không đầy đủ mức độ và
tính chất vi phạm trong thực tế hàng loạt sai phạm của ông. Tuy nhiên, theo các
quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Đảng, việc xử lý kỷ luật
Đảng không thay thế cho việc xử lý hành chính, xử lý theo quy định của
pháp luật.
Trong khi đó, về mặt luật pháp, hiện nay cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố cáo chưa hề có văn bản kết luận chính thức nào về xử lý các
nội dung vi phạm bị tố cáo cũng như xử lý kỷ luật người tố cáo. Tức là quá
trình giải quyết tố cáo đối với ông Đinh Đức Lập tại UBTWMTTQVN theo quy định
của pháp luật vẫn chưa kết thúc, dù đã quá thời hạn giải quyết từ lâu. Song, ông
Đinh Đức Lập đã tự mình làm thay cơ quan có thẩm quyền khi ban hành và chỉ đạo
những người dưới quyền ban hành nhiều quyết định, văn bản hành chính “kết tội”
những người tố cáo là tố cáo sai, tố cáo không đúng và tố cáo không có cơ sở.
Đồng thời, ông Lập cũng quy chụp cho những người tố cáo rất nhiều “tội danh” mơ
hồ khác, theo kiểu suy diễn, hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý (ví dụ như là “thiếu
ý thức xây dựng cơ quan” chẳng hạn) để bắt đầu tiến hành việc xem xét xử lý kỷ
luật những người tố cáo ông.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Càng hung hăng tội càng nặng
BÁ TÂN
Trong lời kêu gọi toàn dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, cụ Hồ khẳng định: càng hung hăng tội của chúng càng nặng.
Nhìn vào lịch sử thì thấy không riêng gì ở ViệtNam mà thế giới
nói chung, tội ác kẻ nào đó gây ra bao giờ cũng tỷ lệ thuận với sự hung hăng.
Trong lời kêu gọi toàn dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, cụ Hồ khẳng định: càng hung hăng tội của chúng càng nặng.
Nhìn vào lịch sử thì thấy không riêng gì ở Việt
Vận câu nói của cụ Hồ vào Triều Tiên quả là không sai. Hết lần
nọ đến lượt kia chúng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Thế giới lên án. Liên Hiệp
Quốc ra lệnh cấm vận. Không ít nước tẩy chay. Đất nước Triều Tiên trở nên nheo
nhóc. Đời sống người dân túng thiếu đủ điều, kể cả kinh tế và tự do. Chỉ vì sự
hung hăng của nhóm cầm quyền (nhất là tên tướng trẻ cầm đầu) làm cho Triều Tiên
phải trả giá quá đắt.
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
Rõ nhố nhăng
-Cụ ạ, cái đám nhà báo nó là thứ người gì ấy...
-Cụ bức xúc thế.
-Thì chuyện bác kịch sĩ Văn Hiệp vừa mất ấy mà. Báo chí trăm tờ thì có đến trăm lẻ một tờ ca ngợi bác Hiệp quá trời, nào đủ tài đủ đức, cống hiến hết mình, công lao tày liếp, nhưng đến lúc chết chưa được gắn cái mề đay danh hiệu nào, ưu tú cũng chả có chứ đừng nói đến nhân dân.
-Tôi có nghe cả cô diễn viên hài Minh Vượng còn khóc "anh Hiệp ơi, ới anh Hiệp ơi, sao anh tài đức đủ cả mà chả đứa nào nó phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho anh. Anh còn hơn ối đứa được Nhân dân, Ưu tú, ới anh Hiệp ơi", cụ ạ.
-Họ nói đúng cả đấy, thưa cụ. Vấn đề là các ông nhà báo cũng chỉ than khóc, ca ngợi thế thôi, chứ có ông bà nào dám truy đến tận cùng tại sao bác Hiệp tài thế tốt thế mà không được phong. Chả có tờ nào bài nào dám chỉ đích danh thủ phạm là Hội đồng xét chọn các cấp danh hiệu NSƯT và NSND. Cụ ạ, theo em thì nghệ sĩ Văn Hiệp tài và đức đủ cả (đúng như các bác nhà báo nói), chỉ thiếu tiền thôi.
-Ừ, đám nhà báo đáng trách nhỉ, toàn ăn theo nói leo, chả được cái tích sự gì.
-Cụ bức xúc thế.
-Thì chuyện bác kịch sĩ Văn Hiệp vừa mất ấy mà. Báo chí trăm tờ thì có đến trăm lẻ một tờ ca ngợi bác Hiệp quá trời, nào đủ tài đủ đức, cống hiến hết mình, công lao tày liếp, nhưng đến lúc chết chưa được gắn cái mề đay danh hiệu nào, ưu tú cũng chả có chứ đừng nói đến nhân dân.
-Tôi có nghe cả cô diễn viên hài Minh Vượng còn khóc "anh Hiệp ơi, ới anh Hiệp ơi, sao anh tài đức đủ cả mà chả đứa nào nó phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho anh. Anh còn hơn ối đứa được Nhân dân, Ưu tú, ới anh Hiệp ơi", cụ ạ.
-Họ nói đúng cả đấy, thưa cụ. Vấn đề là các ông nhà báo cũng chỉ than khóc, ca ngợi thế thôi, chứ có ông bà nào dám truy đến tận cùng tại sao bác Hiệp tài thế tốt thế mà không được phong. Chả có tờ nào bài nào dám chỉ đích danh thủ phạm là Hội đồng xét chọn các cấp danh hiệu NSƯT và NSND. Cụ ạ, theo em thì nghệ sĩ Văn Hiệp tài và đức đủ cả (đúng như các bác nhà báo nói), chỉ thiếu tiền thôi.
-Ừ, đám nhà báo đáng trách nhỉ, toàn ăn theo nói leo, chả được cái tích sự gì.
Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013
Nghệ sĩ giun
THANH THẢO
Thương nhớ danh hài Văn Hiệp
“Và đất và giun tơi xốp
Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót”
Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót”
Văn Hiệp
nụ cười ấy như một khối u
không ác
không phải ai cũng biết cười
ai cũng biết khóc
cùng lúc
hai trong một
như Văn Hiệp
mắt lão nông
biết mà không
biết, chỉ cười
biết, nhấp nhánh
Văn Hiệp
như một lão nông bị cướp đất
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Thư giãn đầu tuần
Mình chán làm chủ tịch Tiên Lãng rồi. Đang vẩn vơ, gặp ngay tấm ảnh đẹp của cô Tít Bin. Đúng là tạo hóa kỳ diệu vô cùng. Tình mẫu tử của con người đã nhập vào vạn vật. Đặt nôm na tên bức ảnh này là Mẹ và con, tên chữ là Tình mẫu tử.
8.4.2013
Nguyễn Thông
8.4.2013
Nguyễn Thông
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013
Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Tình ca Tây Nguyên
Mình bận quá, không đủ thời gian giới thiệu kỹ, mong được cảm thông.
Bài hát Tình ca Tây Nguyên của nhạc sĩ Hoàng Vân, do ca sĩ NSƯT Tiến Thành và tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam trình bày.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Quốc Việt - QV75.
Chúc các bạn chủ nhật thoải mái, yêu đời.
Bài hát Tình ca Tây Nguyên của nhạc sĩ Hoàng Vân, do ca sĩ NSƯT Tiến Thành và tốp ca nữ đài Tiếng nói Việt Nam trình bày.
Xin cám ơn nhà sưu tầm Quốc Việt - QV75.
Chúc các bạn chủ nhật thoải mái, yêu đời.
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013
Những người muôn năm cũ
THANH THẢO
đứng trước mặt ta
những người muôn năm cũ
họ mấp máy môi nháy mắt
không hiểu vì sao
những gì họ đấu tranh, sống
và chết
giờ lại thành cạm bẫy
họ không hiểu
vì sao nông dân bây giờ kiếm bát
cơm khó nhọc đến thế
nhiều rủi ro đến thế
trong khi những người mang
danh giải phóng nông dân
lại giàu nhanh đến thế
Chuyện nhỏ chuyện lớn
Mấy ngày qua, trên những trang kinh tế của báo chí khá dày thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức các phiên "đấu thầu vàng miếng". Tính đến thời điểm này họ đã thực hiện được 3 phiên, nhận được nhiều dư luận khác nhau. Khen chê đều có, xoay quanh cách tổ chức, kết quả, giá trị của việc làm này. Tôi chỉ góp ý ngắn gọn ở khía cạnh khác.
Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thông báo vụ việc đến khi diễn biến hết 3 phiên, trong các văn bản lẫn các bài viết của báo chí đều dùng cụm từ "đấu thầu vàng". Theo tôi, hoàn toàn sai bởi chữ nghĩa mang nội dung khác hẳn thực chất. Không thể là "đấu thầu" mà phải "đấu giá". Giở các cuốn từ điển tiếng Việt hoặc Hán Việt ra thì rõ ngay. Đại loại "đấu thầu" có nghĩa đưa ra công khai cho những ai, đơn vị nào đáp ứng điều kiện tốt nhất thì sẽ được làm việc gì đó, cung cấp cái gì đó; còn "đấu giá" là đưa món hàng ra, ai trả giá cao nhất sẽ mua được. Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh nói rất rõ "đấu giá tức là so sánh xem ai trả giá cao nhất thì bán cho người ấy, tức là phách mãi (vente aux enchères)". Trên thực tế ở xứ ta cũng như thế giới, bao lâu nay đấu giá hoặc đấu thầu đều có nội dung riêng, không thể lẫn lộn. Để xây tòa nhà quốc hội, người ta tổ chức mời thầu, đấu thầu; anh này thỏa điều kiện đặt ra tốt nhất thì được xây dựng, anh kia tốt nhất thì được cung cấp nguyên vật liệu. Không có chuyện bán mua. Còn để phát mãi một tòa nhà hoặc khu đất, lô hàng, bức tranh... nào đó, người ta tổ chức đấu giá, cứ ai trả cao thì bán. Rất dễ hiểu.
Vậy mà một cơ quan cấp bộ như Ngân hàng Nhà nước đến cái chữ đơn giản còn dùng sai thì trông mong gì vào việc nó điều hành nền kinh tế. Đóng vai trò cầm trịch, hướng dẫn, chỉ đạo nền kinh tế quốc gia mà ú ớ, ngọng nghịu. Một ông bạn tôi văng tục "đéo biết thầu hay giá mà cũng đòi làm thống đốc", ý ông ấy ám chỉ anh tiến sĩ tiền tệ Nguyễn Văn Bình. Mà đâu chỉ có ông Bình, còn cả một lô một lốc bộ sậu quan này chức nọ cấp dưới nữa, rồi còn cả đám cao hơn ông ta nữa. Thế nhưng họ cứ làm ào, bất chấp tất. Điều nguy hiểm là cái sai diễn đi diễn lại mãi sẽ mặc nhiên được coi là đúng. Ở xứ ta, sai chữ nghĩa như thế chỉ là chuyện vặt, còn đầy những cái sai khủng hơn nhiều. Họ biết sai nhưng vì lý do nào đấy cứ nhắm mắt nhắm mũi theo, không chịu sửa, bắt cả dân tộc phải chịu hệ lụy.
Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thông báo vụ việc đến khi diễn biến hết 3 phiên, trong các văn bản lẫn các bài viết của báo chí đều dùng cụm từ "đấu thầu vàng". Theo tôi, hoàn toàn sai bởi chữ nghĩa mang nội dung khác hẳn thực chất. Không thể là "đấu thầu" mà phải "đấu giá". Giở các cuốn từ điển tiếng Việt hoặc Hán Việt ra thì rõ ngay. Đại loại "đấu thầu" có nghĩa đưa ra công khai cho những ai, đơn vị nào đáp ứng điều kiện tốt nhất thì sẽ được làm việc gì đó, cung cấp cái gì đó; còn "đấu giá" là đưa món hàng ra, ai trả giá cao nhất sẽ mua được. Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh nói rất rõ "đấu giá tức là so sánh xem ai trả giá cao nhất thì bán cho người ấy, tức là phách mãi (vente aux enchères)". Trên thực tế ở xứ ta cũng như thế giới, bao lâu nay đấu giá hoặc đấu thầu đều có nội dung riêng, không thể lẫn lộn. Để xây tòa nhà quốc hội, người ta tổ chức mời thầu, đấu thầu; anh này thỏa điều kiện đặt ra tốt nhất thì được xây dựng, anh kia tốt nhất thì được cung cấp nguyên vật liệu. Không có chuyện bán mua. Còn để phát mãi một tòa nhà hoặc khu đất, lô hàng, bức tranh... nào đó, người ta tổ chức đấu giá, cứ ai trả cao thì bán. Rất dễ hiểu.
Vậy mà một cơ quan cấp bộ như Ngân hàng Nhà nước đến cái chữ đơn giản còn dùng sai thì trông mong gì vào việc nó điều hành nền kinh tế. Đóng vai trò cầm trịch, hướng dẫn, chỉ đạo nền kinh tế quốc gia mà ú ớ, ngọng nghịu. Một ông bạn tôi văng tục "đéo biết thầu hay giá mà cũng đòi làm thống đốc", ý ông ấy ám chỉ anh tiến sĩ tiền tệ Nguyễn Văn Bình. Mà đâu chỉ có ông Bình, còn cả một lô một lốc bộ sậu quan này chức nọ cấp dưới nữa, rồi còn cả đám cao hơn ông ta nữa. Thế nhưng họ cứ làm ào, bất chấp tất. Điều nguy hiểm là cái sai diễn đi diễn lại mãi sẽ mặc nhiên được coi là đúng. Ở xứ ta, sai chữ nghĩa như thế chỉ là chuyện vặt, còn đầy những cái sai khủng hơn nhiều. Họ biết sai nhưng vì lý do nào đấy cứ nhắm mắt nhắm mũi theo, không chịu sửa, bắt cả dân tộc phải chịu hệ lụy.
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
Bài hát xẩm mới
Chán cho tòa án xứ này
Bọn bất nhân không xử, xử người ngay 5 năm tù
Tuyên xằng, có ngày chết bỏ bu
Dân khinh dân đái ngập mồ thấu xương
Cây đa rụng lá ven đường
Sẽ có ngày can qua nổi, đổi phường quét lá đa
Ối a là cái sự đời, ối a
Tình tang tính tang tình tang
5.4.2013
Nguyễn Thông
Bọn bất nhân không xử, xử người ngay 5 năm tù
Tuyên xằng, có ngày chết bỏ bu
Dân khinh dân đái ngập mồ thấu xương
Cây đa rụng lá ven đường
Sẽ có ngày can qua nổi, đổi phường quét lá đa
Ối a là cái sự đời, ối a
Tình tang tính tang tình tang
5.4.2013
Nguyễn Thông
Gửi các nhà báo đưa tin vụ xử ông Vươn
VÕ VĂN TẠO (nhà báo, cựu Hội thẩm nhân dân, TAND TP Nha Trang)
Vụ án
oan khốc xử anh em ông Đoàn Văn Vươn đang làm rỉ máu nhiều trái tim nhân hậu. Là
các phóng viên tác nghiệp ở phiên tòa, hoặc các biên tập viên ở tòa soạn, nên
chăng các bạn cần thận trọng cân nhắc khi dùng câu, chữ trong khi soạn bản tin,
bài viết.
Chắc
hẳn, để được vào quan sát phiên tòa qua màn hình ti vi, các bạn phóng viên cũng
phải qua thủ tục nhiêu khê, nhẫn nhục chịu đựng thái độ thiếu tôn trọng và thiếu
văn hóa với báo giới – đại diện cho quyền cơ bản - được thông tin - của công chúng. Các bạn đã tận mắt ghi nhận
sự thật trớ trêu: xét xử công khai, nhưng một rừng công an, an ninh chìm nổi…
với mọi thủ đoạn tệ lậu bất minh ngăn cản công chúng và báo chí dự khán. Một
cách ngang nhiên và trắng trợn, người ta đang tự cho cái quyền ngồi xổm trên
pháp luật, bất chấp lương tri.
Từ buổi
sáng oan nghiệt 5-1-2012 ở đầm Cống Rộc (Quang Vinh, Tiên Lãng), hẳn các bạn,
trực tiếp tác nghiệp, hoặc qua công luận, cũng biết rõ đầu đuôi, căn nguyên vụ
việc: anh em họ Đoàn không chủ động tấn công hoặc cướp phá của ai, họ chỉ bất
đắc dĩ phòng thủ trước âm mưu của quan chức địa phương muốn ăn cướp thành quả
lao động kiên cường của họ. Ông Đoàn Văn Vươn có nhân thân rất tốt, từng đi bộ
đội, trở về học đại học, phải vật lộn chiến thắng triều cường, bão biển, trả
giá bằng sinh mạng con cháu, để tạo nên một đầm tôm hứa hẹn, lại còn đang mắc
nợ ngân hàng bạc tỷ… Ông cũng từng ngộ nhận có công lý nơi tòa án…
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Những quả bom Đoàn Văn Vươn
HUY ĐỨC
Sẽ hiếm có phiên tòa nào được
nhiều người quan sát như phiên tòa xét xử anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Nếu vẫn cố
thủ trong pháp chế XHCN thì áp dụng chuyên chính để trấn áp là chuyện không còn
phải bàn. Nếu muốn gieo cấy những hạt giống pháp quyền thì mục tiêu của bản án
phải là công lý.
Chỉ có tư duy trên nền tảng của sự mặc cảm và sợ hãi mới cho rằng nếu không trừng phạt anh Vươn là buông lơi chuyên chế, là sẽ có nhiều nông dân khác tiếp bước anh Vươn. Hành động của anh Đoàn Văn Vươn, trong sâu xa là một tiếng kêu oan chứ không phải là hành động của một người cùng quẫn. Đành rằng anh có tự "chuẩn bị vũ khí" nhưng trái bom mà anh tự chế không để gây sát thương, nó chỉ để tạo ra tiếng nổ.
Chỉ có tư duy trên nền tảng của sự mặc cảm và sợ hãi mới cho rằng nếu không trừng phạt anh Vươn là buông lơi chuyên chế, là sẽ có nhiều nông dân khác tiếp bước anh Vươn. Hành động của anh Đoàn Văn Vươn, trong sâu xa là một tiếng kêu oan chứ không phải là hành động của một người cùng quẫn. Đành rằng anh có tự "chuẩn bị vũ khí" nhưng trái bom mà anh tự chế không để gây sát thương, nó chỉ để tạo ra tiếng nổ.
Nông dân Đoàn Văn Vươn
VŨ DUY CHU
Những người nông dân vai vế lùn như cây lúa
Những người nông dân vai vế lùn như cây lúa
Đã cho anh, cho tôi những bát cơm trắng dẻo thơm
Đã cho Chính phủ niềm tự hào:
Nước Việt xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.
Đã cho Chính phủ niềm tự hào:
Nước Việt xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.
Hạt gạo nuôi lớn bao nhiêu ước mơ người Việt Nam
Nhưng không hề có ai ước mơ trở thành nông dân cả
Nhưng không hề có ai ước mơ trở thành nông dân cả
Tha bổng ông Vươn sẽ thu được lòng dân
Sau khi ra Hà Nội dự lễ cầu nguyện cho gia đình
ông Đoàn Văn Vươn, nghệ sỹ Kim Chi tiếp tục bày tỏ lòng tin ông Vươn vô tội,
và chỉ hành động vì "đã bị dồn đến chân tường".
Trả lời BBC hôm
khai mạc phiên xử ông Đoàn Văn Vươn và thân nhân 02/04/2013 nghệ sỹ ưu tú,
diễn viên điện ảnh Nguyễn Kim Chi nhận định về tòa án và chính quyền:
Nghệ sỹ Kim Chi: Tôi
đã có bài viết kể lại ở trên trang của Bùi Văn Bồng về sự có mặt của mình trong
buổi lễ cầu nguyện đó. Tôi nói rõ quan điểm của mình, nếu mà cái việc đó mà nó
xảy ra như vậy, thì đó là một vết nhơ cho cái ngành tòa án Việt Nam, chứ không
phải là oan hay là nặng nữa, mà một sự bất công vô lý.
Tức nước vỡ bờ
BÁ TÂN
Tình trạng vỡ đê (nhất là tuyến đê ven biển) chỉ xảy ra trong mùa bão lụt. Nhất thủy nhị hỏa. Khi xảy ra vỡ đê, do tức nước, hậu quả đổ lên đầu người dân thật khủng khiếp.
Vỡ đê là hiện tượng tự nhiên, chỉ xảy ra khi bão lụt ập đến mang tính thời vụ.
Hiện tượng tức nước vỡ bờ trong xã hội không do đất trời gây ra, không có tính thời vụ. Với cái cách hành xử như hiện thời, tức nước vỡ bờ là chuyện không có gì lạ. Tần suất của hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Cố tình tạo ra tức nước vượt xa mức chịu đựng, không vỡ bờ mới là chuyện lạ.
Tình trạng vỡ đê (nhất là tuyến đê ven biển) chỉ xảy ra trong mùa bão lụt. Nhất thủy nhị hỏa. Khi xảy ra vỡ đê, do tức nước, hậu quả đổ lên đầu người dân thật khủng khiếp.
Vỡ đê là hiện tượng tự nhiên, chỉ xảy ra khi bão lụt ập đến mang tính thời vụ.
Hiện tượng tức nước vỡ bờ trong xã hội không do đất trời gây ra, không có tính thời vụ. Với cái cách hành xử như hiện thời, tức nước vỡ bờ là chuyện không có gì lạ. Tần suất của hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Cố tình tạo ra tức nước vượt xa mức chịu đựng, không vỡ bờ mới là chuyện lạ.
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
Xem lại vài tấm ảnh Tiên Lãng trước phiên tòa xử Vươn
Sau vụ cưỡng chế tàn bạo phá cơ ngơi của anh em Đoàn Văn Vươn, tôi đã về cống Rộc-đầm Vươn, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tận mắt chứng kiến sự trả thù hèn hạ của chính quyền huyện và TP Hải Phòng. Đây là vài tấm ảnh trong rất nhiều cảnh mà tôi chụp được ngày 10.2.2012.
1.4.2013
Nguyễn Thông
Tan hoang, chỉ còn đống gạch vụn
Sau khi người ta đã phi tang hầu hết những dấu tích của cuộc đàn áp, chúng tôi vẫn tìm được mảng tường gạch lỗ chỗ vết đạn. Một chuyên gia về vũ khí quân dụng đã rờ tay lên từng lỗ nhỏ và khẳng định đây chỉ là do đạn bắn chứ không phải gì khác
"Chòi coi cá" nhưng người ta không kịp lấy đi những vật dụng chứng minh cuộc sống của một gia đình: ảnh cưới, súng nhựa đồ chơi, dép trẻ em...
... và mảnh gỗ trang trí ban thờ
Tôi, lá cờ, và đống gạch vụn nhà Vươn
1.4.2013
Nguyễn Thông
Gửi Đoàn Văn Vươn
THANH THẢO
cứ nói mãi về cánh đồng Nọc Nạn
nhưng đây là Tiên Lãng
cứ nói mãi về oan trái bất công
nhưng đây là Đoàn Văn Vươn
vì sao nông dân lại thành kẻ thù của chính quyền ?
vì sao người chăm chỉ làm ăn lại thường gặp nạn ?
vì sao phải bắn súng hoa cà hoa cải ?
vì sao phải “chống người thi hành công vụ” ?
nếu Đoàn Văn Vươn cam chịu
mất đầm tôm mất tất
rồi mất nhiều năm tham gia đội quân khiếu kiện
thì biết bao giờ mới sửa Luật đất đai ?
thôi thà gióng lên hồi chuông
bằng vài tiếng súng hoa cải bụp xẹt
chẳng chết ai, chỉ khiến dăm chiến sĩ tét đít
và người cả nước bừng tỉnh
sao lại thế này ?
Giải quyết lũ hiếu chiến Triều Tiên bằng chiến tranh
BÁ TÂN
Bán
đảo Triều Tiên đang trên đống lửa bởi sự hiếu chiến của bè lũ cầm quyền Triều Tiên. Không
chỉ điên khùng với Hàn Quốc, chúng còn lớn tiếng đe dọa cả Mỹ - đứng đầu thế
giới cả về kinh tế và quân sự.
Chỉ
nghe giọng điệu của Triều Tiên đã thấy sặc mùi thuốc súng. Giống như kẻ tâm thần
càng chữa càng nặng bệnh, khi sổng ra ngoài đường, thấy ai cũng chửi, gặp ai cũng
dọa đánh.
Không
lo làm ăn. Chẳng màng đến việc nâng cao đời sống cho người dân, chỉ mải mê tạo
ra ngáo ộp bằng mấy cái tên lửa, hạt nhân. Kinh tế nghèo xơ xác thì làm sao hùng mạnh về
quân sự. Cái lẽ thông thường ấy đứa trẻ cũng biết.
Chúng hành
xử với người dân theo kiểu đàn áp. Cái thói ngông cuồng ấy cũng được chúng đưa ra
"chơi" với thế giới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)