Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Thỏ thẻ với chùa Hương

Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn... treo lủng lẳng gọi mời
Ai đi đến đó mà coi
Hỡi ôi đất phật thời nay đó mà.


Ảnh của Hoàng Hà

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Dành cho K17: Người thi cùng phòng ngày ấy

XUÂN BA
Vác cái điếu đến dự cuộc họp lớp nhân 40 năm tựu trường của K.17 Khoa Văn Đại học Tổng hợp (ĐHTH) thì đã thấy các hắn mọi vùng miền đến đủ. Quân xứ Thanh ra có anh Khánh, chị Xuân...

Rượu nhạt lẫn đồ mặn giăng đầy. Cánh ở xa, ban tổ chức chu đáo lo chỗ ngủ. Đã khuya, thấy tôi rinh cái điếu về, chị Xuân bảo mày để điếu lại...

Ôi giời, chị Xuân...

K.17 nhiều vị, nhiều chị, phận đời số má suôn sẻ hanh cùng là thành đạt! Nhưng chị Xuân thì có vẻ không được chuẩn? Chuyện chị thì dài, chỉ xin trích vài khúc thôi. Hồi học cấp 3, chị học giỏi các môn tự nhiên, xã hội. Nhưng thi Đại học Dược lần đầu không đậu. Lần hai đậu vào Đại học Văn hóa nhưng xã giữ lại vì nhà chưa có ai đi bộ đội.

Đi khám tuyển bộ đội thì trúng nhưng khi nhận quân thì người ta cho về vì thấp bé nhẹ cân. Liên tù tì các đợt dân công gần, xa chị Xuân đều có mặt. Lần xa và lâu nhất là đi làm đường Bái Biên (đoạn từ Bái Thượng đến biên giới Việt Lào). Hơn sáu tháng mới được về, người đã gầy lại càng quắt queo.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Xe chỉ luồn kim

Thiên hạ đang ùn ùn kéo nhau về miền Kinh bắc, tung tiền mua lấy tiếng hát quan họ hội Lim. Hội giờ khác xưa rồi. Một dĩ vãng đẹp đẽ đã xa xôi, cả hình ảnh, âm thanh, tình người, tất tật chỉ còn trong tâm tưởng.

Những năm suốt thập niên 70 ít ai được nghe quan họ gốc bởi bấy giờ chiến tranh, các liền anh liền chị còn bận ra trận, gánh vác hậu phương, vả lại chính quyền cũng không khuyến khích lắm mấy thứ văn nghệ văn gừng thiếu tính chiến đấu, thiếu chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng quan họ không vì thế mà nhạt đi, cứ âm ỉ như hòn than chờ ngày phát lửa.

Mình từng sơ tán về Hà Bắc miền quan họ ven sông Cầu nhưng cũng chả mấy khi được nghe quan họ gốc. Liền anh liền chị mình gặp hằng ngày nhưng trên mặt ai nấy đầy ắp ưu tư, lo cho di sản chẳng biết sẽ hậu vận thế nào. May mà chiến tranh chấm dứt, cuộc sống đổi thay, quan họ lại được cởi mở nỗi lòng.

Ngày xa xưa ấy, giọng hát chị Thanh Huyền ít nhiều đã giải tỏa được nỗi khao khát của những người muốn về miền quan họ. Tiếng hát trong vắt, cao vút, chuyên nghiệp, dù thiếu cái đậm đà mộc mạc của liền chị hội Lim nhưng lại thổi một luồng gió mới tươi tắn, thanh tao vào di sản từng tồn tại bao đời. Xin giới thiệu với các bạn Xe chỉ luồn kim qua giọng hát của ca sĩ, NSND Thanh Huyền.

Chúc các bạn vui trảy hội quan họ trong tâm tưởng.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

24.2.2013
Nguyễn Thông

Viết lại bài "Tết trồng cây" theo mạch chính thống


Ngày mùng 9 tháng giêng, Chủ tịch nước đương nhiệm phát động Tết trồng cây Quý Tỵ trên cả nước.

Nhớ hồi còn bé, trong sách tập đọc có bài Cây tre Việt Nam của nhà báo Thép Mới, mở đầu rằng “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý”. Một đất nước thanh bình luôn gắn với màu xanh. Thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ sở mình cỏ cây tươi tốt 4 mùa nhưng không vì thế mà con người chỉ nên tận hưởng. Đã có thời người ta vô tư đốn hạ cây cối, hủy diệt màu xanh, tàn hại môi trường sinh thái mà không nghĩ hành động đó chả khác nào vác dao tự chặt chân mình.

Năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức phát động Tết trồng cây. Cụ có câu thơ thật giản dị: "Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" mà cũng thật sâu sắc, đẹp đẽ dễ thương. Mùa xuân đầu tiên Canh Tý 1960 cụ quần xắn cao quá gối, tay xẻng tay bình tưới cùng người dân thủ đô mở đầu Tết trồng cây tại công viên Thống Nhất. Rồi từ đó, xuân nào cũng vậy cho đến cuối đời, cụ Hồ đều cùng vài nhân viên lặng lẽ đi về vùng nông thôn trồng cây mùa xuân với nông dân. Quả đồi con ở xã Vật Lại, H.Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ) nay vẫn sừng sững cây đa cụ trồng dạo xuân Kỷ Dậu 1969 trước khi qua đời. Những cái cây non, nhỏ mảnh, yếu ớt được cụ trồng khắp nơi, sau đó bà con địa phương chăm bón, bảo vệ, nay đều đã trở thành cổ thụ. Cứ mỗi lần tết đến xuân về, nhớ lại tết trồng cây của cụ Hồ, ngẫm đến phong cách giản dị lão thực của một tấm gương lãnh đạo.

Hồi sinh thời, thày (bố) tôi tham gia hội phụ lão xã, nhiệm vụ chính là trồng cây. Những năm đánh Mỹ, bom đạn ồn ào cày xé dữ dội nhưng cả xã lúc nào cũng phủ một màu xanh mượt mà. Cây mọc xanh ngắt che giấu các anh bộ đội trận địa tên lửa, pháo cao xạ dưới sự săm soi của máy bay Mỹ, tỏa bóng che nắng lũ học trò trên đường tới trường, chỗ râm mát cho người nông dân giữa đồng trưa nắng. Thày tôi thường nhắc nhở, khuyên con cháu học tấm gương cụ Hồ. Bây giờ bói trên cả nước cũng khó tìm ra đội phụ lão trồng cây.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Ôi, dân tôi

Coi cái ảnh này mình thấy thất kinh. Thật không còn cái gì thiêng liêng nữa, con người thô thiển, thực dụng, trắng trợn đến thế này sao? Phật nào độ trì cho chúng sinh như vậy.

Trách người, không trách phật. Nhưng chốn cửa thiền đã hết cả tôn nghiêm. Và giờ đây đâu chỉ chùa Bái Đính mới như thế. Nghĩ mà buồn.


Ảnh lấy từ trang facebook cùa Quach Dinh Dat chiều 22.2.2013

Nguyễn Thông

Lãnh đạo MTTQ có biết không?


                                             Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
                                                 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TRẢ LỜI KẾT LUẬN GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO BẰNG VĂN BẢN
(LẦN II)

  Kính gửi:        - Đảng đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Đảng ủy cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Ban Thường vụ Công đoàn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Chúng tôi là: Đặng Thị Kim Ngân – Phó trưởng Ban Khoa giáo và Nguyễn Mạnh Thắng - Phó trưởng Ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết.
Ngày 12/1/2013, chúng tôi đã có Đơn đề nghị lên quý vị nhưng chưa được xem xét giải quyết, vì vậy chúng tôi tiếp tục làm Đơn lần 2 đề nghị lên quý vị như sau:
Qua buổi làm việc ngày 8/1/2013 với đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tổ Công tác để thông báo Kết luận giải quyết đơn tố cáo về các sai phạm của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập, chúng tôi không hề được tiếp xúc văn bản, không biết những nội dung tố cáo đúng sai như thế nào. Theo luật định, chúngtôi đề nghị quý vị lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời Kết luận giải quyết đơn tố cáo ngay bằng văn bản.
Trân trọng.
                                                                            Hà Nội ngày 18 tháng 2 năm 2013
                                                                             Những người làm đơn
                                                        Đặng Thị Kim Ngân - Nguyễn Mạnh Thắng

Nơi nhận:
- Ủy Ban Kiểm tra Trung ương (để biết)
- Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (để biết)
- Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (để biết)
- Ban Tổ chức cán bộ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (để biết)
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (để biết)
- Công đoàn Viên chức Việt Nam (để biết)
                                                                                   









Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Góp ý cho Hiến pháp

Là công dân, phải có trách nhiệm với đất nước. Vì vậy, với sở học nông cạn của mình, tôi cũng mạnh dạn góp ý (theo lời kêu gọi của nhà nước), chỉ một lần này. Nếu thấy đúng, xin được ghi nhận; nếu sai, cứ coi như thằng công dân tôi còn dại khờ, chưa hiểu vấn đề. Nhưng đó là sự chân thành của tôi, mặc dù tôi rất ít hy vọng sẽ có sự thay đổi.

Tôi chỉ mong muốn đất nước-dân tộc này có một bản hiến pháp trường cửu, bất kỳ ông bà nào tổ chức nào nắm quyền cũng cứ tuân theo hiến pháp đó; cuộc sống phát sinh điều này điều nọ thì bổ sung chứ không cần thay đổi. Lần chỉnh sửa sắp tới, điều gì đã có mà không hợp thì nên bỏ đi. Tránh tình trạng vì vướng điều như thế mà lực lượng nắm quyền kế tiếp phải xóa bỏ hiến pháp để làm mới. Đời người thì ngắn, mải thay đổi hiến pháp thì còn hơi sức đâu mà cống hiến, còn làm ăn được nỗi gì.

Lời đề nghị này tôi sẽ in ra giấy và gửi cho MTTQ VN, bộ phận tiếp nhận ý kiến của nhân dân.

Ngày 21.2.2013
Ký tên
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Bài học từ Myanmar

Đoạn sau đây được trích từ bài viết của ông Nguyễn Trung- cựu đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan (xem nguyên bài tại đây). Tôi cảm phục người Myanmar đã dám từ bỏ cái cá nhân bản vị của mình để vì đất nước, vì lợi ích chung dân tộc. Tôi tin vào điều ông Nguyễn Trung viết bởi bác ấy không rỗi hơi để đi khen thứ chẳng đáng khen:

"Chính quyền của tổng thống Myanmar Thein Sein trong vòng 20 tháng đã hoàn thành được cả 3 việc khó tương tự như ở nước ta là: (1)cải cách chính trị, (2)ổn định và phát triển kinh tế, (3)nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Đáng chú ý là việc chuyển đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, không tốn một phát súng, không mất một nhân mạng. Nguyên nhân thành công chủ yếu là những người nắm quyền lực cao nhất của đất nước này đã thấy được sự cần thiết và đồng lòng nhất trí tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa sống còn này, huy động được chất xám trong lòng dân tộc theo tinh thần hòa giải cho sự thành công của cải cách. Đấy chính là một cuộc cải cách chính trị tử trên xuống và thành công ngoạn mục, mặc dù đấy mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường vạn dặm để tiến tới một Myanmar phát triển" (hết trích).

Chúng ta bỏ ra mấy thập niên để rốt cục vẫn loay hoa loay hoay, xào xáo, phân rẽ, trong khi Myanmar chỉ mất hơn 20 tháng mà đã làm được từng ấy việc lớn, trong sự ôn hòa, hợp ý trời lòng dân. Họ cứ lặng lẽ làm, ngẩng đầu bước tới, không khoa trương ồn ào. Hình như họ không quen nói. Tinh thần Phật giáo đã thấm trong con người họ, sau bao năm bị chôn chặt trong hình hài ma quỷ, nay bộc lộ rực rỡ. Đó mới thực là chất Phật, là con người.

Xin nghiêng mình kính phục đất nước, con người Myanmar.

20.2.2013
Nguyễn Thông

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Điều không thể quên

NGÔ ANH THƠ (nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội)


Hôm nay ngày 17 tháng Hai năm 2013 tức ngày 8 Âm lịch năm Quý Tỵ là một ngày dân tộc Việt Nam đời đời không thể quên - Đó là ngày ông bạn láng giềng láng tỏi phương Bắc đã đưa quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ Quốc chúng ta. Tôi không thể nào quên buổi sáng hôm ấy qua đài truyền hình tôi đã lặng đi khi nghe cô phát thanh viên đọc lời kêu gọi cả nước đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược bành trướng Trung Quốc, xót xa nghĩ đời mình vừa mới trải qua cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, nay lại chống Tàu, rồi đời các con mình sẽ ra sao, lại dấn thân vào cuộc chiến tranh tàn khốc phi nghĩa này chăng. Tôi càng không thể quên bởi trong cuộc chiến này đứa em trai tuy đã 20 tuổi nhưng bé bỏng yếu ớt nhất nhà cũng lên đường lên biên giới. Nhớ hôm hành quân qua Hà Nội em tranh thủ tạt vào nhà chào anh chị và các cháu, anh rể dúi vội vào tay em cân đường hộp sữa, tôi chỉ biết rưng rưng nước mắt thương em.

Chí Dân làm luật vì dân

Mình chọn hôm nay, mùng 10 tháng giêng Quý Tỵ, một ngày đại cát để thông báo tin vui:

Ông cháu mình, Nguyễn Chí Dân, dù vai cháu nhưng lại hơn tuổi, vừa cho biết: Mới mở Công ty Luật TNHH một thành viên Chí Dân chuyên tư vấn, giải quyết, trợ giúp... những vấn đề liên quan đến luật. Chí Dân cho biết đối tượng mà công ty hướng đến là tất cả mọi người, mọi tổ chức, đơn vị nhưng công ty sẽ đặc biệt quan tâm đến người dân, với tinh thần luật vì dân, phục vụ nhân dân. Điều này thì ông cháu không nói ra mình cũng biết bởi tên y là Chí Dân, ý chí của nhân dân, các cụ xưa đặt tên đã hình dung trước con cháu làm gì và sống như thế nào.

Nguyễn Chí Dân học khóa 22 (1977-1981) Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội, cùng lớp với nhiều vị nay đang đóng chức tước rất cao trong bộ máy trung ương. Tốt nghiệp, y không nhận công tác ngay (láu táu như mình chẳng hạn) mà tiếp tục học lấy thêm văn bằng nữa, cử nhân luật. Chấp nhận cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn, long đong, nay đây mai đó để trang bị đủ đồ nghề cần thiết bước vào đời. Và y đã sống chết với luật, cả rừng luật ở xứ này. Cả đời hiểu luật, vận dụng luật để góp phần vào việc xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, giúp những người dân do hoàn cảnh này nọ vướng vào lưới pháp luật. Từng là Kiểm sát viên cao cấp của Viện KSND tối cao cho đến ngày hưu, Chí Dân đã giải quyết làm sáng tỏ nhiều vụ oan sai, thực hiện pháp luật công bằng, dù đó là bất cứ ai.

Những con đường mang tên 17 Tháng 2

BÁ TÂN 
      Trước hết, xin được khẩu phục, tâm phục báo Thanh Niên.
 
       Bài “Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới 1979” đăng trên báo Thanh Niên thực sự trở thành “tài sản quý hiếm” của báo chí Việt Nam trong thời buổi hiện nay.

        Có những bài “đinh” như vậy tự nó lý giải vì sao, trong mọi thời điểm, báo Thanh Niên trở thành sự lựa chọn hàng đầu của số đông bạn đọc. Cách làm và khí phách của tờ báo này đúng là Thanh Niên. Đâu cần Thanh Niên có; đâu khó có Thanh Niên. Sẽ là tuyệt vời nếu các báo tỏ rõ sự tồn tại đúng như “biển hiệu” của nó.

          Xin bày tỏ sự kính trọng với ông Lê Văn Cương. Tiến sĩ như thế mới là tiến sĩ. Tướng như thế mới là tướng. Phẩm hạnh người đảng viên trong ông vẫn còn nguyên vẹn.

          Cứ tưởng “truyền thống” Trung Quốc xâm lược Việt Nam được vĩnh viễn xóa bỏ trong thời hiện đại. Ngày 17.2.1979 trở thành câu trả lời đanh thép cho những ai ảo tưởng, mất cảnh giác và nhu nhược. Sự kiện ngày 17.2.1979 thêm một lần khẳng định: xâm lược Việt Nam vẫn là “truyền thống” của Trung Quốc.

            Các xã biên giới. Các huyện biên giới. Các tỉnh biên giới. Mỗi nơi nên chọn một con đường mang tên 17 Tháng 2. Khép lại quá khứ chỉ là câu nói xã giao, thậm chí là chiêu bài xóa bỏ lịch sử. Hàng ngàn người vô tội bị quân Trung Quốc xâm lược giết hại. Tại sao lãng quên chuyện tang thương đó? Chỉ có kẻ bán nước hại dân mới quay lưng với tội ác tày trời như vậy. Người tử tế thì không và không thể quên ngày 17.2. Các xã biên giới. Các huyện biên giới. Các tỉnh biên giới. Mỗi nơi nên chọn một con đường mang tên 17 Tháng 2. Các thế hệ người Việt Nam sẽ truyền cho nhau về “lai lịch” những con đường mang tên 17 Tháng 2. Có thêm những con đường mang tên 17 Tháng 2, tin chắc biên ải tổ quốc sẽ vững chắc hơn.

          Tương lai có nguồn gốc từ quá khứ. Xóa bỏ quá khứ, lãng quên những sự kiện như ngày 17.2 thì làm sao có được tương lai tốt đẹp.
 Bá Tân

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dành cho K17: Tưởng không như chúng ta nhầm tưởng

BÁ TÂN 
         Nguyễn Huy Tưởng không phải đã qua đời như chúng ta nhầm suốt bao năm. Với K17, đó là tin tốt lành nhất của năm Quý Tị 2013.
 
         Thành tâm cảm ơn anh Vũ Duy Chu, bạn học phổ thông của Tưởng, giúp chúng tôi biết được cái tin có ý nghĩa đặc biệt này.

         Tưởng ơi. Đã nhiều năm, bạn bè cứ tưởng là cậu đã về với cõi tiên. Trong bài “Lên đồng gặp bạn” đăng trên blog Nguyễn Thông cách đây gần 2 năm, khi điểm danh bạn bè K17 đã về cõi tiên, mình cứ đinh ninh có Tưởng. Hóa ra, Tưởng vẫn bám trụ ở cõi trần.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Tết trồng cây

Năm 1960 cụ Hồ phát động Tết trồng cây. Cụ có câu thơ giản dị: "Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" mà thật đẹp đẽ, dễ thương. Xuân nào cụ cũng cùng vài nhân viên lặng lẽ đi về vùng nông thôn trồng cây cùng bà con. Những cái cây non, nhỏ mảnh, yếu ớt được cụ trồng, sau đó bà con địa phương chăm bón, bảo vệ, nay đã trở thành cổ thụ. Cứ mỗi lần tết đến xuân về, nhớ lại tết trồng cây của cụ Hồ, tôi cảm thấy rưng rưng. Hồi sinh thời thày (bố) tôi, thày tham gia hội phụ lão của xã, nhiệm vụ chính là trồng cây. Cả xã khi ấy phủ một màu xanh mượt mà. Thày tôi luôn khuyên con cháu học tấm gương cụ Hồ.

Tôi ở thành phố, đất chật người đông, tấc đấc tấc vàng, chỗ ở còn chả đủ lấy đâu chỗ trồng cây. Điều may mắn là sau nhà tôi có cái công viên nhỏ, người ta cứ để hoang hóa, sốt ruột quá bố con tôi noi gương cụ Hồ trồng mấy cây trứng cá, lâm vồ... để sau tụi trẻ có chỗ chơi hóng mát. Cứ sống mãi trong bốn phía bê tông nguội ngắt vô hồn mới thực thấy quý chiếc lá xanh sự sống, nhất là do chính mình trồng.

Nhớ bạn Nguyễn Bá Lại

BÙI CÔNG TỰ 
Hai đứa mình cùng quê Thái Thụy
Cùng đi tìm mỏ
Đứa ở Thái Nguyên, đứa ở Lào Cai
Đoàn địa chất 5, đoàn địa chất 12
Cùng là dân kỹ thuật
Mình ở nhà đen như hòn đất
Bạn học Nga về trắng trẻo xinh trai
Tình cờ gặp nhau ở Tổng cục Địa chất
Nhà số 6 phố Phạm Ngũ Lão
Tình cờ tạm trú hai phòng cạnh nhau
Nhà số 16 đường Trần Hưng Đạo

Cúng liệt sĩ ngày 17.2

Sáng nay 17.2 mình đã thắp 3 nén nhang. Khấn cầu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước độ trì, phù hộ cho dân cho nước.


Sài Gòn ngày 17.2.2013
Nguyễn Thông

Người hèn

PHẠM CHUYÊN

Đất nước ngàn năm
Hiếm kẻ bán nước
Có nhiều nhặn gì đâu,
Một Trần Ích Tắc
Một Lê Chiêu Thống
Một Hoàng Văn Hoan.
 Đất nước ngàn năm
Quá lắm người hèn
Hèn vì quyền cao chức trọng
Hèn vì nhà cao cửa rộng
Hèn vì miếng cơm manh áo
Hèn vì vợ dại con thơ
Hèn vì danh hão danh hờ.

Bài cực hay trên báo Thanh Niên: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Chiến đấu vì độc lập tự do

Hôm nay 17.2. Nhớ lại 34 năm trước bài hát này đã vang trên khắp tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Tác giả: nhạc sĩ Phạm Tuyên
Thể hiện: Dàn đồng ca đài Tiếng nói Việt Nam.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

Chúc mọi người ngày chủ nhật đầu tiên của năm Quý Tỵ thật nhiều niềm vui.

17.2.2013
Nguyễn Thông

Ghi trong ngày 17 tháng 2

THANH THẢO


I
thú thật, có một nhà lãnh đạo Việt Nam
ngày trước tôi không mấy yêu quí:
đó là Tổng bí thư Lê Duẩn
bây giờ biết những điều ngày xưa chưa biết
bỗng thấy quí Ông vô cùng
dù đời Ông không ít sai lầm
thì đó vẫn là lãnh tụ duy nhất chống Trung Quốc bành trướng từ trong máu
người đầu tiên thoát Hán
người nhìn thấy dã tâm của “anh bạn lớn” từ rất sớm
người thề quyết chiến với một triệu rưỡi quân Tàu
ngay lúc họ mới tung chiêu “nạn kiều”

Không thể lãng quên

LÂM HIẾU DŨNG (nhà báo)


Ngày này cách đây 34 năm (17.2.1979), “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương. Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương…” (Phạm Tuyên). Đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh hơn 1 thế kỷ, vết thương trên thịt da còn chưa lành, đã phải bước vào cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, mà đau đớn thay, người gây ra nó chính là người “bạn”, người láng giềng lớn – Nước CHND Trung Hoa.
Và từ buổi sáng ấy, những “Đoàn quân vội đi đi về biên giới, cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…” (Trần Tiến).

Ngày ấy, tôi còn rất nhỏ, nhưng đến giờ vẫn còn nhớ cảm giác gai người khi nghe Lệnh tổng động viên phát trên đài phát thanh ngày 5.3.1979. Ngày ấy, anh tôi còn rất trẻ, nhưng đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc lên đường. Ngày ấy, chị tôi học ở rất xa, nhưng những lá thư về luôn đau đáu một nỗi niềm về quê hương, tổ quốc. Ngày ấy, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn trên trán, tóc bạc nhiều hơn trên đầu cha tôi – người thương binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày ấy, những người anh, người chị của tôi cùng với đồng đội mình vừa buông cây súng đã phải ngược lên biên giới phía bắc. Và đã có bao người không trở về…

Ngày ấy, đã có biết bao người dân vô tội chết dưới lưỡi lê của quân bành trướng, đã có biết bao người lính hi sinh hay mất một phần thân thể để gìn giữ từng tấc đất biên cương. Trong những cuốn sách, trong bao bài hát… hình ảnh họ luôn đậm nét. Những Hoàng Thị Hồng Chiêm, Lê Đình Chinh, Nông Văn Giáp, Đỗ Sĩ Họa… đã không tiếc thân mình cho Tổ quốc.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

3 nén hương tưởng nhớ liệt sĩ

Ngày mai 17.2.

Ban thờ nhà tôi xưa nay chỉ để cúng tổ tiên ông bà, ba má (bên ngoại), thày (bên nội) nhưng sáng mai 17.2 tôi sẽ dậy sớm, tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc tề chỉnh, cung kính thắp 3 nén hương (nhang) khấn tưởng nhớ vong linh hàng vạn liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ tổ quốc cách nay đúng 34 năm. Xin các anh các chị phù hộ độ trì cho đất nước này đứng vững trước bọn Trung cộng nham hiểm đang lăm le cướp những tấc đất mà các anh chị đã từng đổ máu hy sinh.

Linh hồn các anh chị vẫn sống mãi cùng dân tộc, nhân dân, đất nước này.

Trong khi nhà nước "chưa có điều kiện" tưởng nhớ công khai, thiết nghĩ mỗi gia đình vào ngày 17.2 hằng năm nên thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ chống Trung cộng xâm lược để đạo lý "uống nước nhớ nguồn" khỏi nhạt dần đi.  

Mong lắm thay.

16.2.2013
Nguyễn Thông

Bác Quốc giả nhời trên báo Thanh Niên

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bài viết "Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ":

Đây là cái gì chứ không phải phản biện !

Dư luận hiện đang quan tâm đến bài viết nói về "tứ đại ngu" của nhà sử học, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc. PV Thanh Niên đã gặp ông Dương Trung Quốc để tìm hiểu quan điểm của ông về bài viết này.

Thưa ông, ông đã đọc trọn vẹn bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ của người ký tên là Hoàng Hữu Phước chưa? Cảm xúc khi đọc bài viết đó của ông như thế nào?

Đây là một bài lấy từ blog cá nhân nên thực lòng tôi cũng không muốn bình luận làm gì. Tuy nhiên giữa ngày tết vui như thế này đọc thấy mất vui đi một tí.

Tinh thần là không có gì đáng để bình luận. Đây là vì Báo Thanh Niên hỏi nên tôi trả lời thôi.

Trước đây, ông và ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã bao giờ trao đổi trực tiếp về những quan điểm khác nhau mà ông Phước nêu trong bài chưa?

Cũng chỉ có một lần trao đổi liên quan đến thảo luận về luật Biểu tình thôi. Còn những việc anh ấy nêu lên, kể ra, đưa ra QH thảo luận thì cũng hay. Nhưng cũng chưa lần nào thấy anh Phước nêu ra cả.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Gửi các anh săm soi, dư luận viên

Đầu năm ta, nghe được nhời nói hay kể cũng thú vị. Và càng thú vị hơn khi người phát ngôn không phải ông A ông B nào đó mà là đích thị từ ngài nguyên thủ quốc gia, chủ tịch nước. Thật thà mà rằng ông chủ tịch nước đương nhiệm vừa qua đã nói nhiều nhời khá hay, và cũng thật thà rằng, là đứa dân đen lúc đầu tôi cũng thích, sau dần sự tin tưởng, háo hức có kém đi. Nhưng trong lúc này, có được lời nói như của ông chủ tịch còn hơn không có, hoặc phải nghe những lời khó nghe khác.

Chính vì thế, tôi muốn chia sẻ với mọi người, nhất là các anh săm soi hoặc dư luận viên những lời quý báu đó, bởi sợ rằng các anh chỉ mải chăm chú vào chỗ chả đáng mà không thèm để ý đến lời hay ý đẹp đầy ý nghĩa của lãnh đạo.

Đây là ý kiến của ông Trương Tấn Sang:

"Làm đúng những gì đã nói đang là thách thức rất lớn đối với mỗi chúng ta hiện nay... Từ trước đến nay chúng ta có cái bệnh rất lớn là không dám nói lên sự thật. Nhiều cán bộ không muốn nghe sự thật và không dũng cảm nói lên sự thật là vì lợi ích... Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật!".
(theo báo Sài Gòn giải phóng ngày 13.2.2013, trang 3)

Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau ý kiến của chủ tịch nước. Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn quý mến ông Trương Tấn Sang. Và làm theo chỉ đạo của ông là "Nói lên sự thật". Tôi giơ tay xin thề mãi trung thành với nguyên tắc ấy.

15.2.2013
Nguyễn Thông


Cái tầm của tổng bí thư

VÕ VĂN TẠO (nhà báo) 
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc sáng cùng ngày với lãnh đạo và cán bộ Thạch Thất. Nhắc lại chuyến thăm mới đây tại một số nước châu Âu, và đặc biệt là Vatican, ông Trọng cho rằng đây là một thành tích quan trọng trong đối ngoại. Ông lưu ý, đây là lần đầu tiên Vatican mời Tổng bí thư ĐCSVN thăm Vatican, và dương dương tự đắc: “mình phải có vị thế thế nào thì người ta thế chứ”(!).

Trời đất! Lúc đầu, khi nghe ông đề cập chuyến đi, tôi cứ ngỡ ông sẽ nói được điều gì đó, đại loại: “qua chuyến đi này, tôi cùng phái đoàn ta đã hiểu thêm về các nước châu Âu, học hỏi được một số kinh nghiệm quý giá trong phát triển kinh tế xã hội, để có thể đưa Việt Nam sớm rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia văn minh và cường thịnh…”. Hoặc: “giữa ta và Vatican đã thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện quan hệ Việt Nam – Vatican có được bước đột phá…”.
*
Lại nhớ chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hồi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Trong tiếp xúc tại Hà Nội, một cách thiện chí và tế nhị, Bill Clinton nói: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai”. Trích câu Kiều “sen tàn, cúc lại nở hoa”, Bill Clinton nói “băng giá quá khứ bắt đầu tan và những phác thảo về một tương lai ấm áp chung bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”.

Bài hay trên báo Thanh Niên: Từ một mùa xuân

THANH THẢO 
Đã 224 năm kể từ mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, khi những đạo hùng binh của Hoàng đế Quang Trung -Nguyễn Huệ như một trận bão lớn quét sạch cùng lúc hơn 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh, giải phóng đất nước khỏi nạn ngoại xâm, những bài học lịch sử luôn được các thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt học lại, nhớ lại và suy nghĩ.

Ai cũng biết, vào thời điểm ấy, đất nước chúng ta vừa trải qua những chia cắt, loạn lạc, binh đao, phản bội... là thời điểm vô cùng khó khăn, thậm chí bi đát. Vậy mà khi quân xâm lược nhà Thanh nhân cơ hội tràn qua biên giới, tràn tới Thăng Long, Nguyễn Huệ đã bình tĩnh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, để trên thuận ý Trời (thuận Thiên), dưới hợp lòng Dân (hợp Nhân), trước khi hứa với muôn dân sẽ quét sạch quân xâm lược trong một khoảng thời gian ngắn, kịp hội quân về ăn tết giải phóng ở Thăng Long. Ở đây, thiên tài của Nguyễn Huệ là ngòi nổ đã tra vào khối thuốc nổ mãnh liệt của lòng dân yêu nước căm thù quân xâm lược, là lời kêu gọi nhất thống sơn hà như một ý nguyện từ ngàn đời của dân tộc Việt. Lòng yêu nước và ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt là hai điều mà bất cứ kẻ nào xâm lăng Việt Nam cũng cần phải biết. Biết để dè chừng. Biết để khi phải ôm đầu máu rút chạy khỏi dải đất hình chữ S này, còn có thể ngẫm ra được nhiều điều.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Đầu năm sực nhớ đến... tiền

Tôi đã sống trải qua những thời giá trị khác nhau của đồng tiền cụ Hồ, thấy đồng tiền mệnh giá càng to thì cuộc sống càng nhiều khốn khó, lo âu. Vẻ hào nhoáng giàu xổi bên ngoài của xã hội không che lấp được sự nghèo đói túng quẫn bên trong. Một nhà giáo về hưu lương hưu mỗi tháng chưa đầy 3 triệu đồng than với tôi "chả dám đi đâu bao giờ, tháng nào mà mắc vài cái đám cưới đám giỗ là lo sốt vó, còn bố mẹ già nhưng nhiều lúc mang cảm giác của đứa con bất hiếu".

Thế gian biến cải. Từ đơn vị tính là "hào" (gạo 3 hào/ký, 5 hào 1 bát phở, tàu điện HN-Hà Đông vé 1 hào) đến "đồng" (lương khởi điểm 48 hoặc 64 đồng, sinh viên được nhà nước cấp tiền ăn 18 đồng/tháng), đến "chục đồng" (tiền 10 đồng màu đỏ gọi là cụ mượt- mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ, 200 đồng 1 chiếc xe đạp Thống Nhất), đến "ngàn đồng" (vàng 50 ngàn đồng/chỉ, tiền công may áo hết 3 ngàn đồng), "trăm ngàn đồng" (mua chiếc vỏ xe máy Casumina 120 ngàn đồng, vé ăn buffet Dìn Ký 100 ngàn/người, mừng đám cưới chí ít phải vài trăm ngàn), "triệu đồng" (thuê nhà chỉ chục mét vuông cũng hơn triệu bạc, học phí đại học vài triệu/năm), vọt lên "tiền tỉ" (căn hộ bình dân chung cư cả tỉ) và khủng nhất là "nghìn tỉ, triệu tỉ" (Vinashin mua tàu Hoa Sen 1.300 tỉ- bây giờ nếu bán giá sắt vụn chắc được vài trăm triệu).

Mệnh giá đồng tiền là một thứ chỉ số để đo chất lượng xã hội. Than ôi. Tôi vẩn vơ chỉ mong có đồng tiền "đại tệ" mệnh giá kiểu Zimbabwe 1 triệu tỉ đô la để thủ tướng nhà ta liều giải quyết phắt một cái hết nợ xấu, hết tồn đọng Vina này nọ. Sau đó xoa tay hết nợ, muốn ra sao thì ra. Đảm bảo tiến vững chắc lên CNXH, bỏ qua thời kỳ quá độ chả biết kéo dài đến bao giờ.

Thì cứ nghĩ bậy vậy thôi. Thời buổi này niềm hy vọng nhiều khi rất vu vơ.

Mùng 5 tết Quý Tỵ, 14.2.2013
Nguyễn Thông
  

Dành cho K17: Mai mót nhà Xuân Ba, và cuộc "tái sinh" của Nguyễn Huy Tưởng, hạnh phúc gia đình Độ

Nhà em phải nhét cả vào chung một rọ thế này cho các cụ K17 đỡ mất công lật giở trang điện tử, hì hì.

Thưa các cụ K17
Mới bảnh mắt, nhà em đã nhận được cuộc điện viễn liên của cụ Lê Tài Thuận từ cố đô Huế, gọi thẳng vào máy cố định (hóa ra điện thoại di động hết pin, máy Nokia cũ nên dù có sạc đầy cũng chỉ đủ chi dùng được có 1 ngày). Anh Thuận bảo tìm được hành tung của thằng Tưởng có thể coi là sự kiện đặc biệt, niềm vui lớn của lớp ta. Anh ấy cho biết cũng đã điện ngay cho cu Tưởng, và khuyên anh em ta nếu có điều kiện nên sớm về chơi với nó.

Thì vưỡn. Ý Yên-Hà Nội bao xa, cách một Phủ Lý với ba quãng đồng. Vậy mà suốt 36 năm mất biệt, vô tăm tích. Cái thằng Tưởng kia, ông mà gặp mi ông sẽ thụi cho một nhát, ai đời lặn một hơi không sủi tăm, không để lại tí dấu vết nào. Còn hơn cả đi hoạt động cách mạng, hơn đi buôn ma túy. Ẩn kỹ hơn Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Tài. Kỹ đến mức khi có đứa nào (giờ thì đố tìm ra thủ phạm) tung tin thằng Tưởng chết, thế là tất cả bọn cứ sai sái tin theo, chả hề thắc mắc. Này các cụ ạ, nhân cơ hội này, chúng ta bỏ thêm chút công sức tăm tia, tìm kiếm các anh chị Nguyễn Ngọc Xuân (Ninh Bình), Hà Bích Liên (?), Trần Nam Việt (Nghệ An)... phát nhỉ.

Kịch sĩ Obama?

Coi tivi thấy lão Obama phát thông điệp liên bang, mình phục quá chừng. Nhà cháu phải dùng chữ "phát" bởi không thể dùng chữ "đọc" hoặc "trình bày"... Nói chừng ấy điều, toàn thứ hệ trọng, rất chi tiết, mà toàn nói vo, đéo thèm giấy. Chả nhẽ cha này là siêu nhân đội lốt người, hoặc đã tập và thuộc văn mẫu suốt đêm qua. Nhưng dù gì đi chăng nữa, đích thị Tổng thống Mỹ, không lẫn vào đâu được.

Vậy mà cái báo điện tử baomoi.com của ta lại cố tình dè bỉu, căm thù đế quốc Mỹ đến tận xương tủy bằng cách bảo rằng "nó" chả tài giỏi gì đâu, có máy nhắc vở đó (giống như nhắc kịch). Đùa. Giữa văn võ bá quan như thế, cả thế giới chú mục từng li từng tí, chỉ có thằng ngu mới cho chạy chữ để đọc hoặc dùng máy nhắc vở (kiểu như người chuyên nhắc lời thoại cho những kịch sĩ hạng ruồi). Mà Obama không phải thằng ngu, các bác nhỉ.

Chính thế, nhà cháu rất đồng tình với chị bạn Nguyễn Thu Lan, rằng "nhắc vở hay không, nhìn cách nói, khuôn mặt Tổng thống Mỹ đang nói là biết ngay. Ví dụ ta xem truyền hình phim, một dòng chữ quảng cáo chạy điện to tổ bố hiện lên chưa kịp đọc hết dòng thứ nhất thì nó đã chạy qua dòng khác. Đó là ta đang chăm chú cố đọc cho hết, huống chi Tổng thống không nhìn xuống, không nhìn vào một điểm chăm chú nào đó mà khuôn mặt, cái đầu nhìn tứ lung tung khắp khán phòng và nói rất lưu loát từng vấn đề... thì thử hỏi nhắc vở ở chỗ nào. Đừng nói xấu người quá đáng, nói lấy được, làm như ai cũng ngu, không biết phân biệt, đánh giá một sự việc". 

13.2.2013
Nguyễn Thông 

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Dành cho K17: Mai

XUÂN BA 
Mồng 2 buồn khoe mai với Nguyễn Thông.
Thông ơi hôm 27 tết tao với cháu Công Khanh ngồi chuyện lâu lâu, trong đó bàn định cả việc sau tết mày ra các cánh quân sẽ hội tại nhà mày ở Phòng. Rồi cái em DPV vớ lấy điện thoại liến thoắng gì đó với mày...
Bữa nay mồng 2, ngồi nhà ngắm ngó lại mấy gốc mai.
Mai, tên đẹp đấy chứ nhưng lạ, đàn ông đàn bà tên Mai tao chỉ quen mỗi 2 người. Mà cả hai đều là ... đàn ông?!
Lẩu lâu, có lẽ từ bé, tao rất khoái mai. Bờ rào nhà tao có mấy cây mơ cứ sắp tết lại trắng xóa những hoa. Vạt đồi sau nhà có hẳn mấy vạt mơ. Mơ với mai có lẽ na ná?
Mày chắc còn nhớ thầy Bùi Duy Tân hồi dạy bọn mình, thầy hay nhắc đến Cao Bá Quát. Thi thoảng lên chỗ thầy (sinh thời), GS cứ tấm tắc cái câu tiết tháo cương cường của Cao Bá Quát nhất sinh đê thủ bái mai hoa (cả đời ta chỉ quỳ trước hoa mai mà thôi).
Mình là hạng tiểu nhân nhưng lại khoái mai. Cũng tiết lộ với mi là cũng kha khá năm, cứ quãng tháng mười tháng mười một là mò lên lối Nhật Tân Quảng Bá. Một ông bạn già mách cho đến vườn mai của cụ M. cụ K. làm cái việc mót... mai! Mót? Tại sao không!  Thời ngian gần tết nhiều nhà vườn làm cái việc đảo mai, lặt lá mai. Những gốc thế đẹp, người ta cất giữ. Còn những nhánh những gộc những mấu... tóm lại thứ đầu thừa đuôi thẹo người ta sẵn lòng cho. Nếu có gạ mua cũng chả tốn mấy hột tiền, chỉ vài trăm bạc!
Thứ gộc mấu ấy tha về chất ở xó nhà. Tất nhiên có dặn trước bà vợ vốn sạch sẽ ngăn nắp là đừng vứt đi hoặc làm củi đun. Tỉ mẩn kiếm mấy chậu sành be bé ấn nó vào. Ba bốn bữa lại tưới cho đẫm nước.
Kỳ diệu của tạo hóa là thứ củi cành khô khẳng ấy, cữ gần tết đột nhiện bật mầm nảy nụ (gõ đến đây chợt nhớ thơ Trần Mạnh Hảo thoáng một cành khô toan chụm lửa/ mấy hôm chồi rỉ giọt đào hoa/ mùa xuân không phụ lòng cây củi/ cành dứt khỏi thân nụ mới òa) thứ máu gốc ấy không nảy mầm nụ thì thôi chứ đã bật ra được thì hoa bèn lắm kéo hết cả tháng giêng. Cha chả, tốn chả mấy hột tiền và công sức mà có thứ để trong nhà hơi bị oách xà lách.
Không tin mày thử ngó qua mà coi!
Thường ba bốn năm mới phải bỏ những gộc mấu ấy đi thay bằng lứa khác.
Chắc chắn sau tết này ra Phòng lên Hà thành ghé tao, sẽ mục sở thị. Quý vật ấy sẽ phải gặp được... quái nhân!
Ra nhé.

Tao gửi kèm ảnh mai là bức thư pháp của cụ Lê Xuân Hòa (thơ Trần Tử Ngang): tiền bất kiến cổ nhân
hậu bất kiến lại giả
niệm thiên địa chi du du
độc thương nhiên nhi thế hạ

(tao thích bản dịch không biết của ai là: Ngàn năm trước ta chẳng có/ Ngàn năm sau cũng chả có ta/ Nghĩ trời đất vô cùng/ Một mình rưng rưng lệ?).
Xuân Ba
(sáng mai lão Thông mới post ảnh lên được vì máy bị trục trặc)

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Khai rượu

BÁ TÂN 
Khai xuân, lãnh tụ trồng cây.
Đầu năm, nông dân khai ruộng.
Đón năm mới, vợ chồng trẻ khai…
Riêng tôi, lúc giao thừa, khai rượu.
                               ***
Khai rượu một mình.
Nhắn cùng bè bạn
Bọn ta còn, rượu còn

Đầu năm rắn viết về con chim

Ở vùng Tứ Xuyên (bên Tàu) có loài chim ưng rất hung dữ. Bọn ác điểu này là những kẻ săn mồi chuyên nghiệp. Chúng chuyên chặn bắt đám bồ nông mệt mỏi sau mỗi chuyến bồ nông đi kiếm ăn về, đã chộp được con nào thì con ấy chết. Sau đó bọn bồ nông khốn khổ đã biết cách trị chim ưng, cứ mỗi khi ác điểu chộp con nào trong chúng là cả bọn nhào vào quây chặt lấy làm chim ưng cụp cánh không thể bay được, cùng rơi xuống đất chết. Mỗi bận như vậy để kết liễu được một thằng chim ưng phải hy sinh mấy chú bồ nông. Nhiều lần như thế, bọn chim ưng cứ thấy bồ nông là phải tránh xa.

(theo Animal TV)
Mùng 1 tết Quý Tỵ - 10.2.2013
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Đơn tố cáo của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng

Lời giới thiệu:
Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng (bút danh Từ Khôi) một cây bút viết về mảng văn hóa nghệ thuật có uy tín, nhất là những bài về di sản cha ông, văn hóa dân tộc. Anh vừa gửi lá đơn đến Ủy ban T.Ư MTTQ VN tố cáo những tiêu cực xảy ra nơi anh công tác (báo Đại đoàn kết) và tôi được biết đã có hàng chục lá đơn như thế gửi đi mà không có hồi âm. Chả nhẽ công cuộc chống tiêu cực, tham nhũng ở nước ta u ám bi quan vậy sao? Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ rằng, hay là Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng vừa ra mắt hãy chọn việc xác minh và xử lý nội dung vụ việc này làm vụ đầu tiên, để thôi thúc lòng dân, để chứng minh lời nói đi đôi với làm. Hay lại chìm xuồng như sau bao lần đơn gửi đến MTTQ vừa qua?

Sau đây là nguyên văn đơn của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng:

Thu hoạch tết

BÁ TÂN 
     Dịp này đang là thời vụ thu hoạch của nhiều đối tượng.

     Bà con nông dân thu hoạch tết từ bán rau, cây cảnh, gà lợn… Đầu tư nhiều. Chi phí cao. Thời tiết và dịch bệnh gây hại lớn. Lợi nhuận t lệ nghịch với công sức của người dân.

     Hệ thống doanh nghiệp, các hộ kinh doanh rầm rập đẩy hàng ra thị trường. Dịp này là cơ hội kinh doanh, mỗi năm chỉ có một lần sức mua tăng đột biến. Các ngành sản xuất tận dụng cơ hội vàng giảm tồn kho. Doanh số tăng vọt, phục vụ tết trở thành chính vụ thu hoạch của số đông doanh nghiệp.

    Còn có một kiểu thu hoạch tết rất đặc biệt.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Giá trị thương hiệu

Ai làm nên giá trị thương hiệu? Lâu nay tôi đã cố công tìm câu giả nhời nhưng quả thực nó phức tạp quá. Vậy mà thật đơn giản.

8 giờ tối 3.2.2013. Siêu thị Co.op Mart Tuy Lý Vương (P.13, Q.8, Sài Gòn) gần cầu Nhị Thiên Đường đông ơi là đông. Người ta phải mở thêm mấy bãi chứa xe nữa mà vẫn ken chặt. Tôi vào mua chai mắm, lúc ra lấy được cái xe máy mà vã cả mồ hôi. Nghĩ người giữ xe vất vả, lại buổi tối nữa, trả 3 ngàn đồng nhưng cậu thanh niên giữ xe (nhập nhoạng nên không rõ biển tên, vả lại đông, mình không dám hỏi tên họ là gì) nói nhỏ nhẹ dịu dàng: chỉ 1 ngàn thôi chú ạ, dứt khoát trả lại 2 ngàn. Trời đất, mình xấu hổ quá. Tại sao Co.op Mart có được những nhân viên tuyệt vời thế?

Co.op Mart Sài Gòn lâu nay đã tạo dựng được niềm tin đối với đông đảo người tiêu dùng, bất kể bình dân hay đại gia. Giá cả hàng hóa rẻ hơn thị trường tự do là một chuyện, chuyện khác là họ còn có chiến lược xây dựng con người. Và đã thành công. Tôi thắc mắc, nếu cậu thanh niên giữ xe kia cứ thu tiền quá giá quy định cũng chẳng ai biết đó là đâu. Hàng vạn hàng triệu cá nhân, đơn vị cả tư nhân lẫn nhà nước đang lấy lý do dịp tết để móc túi dân kia mà. Móc công khai. Mấy công ty xe khách chẳng hạn, ra vẻ hiệp thương tăng giá nhưng hiệp thương cái con khỉ, móc nối nhau để bóc lột dân lao động thì có. Co.op Mart không làm thế. Không vì thứ lợi bất chợt để phá vỡ sự bền vững lâu dài. Dù nhỏ, dù không ai biết, cũng dứt khoát không. Cậu nhân viên giữ xe của Co.op Mart đã trung thành với nguyên tắc ấy. Chỉ riêng điều này đã đủ làm nên thương hiệu.

Từ chuyện Co.op Mart Sài Gòn, chợt nghĩ và buồn bởi chỉ đơn giản thế thôi mà sao không thể tồn tại đại trà trên đất nước này.

3.2.2013
Nguyễn Thông
(Ghi chú: Mặc dù chính quyền thành phố Sài Gòn vừa công bố quy định mới cho phép các bãi xe trên toàn thành phố thu đến 3 ngàn đồng/lần giữ xe nhưng trên toàn hệ thống siêu thị Co.op Mart Sài Gòn hiện vẫn chỉ thu 1 ngàn đồng/lần gửi, giá này vốn áp dụng từ lâu nay).

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Tôi là người thợ lò

Nhạc và lời: Hoàng Vân
Ca sĩ: NSND Trần Khánh
Pianist: Hoàng Mãnh
Bản thu của đài Tiếng nói Việt Nam

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

Chúc các bạn ngày chủ nhật thật vui, tiễn ông Táo lên đường sớm sủa, hanh thông.

3.2.2013
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Đừng để có cũng như không


Cơ quan quản lý, cơ quan chức năng được sinh ra để làm gì? Câu trả lời đã nằm ngay trong bản thân câu hỏi. Trong bộ máy hành chính-quản lý nhà nước từ trên xuống dưới, hầu như lĩnh vực nào của xã hội cũng có sự tham gia của các cơ quan chức năng-quản lý. Chỉ tiếc một điều, nhiều khi có mà cũng như không.

Ấy là chuyện đã lâu nay trên thị trường nội địa hàng giả hàng dỏm hàng nhái hàng nhập lậu mặc sức tung hoành. Nền sản xuất trong nước vốn đã chịu nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế chung, lại thường xuyên bị bồi thêm những đòn chí mạng do sự lộng hành, tác oai tác quái của đám hàng không chính chủ kia. Vụ hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc ngập tràn TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và kéo đàn kéo lũ về áp sát thủ đô, thậm chí “tấn công” vào cả chợ Đồng Xuân-một trung tâm thương mại loại lớn nhất nước- mà báo Thanh Niên phản ánh mới đây chỉ là phần nổi của tảng băng từng đe dọa con tàu kinh tế quốc nội bao năm nay. Suốt tuyến biên giới phía bắc hàng nhập lậu, chủ yếu là hàng chất lượng kém, hàng nhái của Trung Quốc đã tìm mọi khe mọi đường để thâm nhập, từ cách thủ công nhất như mang vác cõng xuyên rừng xuyên núi đến cách ngang nhiên vận chuyện rầm rộ bằng xe cơ giới qua cửa khẩu. Hàng giả hàng lậu ra mặt thách thức cơ quan quản lý, cơ quan chức năng nhà nước.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Đền đáp những chiến sĩ đảo xa

Nhiều vị quan chức luôn tỏ vẻ ta đây quan tâm đến chủ quyền biển đảo, sợ thiên hạ không biết mình là người có ý thức về điều đó nên cứ có dịp là phải nhắc đến mấy từ Hoàng Sa-Trường Sa cho hợp phong trào. Khổ nỗi tuyền chung chung không đi vào cái cụ thể thì có ý nghĩa gì.

Tôi là dân thường, đề nghị cụ thể như sau: Đối với tất cả con đẻ của cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa và nhà giàn DK, bất kể cháu nào em nào tốt nghiệp lớp 12 đạt loại khá-giỏi thì tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2013. Ưu tiên thế mới là ưu tiên, chính đáng. Mà đối tượng đặc biệt này có mấy đâu. Cứ nay họp mai họp bàn về tuyển sinh nhưng sao không chú ý đến các cháu. Người lính nơi đảo xa sẽ phấn khởi, yên tâm, chắc tay súng hơn nhiều khi biết con mình được xã hội ưu ái, sự hy sinh của mình được đền đáp.

Mấy ông ngồi trên bộ Học nghĩ thế nào, có đáng không? Chỉ mỗi việc ấy mà không làm được thì về xua gà hết đi. Không lý luận bàn ra tán vào, cãi lôi thôi.

2.2.2013
Nguyễn Thông

Cách cứu chữa và phòng ngừa đột quỵ

Thầy Nguyễn Tài Hoạt, cán bộ trường Cao đẳng Phát thanh-truyền hình 2 (Sài Gòn) vừa gửi cho tôi bài thuốc dân gian mà các cụ truyền cho con cháu. Trong đời người, có khi đột quỵ chỉ xảy ra một lần nhưng hậu quả thì vô cùng tai hại, nếu sống cũng để lại nhiều di chứng nặng nề. Theo thầy Hoạt, cách cứu chữa và phòng ngừa đột quỵ sau đây rất đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không tốn kém, chỉ mong sao mọi người đều biết để có thể ứng phó kịp thời hoặc ngăn ngừa có hiệu quả.

Xin giới thiệu với quý vị gần xa. Xin cám ơn thầy Nguyễn Tài Hoạt.



                   Biện pháp dân gian chống đột quỵ
-Nếu tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không nói chuyện được, hãy lấy một chiếc kim sạch châm hai dái tai, nặn máu ra liền thì chỉ trong phút chốc người bị đột quỵ sẽ trở lại bình thường.
-Nếu bị tai biến xuội hai tay hoặc chân, nhanh chóng lấy kim châm 10 đầu ngón tay, nặn máu ra liền thì người bị đột quỵ sẽ trở lại bình thường.

                          Toa thuốc chống tai biến
-Hạnh nhân: 10 gam (gr)
-Chi tử: 10gr
-Gạo nếp: 10 hạt
-Tiêu: 10 hột
-Lòng trắng trứng gà: 1 quả
Bốn thứ trên đem đâm nhuyễn, trộn đều; đến tối trước khi đi ngủ trộn thêm lòng trắng trứng gà; sau đó nếu là đàn ông thì xoa vào lòng bàn chân trái, đàn bà xoa vào lòng bàn chân phải; sẽ chống được tai biến

                                                               Hết